Cách tích hợp cụ thể trong giờ dạy truyện ngụ ngôn.

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn Ngữ văn 6 (Trang 40)

* Có thể tích hợp lồng ghép trong khi giảng bài. Nghĩa là khi giáo viên dạy đến nội dung nào, có khả năng liên hệ đến kĩ năng sống, giáo viên có thể rút ra kết luận hoặc gợi mở để học sinh nhận thấy kĩ năng sống đó.

Ví dụ:

Khi dạy bài “ Ếch ngồi đáy giếng”, hình ảnh con ếch trong giếng huênh hoang, tự cho mình là chúa tể, coi thường các con vật bé nhỏ như cua, nhái, ốc, lúc nào cúng kêu ồm ộp và tự cho mình là chúa tể, giáo viên có thể liên hệ với cuộc sống thực tế của học sinh trong gia đình. Nếu các em được bố mẹ, ông bà nuông chiều, đôi khi các em cũng tự cho mình là “ chúa tể”, nghĩ mình là giỏi, là to nhất và có những lời nói, hành vi không đúng mực. Điều đó sẽ làm cho ông bà, bố mẹ phiền lòng. Vậy Kĩ năng sống rút ra đó là chúng ta cần nhận thức đúng về bản thân, cần biết vị trí của mình trong gia đình, có cách nói năng, giao tiếp, ững xử phù hợp để mọi người yêu quý. Đó là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhân thức.

* Kĩ năng sống cũng có thể được tích hợp trong phần Luyện tập, củng cố cuối bài. Sau khi đã giảng xong nội dung chính của bài, giáo viên có thể gợi mở để học sinh từ đó rút ra các kĩ năng sống có liên quan.

Ví dụ:

Khi dạy bài: “Thày bói xem voi”, ở phần luyện tập, củng cố, giáo viên có thể cho học sinh làm một bài tập như sau:

- Đứng trước một vấn đề mà mỗi người có một ý kiến khác nhau, ai cũng cho là mình đúng như tình huống trong chuyện, em sẽ làm gì để vừa có thể giải quyết được mục đích của vấn đề, vừa kìm chế được bản thân, lắng nghe ý kiến của người khác và thống nhất kết quả?

( Bằng một số câu hỏi gợi mở), giáo viên có thể giúp học sinh rút ra được những kĩ năng sau:

- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng.

* Tích hợp giáo dục Kĩ năng sống không chỉ sử dụng trong các văn bản truyện ngụ ngôn ở lớp 6, mà còn có thể áp dụng với rất nhiều văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung.

Ví dụ:

- Truyện ngắn “ Lão Hạc” – Ngữ văn 8: Kĩ năng tự nhận thức, các định lối sống có nhân cách, tôn trọng bản thân và người khác.

- Bài “ Nói giảm, nói tránh” – Ngữ văn 7: Kĩ năng giao tiếp

- Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ra quyết định….

* Những kĩ năng sống rút ra qua các truyện ngụ ngôn lớp 6 Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng.

- Kĩ năng giao tiếp: Con ếch trong câu chuyện có thái độ huênh hoang, nghĩ mình là chúa tể, coi thường những con vật bé nhỏ sống xung quanh. Chính thái độ ứng xử này trong giếng đã tạo thành thói quen nên khi ra khỏi giếng, vẫn giữ cách ứng xử, giao tiếp như vậy mà nó đã bị trâu giẫm bẹp. Bài học Kĩ năng rút ra đó là cần có thái độ ứng xử đúng mực, biết cảm thông, quan tâm đến người khác sẽ được mọi người tin tưởng, yêu quý. - Kĩ năng tự nhận thức bản thân: Con ếch chỉ sống trong giếng, thấy mình là lớn nhất nên tưởng là chúa tể, nó không biết rằng trong cuộc sống rộng lớn thì nó chỉ là một con vật bé nhỏ, tầm thường. Vì không biết mình, biết hoàn cảnh nên nó đã phải trả giá đắt. Bài học

Kĩ năng sống rút ra là cần biết mình, hiểu mình, xác định những cảm xúc, nhu cầu, đặc điểm…của bản thân để có cách ứng xử tích cực với cuộc sống.

