Cách tích hợp giáo dục Kĩ năng sống khi dạy truyện ngụ ngôn

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn Ngữ văn 6 (Trang 38)

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ

thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học và cấp THCS. Trước đó, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy. Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp trong xây dựng nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn không đặt ra nữa. Bài toán đang đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở THCS nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn.

Kỹ năng sống là một trong ba cái đích (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà mỗi môn học cần đạt được đặc biệt là môn Ngữ văn ở trường THCS. Quan điểm giáo dục phát triển toàn diện được trình bày trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Trong lĩnh vực giáo dục, điều này khẳng định trong luật giáo dục năm 2005: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Muốn hoàn thánh mục tiêu này, cần thiết phải tích hợp lồng ghép kĩ năng sống trong các môn học, nhất là với môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn Ngữ văn 6 (Trang 38)