Phương pháp giáo dục Kĩ năng sống

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn Ngữ văn 6 (Trang 35)

Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.

Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua học tập – sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết.

Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, giáo viên cần từng bước một giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua từng bài dạy, thông qua các hoạt động ở trường, ở lớp.

Giáo dục kỹ năng sống không phải là để nói cho trẻ biết thế nào là đúng thế nào là sai như ta thường làm. Cũng không phải là rao truyền nhưng lời hay ý đẹp để chúng vào tai này rồi ra tai kia. Các phương pháp cổ điển như giảng bài, đọc chép sẽ thất bại hoàn toàn vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn.

Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau. Quyết định phải phát xuất từ trẻ. Vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống. nội dung phải phát xuất từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng. trẻ phải tham gia chủ động vì có thế trẻ mới thay đổi hành vi.

Do đó nhiều phương pháp được áp dụng để đem lại những điều kiện trên như sinh hoạt hay thảo luận theo nhóm, theo cặp, động não, sắm vai, phân tích tình huống, tranh luận. trò chơi, huy động tối đa nghe, nhìn, vận động… trẻ không chỉ thực tập thực hành trong khi học mà còn làm bài tập ở nhà, đi thực đia tham gia các phong trào, các dự án… ví dụ học về môi trường, trẻ có thể đi du khảo, tham gia làm sạch đường phố…học về trật tự an toàn giao thông, trẻ có thể bày những trò chơi về luật đi đường, quan sát tình hình giao thông rồi nhận xét. Dưới đây là một số phương pháp tiêu biểu:

Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp có ít để (lôi ra) một danh sách các thông tin.

- GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.

- Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát, trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp trẻ dễ hoà nhập vào cộng động nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.

7.2. Thảo luận nhóm

Như bản thân tiêu đề của phương pháp đã ngụ ý thực chất của phương pháp này là để học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài học đồng thời cũng phát huy được kĩ năng giao tiếp, hợp tác, ra quyết định….

7.3. Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này và hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Qua đó học sinh có thể

7.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống (hay nghiên cứu các trường hợp điềnhình) hình)

Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống “ thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng cátset mà không phải trên dạng chữ viết. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản. Phương pháp này giúp học sinh rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định hay hợp tác…

7.5. Phương pháp trò chơi

Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

Cùng với học tập, giao lưu với bạn bè, vui chơi cũng là một nhu cầu của thanh thiếu niên học sinh. Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: nếu biết tổ chức cho thanh thiếu niên vui chơi một cách hợp lí, lành mạnh thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, lớp trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn được hình thành nhiều phẩm chất và hành vi tích cực. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng như là một phương pháp dạy học quan trọng về kĩ năng sống như kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, làm chủ bản thân…

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn Ngữ văn 6 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w