Kinh nghiệm của NVCTXH trong và sau khi tiến hành hỗ trợ

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) (Trang 84)

10. Kết cấu của luận văn

3.4. Kinh nghiệm của NVCTXH trong và sau khi tiến hành hỗ trợ

Quá trình can thiệp của Nhân viên CTXH với TC là những sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận song cũng để lại nhiều kinh nghiệm cho Nhân viên CTXH:

Nhân viên CTXH cần tiến hành trao đổi và lập kế hoạch can thiệp cụ thể hơn với TC. Có nhƣ vậy, quá trình thực hiện các kế hoạch và mục tiêu mới không bị chồng chéo, đảm bảo tiết kiệm đƣợc thời gian và hiệu quả cao trong quá trình can thiệp.

Nhân viên CTXH cũng cần giao những bài tập về nhà nhƣ bài tập hít thở, xây dựng hình tƣợng tích cực nhằm rèn luyện cho trong TC có khả năng thích nghi cao và lấy lại cân bằng nhanh về tâm lý khi phải đƣơng đầu với những căng thẳng, lo lắng và khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

Nhân viên CTXH cần làm phong phú nội dung đào tạo các kỹ năng về xây dựng giá trị lập nghiệp và tổ chức nhiều hơn các buổi đào tạo kỹ năng mềm nhằm tạo sự hứng thú và khả năng áp dụng các kỹ năng đó vào thực tế nhiều hơn cho TC.

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 bao gồm toàn bộ nội dung quá trình can thiệp của Nhân viên CTXH với thân chủ. Quá trình hỗ trợ này đƣợc thực hiện dựa trên nền tảng là những kiến thức thực hành CTXH cá nhân, bao gồm 7 bƣớc:

Tiếp cận thân chủ Xác định vấn đề

Thu thập thông tin Chẩn đoán

Lập kế hoạch can thiệp Triển khai kế hoạch Lƣợng giá

Thực tế, quá trình Hỗ trợ việc làm cho ngƣời lao động nói chung và sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng nói riêng cần một khoảng thời gian dài và đòi hỏi sự tham gia, kết nối của nhiều nguồn lực trong xã hội. Chính vì vậy, trong giới hạn của mình, luận văn chỉ xin chỉ ra vai trò Nhân viên CTXH trong công tác hỗ trợ về tâm lý và cung cấp các điều kiện để SV kết nối một cách nhanh nhất với các nguồn lực có liên quan đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm.Từ những nghiên cứu, phân tích, thƣc hành ở trên, đề tài hƣớng đến đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp cho sinh viên sắp tốt nghiệp của trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ giải quyết đƣợc khó khăn trong quá trình tiếp cận việc làm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đề tài luận văn đã thu đƣợc những kết quả nhƣ sau:

Thứ nhất, thực trạng của công tác hỗ trợ tiếp cận việc làm cho SV ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp của trƣờng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cụ thể về mặt kỹ năng mềm chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ và quan tâm nhiều, chỉ có ít sinh viên cho rằng họ nhận đƣợc sự hỗ trợ về kĩ năng mềm trong quá trình học tập. sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng có những đánh giá tƣơng đối đúng về mức độ cần thiết của các kỹ năng mềm đối với hoạt động tiếp cận và tìm kiếm việc làm, nhƣng trên thực tế sinh viên nhận đƣợc chƣa nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ kỹ năng mềm trong quá trình học tập, từ đó ảnh hƣởng đến việc tiếp cận việc làm của bản thân sinh viên.

Thứ hai, quá trình tiếp cận việc làm của sinh viên ngoại tỉnh trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ gặp nhiều khó khăn ở cả hai giai đoạn: giai đoạn tìm kiếm việc làm khi còn đang là sinh viên và giai đoạn tìm kiếm việc làm khi mới ra trƣờng. Trong cả hai giai đoạn này, những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm cũng có nhiều điểm giống và khác nhau song điểm chung đó chính là sinh viên thiếu nguồn thông tin việc làm đặc biệt là những nguồn thông tin việc làm đáng tin cậy và thiếu các kỹ năng mềm cần thiết. Đây là một trong những vấn đề ảnh hƣởng đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trƣờng hiện nay khi mà họ còn thiếu nhiều yêu cầu của thị trƣờng lao động.

Thứ ba, qua khảo sát cho thấy sinh viên trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có nhu cầu tiếp cận việc làm lớn. Chủ yếu là nhu cầu về việc tiếp cận và nâng cao kiến thức kỹ năng mềm, thông tin việc làm tin cậy, họ đều có những nhu cầu cơ bản về việc tiếp cận việc làm.

