- Truyện kể về một con ếch, sống trong môi trường có giới hạn nên hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang. Khi thay đổi môi trường sống mà vẫn giữ thói cũ, nó bị một con trâu dẫm bẹp.
- Sử dụng nghệ thuật kể chuyện ngụ ngôn: Mượn câu chuyện nhỏ về loài vật để đưa ra bài học rất có ý nghĩa đối với con người.
- Truyện có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
b. Bài học
Kể câu chuyện về con ếch, tác giả dân gian muốn gửi gắm người đọc những bài học trong cuộc sống, trong ứng xử để có được những kinh nghiệm hay.
- Trước hết đó là bài học về tinh thần học hỏi. Dù cho môi trường sống có hạn hẹp, có những giới hạn khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải biết nhìn xa, trông rộng, đừng như con ếch kia, không có được những hiểu biết cần có, để có được một kết cục không được tốt đẹp.
- Thứ hai, đó là bài học về tính cách. Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng chung quanh mình. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo phải trả giá đắt, có khi là tính mạng của chính mình.
4.2: Truyện Thầy bói xem voi
- Truyện kẻ về năm ông thầy bói xem voi. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi rồi cãi nhau, chẳng ai chịu ai, cuối cùng đánh nhau vỡ đầu chảy máu. Câu chuyện cho ta bài học về cách xem xét, đánh giá, nhìn nhận sự việc.
- Mượn một câu chuyện nhỏ, kể một cách ngắn gọn nhưng khiến người đọc phải suy ngẫm, từ đó rút ra bài học sâu sắc.
- Sử dụng yếu tố gây cười ( sờ voi,cách phán về voi, so sánh voi với các đồ vật quen thuộc, cãi nhau, đánh nhau) để giúp người đọc nhận thức được sự chủ quan, phiến diện trong việc tìm hiểu thế giói xung quanh bị đem ra làm trò cười cho thiên hạ.
b. Bài học
Từ chuyện “xem voi” của năm ông thầy bói, tác giả dân gian muốn nhắn gửi tới người nghe một bài học:
- Muốn hiểu đúng về bản chất các sự việc, hiện tượng trong thế giới xung quanh, cần xem xét toàn diện, tranh thái độ chủ quan, phiến diện.
- Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó, phù hợp với mục đích xem xét để có kết luận chính xác.
4.3: Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
a. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật
- Qua câu chuyện về sự bất hòa giữa năm nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng tác giả dân gian muốn nêu ra bài học: Trong một tập thể mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại. Do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng sức lao động của nhau.
- Tác giả khéo léo tưởng tượng ra câu chuyện về mối quan hệ gữa các bộ phận trong cơ thể để nêu ra bai học có ý nghĩa.
- Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, sự quan sát, miêu tả đúng với đặc điểm từng bộ phận của cơ thể.
b. Bài học
Câu chuyện về mỗi bất hòa giữa các bộ phận trong cơ thể là một câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc. Các nhân vật trong truyện chính là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa các cá thể với tập thể ( ở đây lại là một tập thể gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau). Qua truyện, tác giả dân gian giúp người nghe thấy được:
- Ở đời, mỗi người có một vị trí, vai trò riêng trong cộng đồng. Tuy khác nhau về nhiệm vụ nhưng tất cả đều có mỗi liên hệ, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Trong cộng đồng, quan hệ giữa các thành viên vừa là bổ sung vừa là hỗ trợ cho nhau nên không được ghen tị hay coi thường công sức của người khác. Nếu ghen tị, có thể hại mình và hại tập thể.
4.4: Truyện Đeo nhạc cho mèo
a. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật
- Truyện kể về việc làng chuột mở cuộc họp, bàn về cách chống lại mèo. Cuộc họp diễn ra rất sôi nổi, nhưng đến khi đeo nhạc cho mèo thì ai cũng chối, đùn đẩy cho nhau. Ông cống đùn cho anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chuột Chù. Rốt cuộc chuột Chù, vì không chối vào đâu được nữa mà cũng không biết đẩy cho ai, nên đành phải nhận. Câu chuyện cho ta bài học về việc phải cân nhắc điều kiện, khả năng thực hiện trước một công việc, đồng thời cũng phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống, sợ chết.
- Mượn truyện về loài vật bé nhỏ để đưa ra một bài học sâu sắc về cách sống, cách ứng xử trước công việc cũng như rèn luyện tính cách cho mỗi người.
- Truyện miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột ( thông qua cuộc họp của hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ tính cách của từng nhân vật).
b. Bài học
Câu chuyện nêu lên những bài học ở đời:
- Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù tốt đến mấy nhưng không thể thực hiện được trong thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, sáng kiến viển vông, không có giá trị.
- Thứ hai, người thực hiện kế hoạch phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu chỉ đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm, bắt một ai đó phải nhận thì dù kế hoạch có tính thực tiễn cũng chưa chắc đã thực hiện được.
- Thứ ba, một hội đồng toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác chỉ có thể là hội đồng chuột, rất dễ đi đến những quyết định ảo tưởng, phi thực tế.