10. Kết cấu của luận văn
3.3. Vai trò của NVCTXH với SVNT sắp tốt nghiệp
CTXH là một ngành có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau nên Nhân viên CTXH khi tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tƣợng thƣờng phải thực hiện nhiều vai trò khác nhau.
Trong công tác Hỗ trợ việc làm cho SVNT sắp ra trƣờng, Nhân viên CTXH sẽ đảm trách vai trò là hạt nhân gắn kết các nguồn lực với nhau, bao gồm SVNT (đối tƣợng lao động) - trƣờng Đại học (nơi đào tạo) - các doanh nghiệp (nhà tuyển dụng lao động); tham gia vào các quá trình thiết lập và hoàn thiện về chính sách lao động và hỗ trợ việc làm; làm việc với cộng đồng bên ngoài để tìm và kết nối các nguồn hỗ trợ giúp nhóm đối tƣợng SVNT tiếp cận một cách nhanh nhất với việc làm...
Qua quá trình nghiên cứu và làm việc với SVNT sắp tốt nghiệp của trƣờng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thì NVCTXH thấy các vai trò cụ thể mà Nhân viên CTXH cần đảm nhiệm trong quá trình Hỗ trợ bao gồm:
Vai trò người môi giới: Vai trò môi giới của ngƣời Nhân viên CTXH
đƣợc thể hiện trong việc tìm kiếm và cung cấp những chƣơng trình, khóa đào tạo (huấn luyện kĩ năng mềm, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng làm việc nhóm... ) giúp SV nâng cao khả năng tƣơng tác và thích nghi với các môi trƣờng làm việc khác nhau. Đồng thời, Nhân viên CTXH chính là ngƣời kết nối một cách chuyên nghiệp SVNT và trƣờng đại học với doanh nghiệp tuyển dụng lao động dƣới góc độ trƣờng Đại học chính là nơi đào tạo và là nguồn cung cấp lao động (tức SVNT) có quy mô và uy tín.
Vai trò người tạo điều kiện: Nhân viên CTXH góp phần hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thiết lập, tạo điều kiện giúp SVNT tiếp cận một cách
nhanh chóng và hiệu quả với các nguồn lực xung quanh vấn đề việc làm, nhƣ các kỹ năng mềm, nguồn thông tin tuyển dụng, khả năng giải quyết vấn đề khi gặp phải những khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Vai trò người giáo dục: Với SVNT, Nhân viên CTXH đóng vai trò là
ngƣời hỗ trợ họ lập kế hoạch của bản thân trong quá trình tìm kiếm việc làm, đề xuất các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu đó, đề xuất thay đổi các mục tiêu để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, Nhân viên CTXH còn là ngƣời cung cấp những kiến thức giúp SVNT giải quyết và hạn chế những vấn đề về tâm lý và hành vi không mong muốn trong trƣờng hợp họ gặp phải những khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Vai trò tư vấn:Với trƣờng đại học - đƣợc coi là nơi đào tạo và cung cấp nguồn lao động, Nhân viên CTXH đóng vai trò là ngƣời tƣ vấn, thống nhất và tìm ra tiếng nói chung giữa nhà trƣờng và sinh viên, tìm hiểu những nguồn lực mới; tham gia vào tiến trình giáo dục thông qua việc đề xuất những phƣơng pháp giáo dục mới nhƣ bên cạnh việc giảng dạy kiến thức chuyên môn của từng ngành học cụ thể, trƣờng nên lồng ghép những chƣơng trình giảng dạy kỹ năng mềm cho sv nhiều hơn. Bên cạnh đó có thể mở các phòng tham vấn, những chƣơng trình về xây dựng giá trị lập nghiệp cho sv - đây là điều cằn thiết mà nhiều trƣờng còn bỏ ngỏ.
Với Doanh nghiệp - nhà tuyển dụng lao động: Trong công tác hỗ trợ việc làm nhân viên CTXH giúp nhà tuyển dụng có điều kiện tiếp cận đƣợc với nguồn lao động một cách nhanh nhất, qua đó rút ngắn đƣợc thời gian tuyển dụng lao động (điều mà trong thời đại công nghiệp hóa-hiện đại hóa thời gian đƣợc coi nhƣ yếu tố tiên quyết để đi đến thành công)
Vai trò người trung gian, biện hộ cho đối tượng: Nhân viên CTXH đóng vai trò là ngƣời phản ánh một cách trung thực và cụ thể về tình hình và
những khó khăn mà SVNT đang gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm để trụ lại thành phố. Đối tƣợng mà Nhân viên CTXH muốn tác động là cộng đồng, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các nhà hoạch định chính sách xã hội và các cơ quan đoàn thể…