Cuối cùng, qua quá trình làm việc với các SV của Trƣờng đã chỉ ra đƣợc vai trò của NVCTXH trong hoạt động hỗ trợ cho nhóm SVNT sắp tốt

nghiệp nói riêng và SV nói chung tiếp cận việc làm.

Với mong muốn hoạt động ―Hỗ trợ tiếp cận việc làm cho sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng đang cƣ trú trên địa bàn thành phố Hà Nội‖ đƣợc thực hiện rộng rãi và đạt đƣợc nhiều thành công, góp phần vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho không chỉ nhóm đối tƣợng sinh viên nghiên cứu mà còn có thể nhân rộng ra các thành phố khác, qua đó góp phần vào quá trình xây dựng & phát triển thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói chung. Sau đây là một số khuyến nghị:

Xây dựng blog/ website thông tin hỗ trợ việc làm cho SV đang, sắp và mới tốt nghiệp ra trƣờng. Bao gồm các thông tin về cung cấp các kỹ năng học tập và làm việc hiệu quả, thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng các ngành nghề mà SV đang học tại trƣờng... Các thông tin này, sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc tổng hợp để xây dựng thành một thƣ viện thông tin ngành nghề phục vụ cho SV. Bên cạnh đó có thể áp dụng hoạt động tƣ vấn tuyển sinh trực tuyến cho những SV cần hƣớng nghiệp (là những SV năm đầu hoặc năm thứ hai) và hỗ trợ việc làm (cho SV năm thứ 3 và SV sắp tốt nghiệp ra trƣờng).

Triển khai xây dựng Phòng Hƣớng nghiệp&Hỗ trợ tiếp cận việc làm tại các trƣờng cao đẳng và đại học trên địa bàn TP Hà Nội.

Nhóm HN& HTTCVL ra đời dựa trên thực tế công tác Hƣớng nghiệp cho sinh viên, thanh niên hiện này còn nhiều hạn chế. Do phần lớn SV-TN hiện nay vẫn còn quan niệm lựa chọn ngành nghề và trƣờng Đại học theo nguyện vọng của gia đình hoặc xu hƣớng chung của xã hội mà ít quan tâm đến sở thích và khả năng của bản thân. Chỉ đến khi bƣớc chân vào trƣờng Đại học, tiếp cận nguồn tri thức chuyên sâu, họ mới nhận ra niềm yêu thích thực sự của mình không nhƣ sự lựa chọn ban đầu. Vì vậy, Nhóm HN&HTTCVL ra đời với mục đích trợ giúp cho SV ngay từ những năm đầu bƣớc chân vào trƣờng đại học. Đây chính là biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng cho công

tác tìm kiếm và hỗ trợ việc làm khi SV tốt nghiệp ra trƣờng, bởi đơn giản là khi SV lựa chọn đƣợc đúng ngành nghề mình yêu thích và say mê thì họ sẽ phát huy đƣợc tối đa khả năng của bản thân, nhờ đó cánh cửa tìm kiếm và lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp sẽ rộng mở hơn rất nhiều.

Bƣớc đầu, Nhóm HN&HTTCVL sẽ thu hút sự tham gia của sinh viên các trƣờng, các hoạt động đƣợc tổ chức nhằm giải quyết vấn đề HN&HTTCVL nội tại của trƣờng, và cùng dự án hỗ trợ hoạt động HN&HTTCVL cho SV. Các hoạt động cụ thể bao gồm: tổ chức và xây dựng các hoạt động hƣớng nghiệp dành cho sinh viên; xây dựng nội dung thông tin hƣớng nghiệp phục vụ công tác hƣớng nghiệp và hỗ trợ việc làm chung; tổ chức các lớp đào tạo kĩ năng mềm cho SV ngay từ khi còn học trong trƣờng Đại học nhƣ Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, phát huy nội lực..., cung cấp các thông tin tuyển dụng việc làm nhằm nâng cao khả năng tƣơng tác của SV trong học tập và cho công việc sau này.

