Củng cố các mối quan hệ tài chính

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Bibica (Trang 110)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp về những hoạt động liên quan đến thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động và tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa.

Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua, cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh và đầu tư có hiệu quả, tình hình quản lý tài chính tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong năm 2013 lại xuất hiện một số vấn đề như: lượng hàng tồn kho tuy có giảm những vẫn cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, các khoản phải thu khác cao, giá vốn hàng bán và một số chi phí khác tăng. Nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa tạo lập và duy trì được mối quan hệ với thị trường tiêu thụ, thị trường hàng hoá dịch vụ… Vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là: công ty phải kịp thời có bện pháp củng cố mối quan hệ với các thị trương này. Do đó để công ty tiếp tục phát triển bền vững, để giải quyết vấn đề trước mắt và lâu dài của công ty, em xin nêu ra một số giải pháp để củng cố các mối quan hệ tài chính của công ty.

Củng cố mối quan hệ tài chính giữa công ty với nhà nước.

Mối quan hệ này phát sinh trong quá trình phân phối và tái phân phối Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua các khoản thuế mà công ty có nghĩa vụ phải nộp cho NSNN. Và ngược lại các chủ trương, chính sách tài chính vĩ mô của nhà nước sẽ tác động đến quá trình thành lập và hoạt động của công ty. Như trên đã phân tích, trong thời gian vừa qua công ty đã duy trì được mối quan hệ này chưa được tốt. Số thuế còn phải nộp trong năm 2013 là 15.140 triệu VNĐ, tăng 3.449 triệu VNĐ so với năm 2012.

Để củng cố mối quan hệ với nhà nước, công ty phải nộp đầy đủ, đúng kỳ hạn và nhanh chóng giải quyết thuế còn ứ đọng để tạo sự tin tưởng với nhà nước. Bên cạnh đó, còn phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của hiến pháp và pháp luật, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước và cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội , đặc biệt là tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người lao động.

Củng cố mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính.

Công ty thực hiện quá trình trao đổi mua bán các sản phẩm nhằm thoả mãn mọi nhu cầu về vốn của mình. Trong quá trình đó công ty luôn phải tiếp xúc với thị

trường tài chính, thông qua thị trường này để tìm kiếm các nguồn tài trợ khác nhau. Mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính là mối quan hệ tương hỗ nhau. Trên thị trường này, công ty có thể tạo được nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn để tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn. Đối với nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng thì công ty có thể đầu tư chứng khoán để kiếm lời. Ngược lại, thị trường tài chính cần đến các doanh nghiệp vì đó là nơi hoạt động kinh doanh và sinh lãi của thị trường tài chính.

Để củng cố mối quan hệ này, công ty cần phải tạo lập được tiềm năng tài chính vững mạnh để thuận lợi cho việc huy động vốn. Để làm được điều này, công ty cần phải tìm các biện pháp giảm thiểu các khoản nợ đang tồn đọng, tiến hành đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với điều kện cụ thể của công ty. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng và ban hành các quy định đầu tư tài chính hợp lý.

Các nhà quản lý tài chính cần phải chú ý đến các vấn đề sau: Tính toán cân nhắc cơ cấu vốn cho thật hợp lý.

Nghiên cứu xem nên vay từ nguồn tài trợ nào sao cho chi phí thấp nhất - hiệu quả nhất, thuận lợi cho hoạt động của công ty nhất.

Đồng vốn lên đầu tư như thế nào, lĩnh vực nào và khi nào…để đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

Củng cố mối quan hệ giữa công ty với các thị trường khác.

Với tư cách là một chủ thể kinh doanh, công ty quan hệ với thị trường cung cấp đầu vào và thị trường cung phân phối đầu ra. Đó là thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động…Thông qua các thị trường này, công ty có thể xác định được nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Trên cơ sở đó, công ty xác định được số tiền đầu tư cho kế hoạch sản xuất kinh doanh , tiếp thị, quảng cáo, …nhằm thoả mãn các nhu cầu thị trường và công ty thu được lợi nhuận tối đa với lượng chi phí chi ra là thấp nhất, công ty luôn luôn đứng vững và liên tục phát triển trong môi trường cạnh tranh. Như vậy, việc duy trì tốt mối quan hệ với các thị trường này khá quan trọng trong tình hình của công ty hiện nay .

Công ty cần phải thiết lập mối quan hệ với thị trường đầu vào với mục tiêu giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để giảm giá vốn hàng bán, tăng khả năng cạnh tranh của công ty, đảm bảo công ty có đủ sức mạnh về tài chính duy trì hoạt động sản xuất vững mạnh và đi lên. Thực tế cho thấy giá cả thị trường đầu vào hiện nay rất đắt. Vì vậy, mà công ty cần phải giữ mối quan hệ làm ăn với các nhà cung cấp uy tín từ trước của công ty và thiết lập mối quan hệ với bạn hàng mới có chính sách ưu đãi cho công ty. Để từ đó có được những đầu vào với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo, tiết kiệm chi phí giá vốn hàng bán, giảm chi phí phát sinh không cần thiết.

Xuất phát từ thực trạng của công ty trong năm 2013 lượng hàng tồn kho tuy có giảm so với 2012 nhưng vẫn còn khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Vì vậy công ty cần thiết lập mối quan hệ với thị trường tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu giảm bớt hàng tồn kho và tránh ứ đọng vốn. Do vậy trong thời gian tới, công ty cần phải tập trung đầu tư vào những khâu, những điểm tiêu thụ có hiệu quả, thực hiện hình thức chiết khấu cho người mua với số lượng lớn, thanh toán ngay. Công ty cần thực hiện tốt công tác nghiên cứu, thăm dò, thâm nhập thị trường với mục đích đánh giá khái quát về khả năng và tiềm năng phát triển của công ty ở giai đoạn thị trường đó, để từ đó đưa ra các quyết định lựa chọn thị trường và có chiến lược phù hợp.

Đối với thị trường lao động, Công ty phải xây dựng cho mình các tiêu chuẩn và đưa ra các chính sách về tuyển dụng nhân sự. Với đặc điểm là một công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, công ty cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo để năng cao tay nghề cho công nhân viên, để đảm bảo cho họ có đầy đủ năng lực về trình độ và lý luận để tiếp nhận những tiến bộ về công nghệ không ngừng thay đổi như hiện nay. Ngoài ra công ty nên xây dựng chế độ khen thưởng và xử phạt hợp lý, để động viên khuyến khích công nhân viên tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho họ hăng say vào công việc, đồng thời cũng nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho công ty.

Củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.

Biểu hiện của quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong công ty. Đây là các quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh với nhau, Giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn…Các mối quan hệ này được biểu hiện thông qua chính sách tài chính của công ty, như:

- Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động - Chính sách chia lãi cho các Cổ Đông

- Chính sách cơ cấu nguồn vốn - Chính sách đầu tư và cơ cấu đầu tư

Về chính sách phân phối thu nhập cho người lao động, được thể hiện thông qua chế độ lương thưởng. Do đó để củng cố mối quan hệ này công ty cần phải xây dựng được chế độ lương thưởng hợp lý, để vừa tạo động lực làm việc vừa tạo sự bình đẳng trong công ty. Bên cạnh đó cần phải nâng cao mức thu nhập theo doanh thu cho cán bộ công nhân viên kinh doanh.

Về chính sách cơ cấu nguồn vốn, ta thấy vốn của công ty chủ yếu được tạo thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, công ty ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, công ty phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý.

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Bibica (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)