- Kĩ năng xác định giá trị: Con ếch tự đề cao bản thân, có tính huênh hoang, tự kiêu, nó đã “ phát huy” không đúng lúc tính cách của mình nên phải chết. Bài học Kĩ năng sống là cần xác định điểm mạnh của bản thân để phát huy nhưng cũng phải thấy được điểm yếu của mình để sửa chữa. Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu cần đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo: Cuộc sống không phải lúc nào cũng theo ý muốn của chúng ta, hoàn cảnh đôi khi sẽ đẩy chúng ta đến những vấn đề phức tạp, lúc này cần suy nghĩ để tìm ra cách thích ứng và giải quyết tốt nhất chứ không như con ếch khi ra khỏi giếng, không suy nghĩ, giữ cách sống bảo thủ mà phải mất mạng. Bài học Kĩ năng sống rút ra là cần thích ứng nhanh với môi trường sống mới, mà muốn thích ứng được thì phải suy nghĩ, tư duy, sáng tạo.

Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi

- Kĩ năng giao tiếp: Năm ông thầy bói vì không biết lắng nghe nhau, ai cũng cho là mình đúng và người khác sai nên cuối cùng đánh nhau toác đầu chảy máu mà hình thù con voi vẫn chưa tường tận. Bài học Kĩ năng sống rút ra đó là khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia sẻ,bày tỏ quan điểm của mình nhưng khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột mới đạt được kết quả giao tiếp tốt.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Trong cuộc tranh luận và miêu tả con voi, thầy bói nào cũng cho là “con voi” của mình là đúng, vì không kiềm chế được bản thân nên cuộc xô xát đã diễn ra. Bài học Kĩ năng đó là cần kiềm chế bản thân, tích cực học hỏi để nâng cao tri thức cho tương xứng với công việc, biết giữ mình để tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận từ mọi người.

- Kĩ năng hợp tác: truyện Thày bói xem voi là một trong những bài học về sự hợp tác. Rõ ràng, mỗi thầy chỉ xem có một bộ phận của con voi, nếu biết “ ghép” lại với nhau thì sẽ ra một con voi hoàn chỉnh, nhưng vì thiếu sự hợp tác nên không đạt được mục tiêu là biết con voi, lại còn dẫn đến mất đoàn kết. bài học Kĩ năng sống là cần bắt tay nhau trong công việc, vì một mục đích chung, biết đưa ra ý tưởng của bản thân nhưng cũng cần lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỉ, cố chấp.

- Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Sự căng thẳng sẽ làm người ta mất tập trung vào công việc hoặc hủy diệt một phần cuộc sống. Trong truyện năm ông thầy bói cố chấp, tranh cãi nhau dẫn tới căng thẳng và cuối cùng là xô xát, đánh nhau. Bài học Kĩ năng sống rút ra được đó là cần có cái nhìn tích cực hơn, biết kiềm chế bản thân, suy nghĩ tích cực để giảm bớt căng thẳng, thậm chí có thể lựa chọn cách rút lui, chuyển hướng suy nghĩ, thương lượng, tâm sự với người khác …để giải tỏa.

- Kĩ năng thương lượng: Sự cố chấp, ai cũng cho là mình đúng còn các thầy khác đều không đúng, không phải nên năm ông thầy bói cuối cùng vẫn chả biết được con voi. Kĩ năng thương lượng rút ra qua truyện đó là cần biết lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người đối diện, cần có thái độ mềm mỏng, sáng suốt và trong từng trường hợp cụ thể cũng cần có tính quyết đoán.

Truyện ngụ ngôn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

- Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng này rất cần thiết khi làm việc trong một tập thể. Biết cách ứng xử phù hợp, biết lắng nghe nhau và đặc biệt là cảm thông, hiểu và chia sẻ với nhau sẽ dễn đến giao tiếp hiệu quả. Tránh trường hợp cắt đứt cuộc giao tiếp như khi bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đến nhà lão Miệng, không cho lão kịp hỏi han, giải thích.

- Kĩ năng nhận thức: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai hiểu về công việc của mình, thấy sự vất vả của mình nhưng lại không biết rõ gốc rễ vấn đề đó là lão Miệng là người

giúp duy trì sự sống cho tất cả. Biết mình, nhưng không biết người, không biết hoàn cảnh thì cũng sẽ gây hậu quả. Bài học Kĩ năng sống đó là cần hiểu bản thân, biết đặc điểm, tính cách, thói quen của mình một cách tường tận, biết mình và biết người.

- Kĩ năng xác định giá trị: Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay thấy được giá trị của mình, nhưng lại không biết mình có thể sống và phát huy được giá trị ấy là nhờ đâu nên đã hành động sai lầm. Vì vậy Kĩ năng sống cần rút ra đó là phát huy cái tốt, phê phán và sửa chữa cái sai, cái xấu.