Đối với các nhà hoạch định chính sách, cần xuất phát từ thực tiễn từng địa bàn, phân tích, đánh giá về sự đầy đủ, hợp lý và khả thi của chính sách đào tạo, giải quyết việc làm. Tăng cƣờng sự tham gia, đóng góp của chính quyền, hội đoàn thể ở địa phƣơng để hỗ trợ công tác tạo việc làm và tự tạo việc làm cho thanh niên nói chung và nhóm SVNT sắp ra trƣờng có mong muốn trụ lại thành phố. Ngoài ra, cũng cần tạo ra nhiều mô hình giải quyết việc làm cho thanh niên và SV có hiệu quả ở địa phƣơng, đƣa ra những đề xuất, khuyến nghị cần sửa đổi về chính sách cũng nhƣ trong công tác chỉ đạo, điều hành chính sách đào tạo và việc làm cho thanh niên và sinh viên trong giai đoạn mới.

Tổ chức các chƣơng trình nhƣ ―Ngày hội việc làm‖, ― Ngày hội Lập nghiệp‖ bắt đầu từ chính phạm vi các trƣờng Đại học, sau đó mở rộng phạm vi ra các quận, thành phố với sự tham gia liên kết của chính các trƣờng ĐH- CĐ - là nguồn cung cấp lao động và các tổ chức, doanh nghiệp - là các nhà

tuyển dụng lao động.

Hoạt động chính của chƣơng trình này sẽ bao gồm:

Giới thiệu, tuyển dụng lao động (phát hồ sơ đăng ký tìm việc làm, tổ chức đăng ký tìm việc tại chỗ, tổ chức cho nhà tuyển dụng tiếp xúc với ngƣời lao động là SV của các trƣờng Đại học - cao đẳng; tổ chức phỏng vấn và tuyển dụng lao động tại chỗ…

Tạo sự gắn kết giữa công tác đào tạo với giải quyết việc làm, tổ chức hội thảo: gắn kết đào tạo giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp; tổ chức diễn đàn tƣ vấn hƣớng nghiệp cho SV đang theo học trong trƣờng và giới thiệu việc làm cho những SV sắp, mới và đã ra trƣờng. Bên cạnh đó, thu thâp thông tin, phỏng vấn các chuyên gia nhằm cung cấp, cập nhật cho SV những dự báo về nguồn lao động, việc làm trong thời gian tới...

Ngoài ra là các hoạt động bên lề nhƣ: Chƣơng trình săn học bổng, tƣ vấn chọn nghề, kỹ năng xin việc, giới thiệu những gƣơng vƣợt khó vƣơn lên thành đạt...

Cuối cùng là với hình thức đào tạo tín chỉ thì Sinh viên đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh nên đi làm thêm. Bởi đi làm thêm không chỉ giúp cho sinh viên kiếm thêm thu nhập, có thêm nguồn chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày mà quan trọng nhất đó là nó giúp sinh viên có đƣợc những kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho công việc của bản thân trong tƣơng lai, hình thành cho sinh viên một tính cách tốt đó là tự lập từ sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

1. Lê Chí An(2003), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, ĐH Mở TP Hồ Chí Minh.

2. Đặng Nguyên Anh(2014), Suy thoái kinh tế và những thách thức đối với giải quyết việc làm Thanh niên hiện nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

3. Nguyễn Thị Thu Hà(2005), Công tác xã hội cá nhân, tài liệu giảng dạy Khoa XHH, Đại học Mở,TPHCM.

4. Nguyễn Thị Thu Hà(2000), Phương pháp Công tác xã hội với cá nhân, tài liệu tập huấn Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.

5. Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam( 1997), Tài liệu tập huấn Công tác xã hội, Hà Nội.

6. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Lâm, Sách bỏ túi dành cho Nhân viên xã hội, NXB Đại học Mở- Bán Công TP.HCM.

8. Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

9. Malcolm Payne, Lý thuyết công tác xã hội hiện đại, Nhà xuất bản Lyceum Books, Inc, 5758 S.Blacktone Avenue, Chicago. Ngƣời dịch Ths Trần Văn Khang (Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội).

10. Nguyễn Thị Hồng Nga(2010), Hành vi con người và môi trường xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Oanh(1998), Công tác xã hội đại cương, NXB Đại Học Mở – BC TP.HCM.

12. Lê Văn Phú( 2004), Công tác xã hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội .

13. Peggy Klaus, Sự thật cứng về kĩ năng mềm

14. Phạm Văn Quyết (1998), Xã hội học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Phạm Văn Quyết (2002), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Phạm Văn Quyết- Nguyễn Qúy Thanh(2001), phương pháp nghiên

cứu xã hội học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

17. Mai Thị Kim Thanh (2011), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Đình Tuấn(2010), Công Tác Xã Hội- Lý thuyết và thực hành, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

19. Trung ƣơng Hội sinh viên Việt Nam, (2009), “Mô hình, giải pháp trong công tác Đoàn, Hội và phong trào sinh viên (2003-2008), NXB Thanh niên, Hà Nội.

