Xung đột trong truyện ngụ ngôn.

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn Ngữ văn 6 (Trang 25)

3. Đặc điểm thi pháp truyện ngụ ngôn 1 Nhân vật

3.4. Xung đột trong truyện ngụ ngôn.

Trong truyện cổ tích, xung đột của nhân vật được biểu hiện thông qua hành động. Đó là sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt với cái xấu. Xung đột tiêu biểu trong truyện ngụ ngôn là xung đột giữa cái đúng với cái sai, cái chân lí với cái ngụy lí. Xung đột trong truyện ngụ ngôn biểu hiện ở lí lẽ hành động, triết lí ứng xử của nhân vật.

Truyện ngụ ngôn Con hươu chỉ có 1 nhân vật, nó không có mâu thuẫn hay xung đột với bất kì con vật nào khác ngoài chính bản thân nó. Con hươu tự hào với cặp sừng đồ sộ của mình vì cho rằng nó đẹp. Bị sư tử vồ vì cặp sừng vướng vào cây không chạy thoát được. Lúc đó chân lí mà nó nhận ra: “những người có thể cứu mình thì mình nghĩ là họ

tồi, yếu ớt còn những kẻ làm mình mất đời thì mình lại từng thích thú.” Đây là loại xung đột nằm sau hành động.

Cũng có loại truyện ngụ ngôn có hai nhân vật (loại này khá phổ biến). Xung đột giữa các nhân vật là xung đột vốn có (sói và cừu, gấu và ong mật, sư tử và các con vật khác…), hoặc cũng có thể giữa chúng vốn không có quan hệ thù địch (thỏ và rùa, công và sếu, cáo và sói…). Nhưng dù có mâu thuẫn trước hay không thì xung đột cũng biểu hiện qua những lí lẽ hành động.

Ví dụ: truyện Sói và dê xung đột giữa sói và cừu là xung đột vốn có nhưng vẫn thể hiện ở mặt lí lẽ. Lí lẽ của sói chỉ là ngụy biện và dê luôn nhìn ra được mặt trái của lời dụ dỗ ngon ngọt. Từ đó rút ra được một chân lí trong cuộc sống: “chẳng ai cho không ai cái gì”.

Ngoài ra, xung đột trong truyện ngụ ngôn còn được thể hiện dưới dạng xung đột giữa tác giả (hoặc người sử dụng truyện) với nhân vật trong câu chuyện. (xem ví dụ trong giáo trình).

Xét đến cùng, xung đột trong truyện ngụ ngôn đều phản ánh xung đột xã hội. Đó là xung đột giữa người bị áp bức với kẻ áp bức được khái quát từ những kinh nghiệm đấu tranh xã hội. Đặc điểm chung của truyện ngụ ngôn là đều lấy hình ảnh những con vật to khỏe làm biểu tượng của kẻ mạnh, những con vật nhỏ bé nhưng đông dảo, nhanh nhạy và thông minh làm biểu tượng của kẻ yếu.

Xung đột trong truyện ngụ ngôn cũng có thể phản ánh cái tốt và cái xấu trong xã hội. Sự đúng sai thông thường không phải là đặc trưng ở một giai cấp nào nên việc đi tìm đúng sai sau những hành vi ứng xử của nhân vật ngụ ngôn là không nhất thiết.

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn Ngữ văn 6 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w