- Kĩ năng ra quyết định: Vì không hiểu hết về lão Miệng nên bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đã quyết định hồ đồ, sai lầm đó là không làm cho lão Miệng ăn, cuối cùng chính vì quyết định ấy mà họ đã là những người đầu tiên phải gánh hậu quả. Bài học kĩ năng sống là cần thu thập thông tin để hiểu rõ vấn đề, đưa ra các giải pháp và cân nhắc các giải pháp trước khi quyết định bất cứ vấn đề nào.

- Kĩ năng hợp tác: Các bộ phận trên cơ thể cũng giống như con người trong cuộc sống, cần phải nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Nếu thiếu kĩ năng hợp tác, không biết cùng làm việc, cùng hướng đến một mục đích, nếu suy bì, tị nạnh, ích kỉ thì sẽ thất bài. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết, đó là bài học về hợp tác.

- Kĩ năng thương lượng: Một trong những nguyên tắc của thương lượng đó là nhân nhượng và đặt mình vào vị trí của người khác. Trong truyện, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai chỉ nhìn thấy cái sung sướng của lão Miệng mà không biết rằng đó cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng. Vì vậy cần lắng nghe nhau, hiểu nhau, biết chia sẻ và nhân nhượng, luôn sáng suốt và không ích kỉ.

Truyện ngụ ngôn: Đeo nhạc cho mèo

- Kĩ năng đặt mục tiêu: Mục tiêu phải có tính thực tế, không quá xa với so với sức của chúng ta, tức là phải có nguồn lực đảm bảo đó là kĩ năng đặt mục tiêu. Như vậy trong

trường hợp này, họ hàng nhà chuột có mục tiêu, cũng sắp xếp, bàn bạc vạch định kế hoạch để thực hiện mục tiêu nhưng quan trọng là mục tiêu lại quá viển vông, không thể thực hiện được.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo: Họ hàng nhà chuột bàn bạc một kế hoạch để chống lại mèo, nhưng kế hoạch viển vông, hơn nữa cách thực hiện kế hoạch, tìm giải pháp lại rơi vào thế bí, người đeo nhạc đùn đẩy cho nhau, cuối cùng anh Chù ì ạch, nhút nhát phải “ gánh vác” việc làng. Bài học Kĩ năng sống rút ra là: Cần có cách thức, phương pháp tối ưu, tìm những con đường dễ nhất để đi mới có thể đạt được những kế hoạch sống nhất định.

- Kĩ năng nhận thức: Chuột sinh ra là sợ mèo, điều đó không thể thay đổi vì đó là quy luật của tạo hóa, chính vì thế họ hàng nhà chuột bàn cách chống lại mèo là một điều viển vông. Kĩ năng nhận thức giúp chúng ta biết mình là ai trong cuộc sống, là ai đối với người đối diện để không hành động ngu ngốc như bầy chuột trong truyện.

- Kĩ năng từ chối: Khi anh Chù bị đẩy cho nhiệm vụ phải đeo chuông vào cổ mèo, nó đã không biết từ chối, lo lắng, sợ hãi nhận nhiệm vụ nên cuối cùng chưa thực hiện được nhiệm vụ đã thất bại. Bài học về kĩ năng từ chối đó là hãy nói “ không” với những đề nghị mà chúng ta không thích, không thể làm được với một thái độ kiên quyết.

Như vậy để một tiết dạy học Ngữ văn nói chung, tiết dạy truyện ngụ ngôn lồng ghép nội dung giáo dục Kĩ năng sống nói riêng thành công đòi hỏi người giáo viên phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp mới vào từng bài soạn, từng tiết dạy cụ thể:

1. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho môn mình dạy, tích hợp Kĩ năng sống trong bài nào? Tiết nào?

2. Trên cơ sở sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp theo đúng chuẩn kiến thức – kĩ năng, bám sát vào đặc trưng bộ môn, bám sát yêu

cầu, nguyên tắc tích hợp không được biến giờ dạy ngữ văn thành tiết Hoạt động ngoài giờ hay ngoại khóa về Kĩ năng sống.

3. Giáo viên không ngừng tìm tòi, tham khảo tài liệu để thiết kế một hệ thống câu hỏi hợp lí nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

4. Trong bài soạn cần xác định rõ nội dung cần tích hợp, tích hợp trong phần nào của bài, liên hệ cụ thể như thế nào cho hợp lí và có hiệu quả.

5. Giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt từng kiểu bài, đa dạng hóa các kiểu dạy học, các kĩ thuật dạy học phù hợp.

6. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học Ngữ văn sinh động, không nhàm chán.

*******************

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn Ngữ văn 6 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w