20. Tổng cục thống kê, (2013), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2012.

21. Viện khoa học và lao động xã hội, (2013), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2013, Hà Nội.

22. Viện khoa học và lao động xã hội, Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam thời kỳ 2000- 2010, Hà Nội.

23. World Bank, (2006), “Báo cáo phát triển thế giới 2007, Phát triển và thế hệ kế cận”, NXB Văn hóa thông tin.

24. Tài liệu Hội thảo “Chính sách việc làm cho thanh niên”

25. Tài liệu Hội thảo “Định hướng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên”

26. Tạp chí “Người đọc sách”, (2006), ―Bài phỏng vấn Ông Đặng Cảnh Khanh nhân dịp cuốn sách ―Xã hội học thanh niên‖ xuất bản‖

27. Hội chợ việc làm - cầu nối giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động

http://vietbao.vn/Viec-lam/Hoi-cho-viec-lam-cau-noi-giua-doanh- nghiep-va-nguoi-lao-dong/30060974/267/

28. “Đô thị hóa và các vấn đề phát sinh” - Mục Tiêu điểm, Bản tin Kinh tế, số 16, ngày 31/08/2008 của Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại giao 29. Ngày hội việc làm - hƣớng nghiệp năm 2009: Cơ hội cho học sinh

chọn trƣờng, chọn nghề

http://www.giaoduc.edu.vn/news/tin-tuc-667/ngay-hoi-viec-lam-huong- nghiep-nam-2009-co-hoi-cho-hoc-sinh-chon-truong-chon-nghe—

136817.aspx

30. Báo Ngƣời Lao Động, (2008) diễn đàn “Văn hóa nghề - Thước đo nguồn nhân lực”, website: ctcd@nld.com.vn

31. ―Nghịch lý trong lao động thanh niên‖ http:// doanthanhnien. vn/ article/XaHoi/12975/1/print/

32. “Sinh viên ngoại tỉnh: Học xong, ở hay về?”, ngày 17/4/2006, bài viết của Báo Thanh niên

33. http://www.lhu.edu.vn/285/17463/Nhung-ky-nang-mem-giup-sinh-vien-moi-ra- truong-thuyet-phuc-nha-tuyen-dung.html 34.http://kenhtuyensinh.vn/diem-mu-cua-sinh-vien-tren-hanh-trinh-xin-viec-lam - 35.http://academy.vn/course/ky-nang-phong-van-xin-viec/ 36.http://daotaokynang.org/khoa-hoc-ky-nang-giao-tiep 37.http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Do-thi-hoa-va-cac-van-de-phat- sinh/20114/78372.vgp

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 - PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho sinh viên)

Nhằm tìm hiểu tâm lý, những khó khăn và nhu cầu của Sinh viên ngoại tỉnh sắp ra trƣờng với vấn đề tiếp cận việc làm và xây dựng giá trị lập nghiệp cho bản thân, thông qua đó, đề xuất những giải pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của công tác Hỗ trợ tiếp cận việc làm cho sinh viên ngoại tỉnh đang cƣ trú trên địa bàn TP Hà Nội và tại trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói riêng. Xin bạn vui lòng cho biết:

1. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên: 2. Giới tính: 3. Tuổi:

4. Sinh viên năm thứ: 5. Ngành học:

6. Quê quán:

7. Địa chỉ liên lạc: 8. SĐT:

2. Xin bạn vui lòng lựa chọn các câu trả lời phù hợp nhất với mình trong các câu hỏi dƣờì đây?

Câu 1. Bạn đã từng tìm kiếm việc làm hoặc đi làm thêm trong thời gian học đại học bao giờ chưa?

o. Đã từng o. Chƣa từng o. Không có ý định

Câu 2. Nếu có, bạn thường gặp phải những khó khăn gì?

o Ở tiền lƣơng

o Công việc không phù hợp o Thông tin về nguồn việc làm

o Sắp xếp thời gian giữa đi học và đi làm

Một phần của tài liệu Hoạt động hỗ trợ sinh viên ngoại tỉnh sắp tốt nghiệp tiếp cận việc làm từ góc nhìn công tác xã hội ( Nghiên cứu nhóm sinh viên ngoại tỉnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)