Giá của dịch vụ hệ sinh thái được quyết định ở mức mà người mua sẵn sàng chi trả và mức người bán sẵn sàng chấp nhận và giao hàng. Trong thị trường có điều tiết, “sự sẵn sàng chi trả” thường là điều kiện bắt buộc, nhưng trong các hợp đồng PES tự nguyện thì điều này lại được các bên thỏa thuận.
Thỏa thuận có thể gồm nhiều lý do để xác định mức giá, chẳng hạn như:
• Giá trị kinh thếhay định lượng giá trị kinh tế của các dịch vụ theo quan điểm xã hội (cả trực tiếp lẫn gián tiếp)
• Giá trị tài chính là sự kết hợp của:
– Lợi ích tài chính thực sự riêng biệt đối với một chủ thể cụ thể mà có thểước tính được dựa trên chi phí để thay thế một dịch vụ hệ sinh thái nếu nó bị tổn hại hoặc không sẵn có
– Chi phí mà một chủđất tiến hành những thay đổi quản lý tài nguyên cần thiết, chẳng hạn như chi phí trồng cây
– Chi phí phát triển giao dịch bao gồm xây dựng tài liệu cơ bản về hiện trạng dịch vụ hệ sinh thái, xây dựng kế hoạch thay đổi các phương thức nhằm cải thiện chu trình dịch vụ hệ sinh thái theo thời gian…
• Chi phí liên quan của của các giải pháp thay thếchẳng hạn như chi phí xây dựng nhà máy xử lý nước so với chi phí đầu tư vào một hệ thống lọc dựa vào dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
• Giá trị trường hay giá giao dịch phần nào phản ánh những cảm nhận về rủi ro và sự không chắc chắn cũng như vị thếđàm phán hay lợi ích hai bên cùng
được hưởng
• Mức giá trong những hợp đồng tương đương.
Có nhiều yếu tố quyết định mức giá mà người mua sẵn sàng chi trả cho một dịch vụ hệ
sinh thái cũng như mức giá mà người bán sẵn sàng giao hàng. Tất nhiên yếu tố then chốt vẫn là mức độ cạnh tranh giữa cung và cầu.
Người mua có xu hướng tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ với mức giá thấp nhất, mặc dù càng ngày người ta càng quan tâm nhiều hơn đến lợi ích mà các bên đều được hưởng và trả mức giá tối ưu cho hợp đồng PES, chẳng hạn như bảo tồn môi trường sống, giảm nghèo và các yếu tố khác. Ngày càng có nhiều người mua tìm kiếm các hợp đồng có lợi cho cộng đồng xung quanh hoặc hợp đồng được một tổ chức phi chính phủ tin cậy xác nhận, qua đó giảm rủi ro mà giao dịch được gắn cái mác “xanh”. Trong trường hợp đó, trong khi giá cả rất quan trọng, nhưng nó vẫn đứng sau “chất lượng” của sản phẩm hay thậm chí đứng sau cả “câu chuyện” liên quan đến hợp đồng PES.
Trong hầu hết các hợp đồng và thị trường dịch vụ hệ sinh thái, nguồn cung tiềm năng có khả năng vượt xa nhu cầu thị trường, điều đó ám chỉ rằng giá bán sẽ tương đối thấp. Một ví dụđiển hình là thị trường các bon: giá trị thị trường (ví dụ mức giá trả cho một
đơn vị tín dụng đi-ô-xít các bon) thay đổi tùy thuộc người ta giao dịch nó ở thị trường nào, nếu tín dụng các bon được bán vào thị trường Hoa Kỳ, nơi mà sự tuân thủ phần lớn được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, hay được bán vào thị trường Liên minh Châu Âu nơi thị trường luôn có nhu cầu phải tuân thủ Nghịđịnh thư Kyoto. Mức giá này
được quyết định bởi mối tương quan giữa nguồn cung – và chi phí cận biên để bù đắp và đưa nó ra thị trường – và cầu bao gồm chi phí cận biên của lượng khí nhà kính
được giảm phát thải đểđáp ứng giới hạn bắt buộc hay cảm nhận lợi ích quan hệ công chúng của việc mua sự bù đắp tự nguyện.
Trong một số trường hợp (và thường hiếm xảy ra), các nghiên cứu đánh giá có thể giúp tạo ra nhu cầu đối với một dịch vụ. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn các nghiên cứu định giá với giá trị thực của một dịch vụ hệ sinh thái. 1