Hạn chế
- Về khoản nợ phải trả: Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Bibica thấp, có vẻ như công ty đã quá thận trọng trong tài chính. Công ty cần xem xét lại vấn đề này vì việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi thế ví dụ như được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.
- Về hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản (10,88%) làm tăng chi phí lưu kho, làm giảm tỷ số thanh toán nhanh.
- Về các khoản phải thu: Các khoản phải thu của Bibica chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ, điều này nói lên công ty bị chiếm dụng vốn tương đối nhiều. Công ty cần cố gắng hơn nữa để đôn đốc khách hàng trả nợ.
- Về chi phí bán hàng: Năm 2013 Chi phí bán hàng tăng 22,18%, trong khi doanh thu chỉ tăng 12,8% cho thấy chính sách bán hàng của công ty chưa hiệu quả, công tác quản lý chi phí bán hàng ngày càng yếu dần, hiệu quả quản lý các khoản chi phí bán hàng càng thấp. Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn chi phí bán hàng nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Hệ số sinh lời của tổng tài sản năm 2013 đạt 5,4% tăng 2,4% so với 2012. Tuy nhiên qua 3 năm hoạt động hệ số ROA mà công ty tạo ra vẫn thấp hơn năm 2011, điều này cho thấy Bibica sử dụng không hiệu quả tài sản của công ty, làm cho tài sản của công ty không phát huy được tác dụng. Nhìn nhận điều này công ty cần phải có biện pháp để nâng cao tỷ số này trong thời gian tới.
- Trong suốt năm 2013, trong các kỳ họp Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị và Ban điều hành đã không đề cập, thảo luận về định hướng đầu tư dự án Hưng yên giai đoạn 1. Việc chưa quyết định được đầu tư sản phẩm gì, và mức đầu tư ra sao với dự án Công ty ở Miền Bắc đã làm chậm lại tiết độ đầu tư của dự án mặc dù Công ty đã phải tốn gần 30 tỷ chi phí để có được hiện trạng hạ tầng dự án như hiện tại.
Nguyên nhân
- Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn với nền kinh tế và các doanh nghiệp ngành bánh kẹo khi mà khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ trong khu vực ngân hàng và ngành Bất động sản vẫn đè nặng lên các ngành sản xuất. Từ đó, kéo theo sức cầu tiêu dùng giảm. Ở thị trường quốc tế, nhiều nền kinh tế vẫn chịu ap lực bị suy thoái và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil…đều có nguy cơ giảm mức độ tăng trưởng, và thậm trí rơi vào suy thoái.
- GDP của Việt Nam kết thúc năm 2013 tăng trưởng 5,4%, ở mức thấp trong vòng 4 năm gần đây, dù có cải thiện hơn chút ít so với năm 2012. Trong khi đó, CPI ở mức 6,08% so với 6,81% của 2012, cũng tạo ra quan ngại cho khả năng giảm phát của nền kinh tế, khi mà sức cầu chung kém đi.
- Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, bánh kẹo nhập ngoại tăng trưởng cao với tâm lý chuộng ngoại của người tiêu dùng, gay gắt nhất vẫn là phân khúc dòng sản phẩm cao cấp.
- Chi phí phục hồi dây chuyền Lotte Pie do hỏa hoạn tháng 5/2011 rất lớn (Khoảng 154 tỷ đồng) đến nay vẫn chưa được Bảo hiểm PVI chấp thuận bồi thường, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn và chi phí tài chính của Công ty trong năm 2013, đặc biệt trong các kế hoạch đầu tư lớn. Mức chênh lệch sau khi thương thảo bồi thường (nếu phát sinh) sẽ còn có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong năm 2014.
- Nửa đầu năm 2013, Công ty chịu ảnh hưởng nhiều vì sự biến động đội ngũ bán hàng, đặc biệt là bán hàng miền Bắc (Nghỉ việc 38 người: trong đó ASM 1, ASM 5, GSBH 32 người). Việc thay mới đội ngũ bán hàng Miền bắc đã làm doanh thu của BBC vào nửa đầu 2013 bị ảnh hưởng doanh thu Quý 2/2013 giảm 9,3% so với cùng kỳ.
- Hoạt động Marketing yếu với chi phí cho Marketing là rất nhỏ (0.3%). Bên cạnh đó, công ty còn thiếu chiến lược Marketing rõ ràng tổng thể và cho dòng sản phẩm chủ lực.
- Hoạt động cung ứng của cả hệ thống còn chậm, và còn phản ứng chưa linh hoạt khi yêu cầu thị trường thay đổi. Cuối năm 2013, khi nhu cầu thị trường cho một số dòng bánh kẹo và sản phẩm tăng cao đột biến, cả hệ thống của công ty đã phải rất vất vả để đáp ứng nhu cầu đó, nên không hoàn toàn tận dụng được cả cơ hội tốt để tối ưu hóa lợi nhuận.
CHUƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
3.1 Định hƣớng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới.
Dù đang phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế, nhưng 4 năm nay, Bibica vẫn liên tục mở rộng đầu tư. Từ việc xây dựng dây chuyền sản xuất bánh Choco Pie tại nhà máy Bibica miền Đông cho đến việc xây dựng nhà máy mới ở Hưng Yên. Tất cả đều nhằm mục đích đưa Bibica trở thành thương hiệu bánh kẹo dẫn đầu thị trường.
- Tầm nhìn của Công ty đến năm 2018 sẽ trở thành đơn vị dẫn đầu ngành bánh kẹo Việt Nam. Để đạt được điều đó, Bibica phải tăng quy mô, tăng điểm bán hàng và độ phủ
+ Doanh thu : 2.500 tỷ đồng
+ Thị phần : 15%
- Sứ mạng:
+ Lợi ích người tiêu dùng: Giá trị dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm + Lợi ích xã hội: Mang đến 1000 xuất học bổng, 100 phòng học
- Kế hoạch 3 năm 2014 – 2016:
Năm 2014
Doanh thu 1.250 tỷ tăng 19%, thị phần 11%
Năm 2015
Doanh thu 1.600 tỷ tăng 28%, thị phần 12%
Năm 2016
Doanh thu 2.010 tỷ tăng 26%, thị phần 13%
Sản xuất
- Cải tiết chất lượng sản phẩm LottePie
- Ứng dụng sản xuất kem nấu cho bánh Pie
- Nâng cao chất lượng sản phẩm bánh goody và chất lượng hương trong kẹo. - Tăng năng suất sản xuất Hura Deli lên 20%
Sản xuất
- Kết hợp sản xuất bột sắn tươi với dây chuyền nha.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo mềm hoàn chỉnh.
- Nâng công suất dây chuyền swissroll tăng 50%.
Sản xuất
- Đầu tư và khai thác dây chuyền sản xuất bánh tại Hưng Yên với công suất 20 tấn/ngày.
- Đầu tư và khai thác dây chuyền sản xuất Creal bar tại Hưng Yên với công suất 500kg/giờ.
- Nghiên cứu đưa dòng kẹo
thảo dược vào sản xuất - Nâng công suất dây chuyền bánh trung thu nướng tại nhà máy Biên Hòa tăng 50%.
Sản phẩm
- Xây dựng nhãn chủ lực >=100 tỷ:Hura layecake, Hura Swissroll, Hura Deli, LottePie, Goody, Sumika, Trung thu.
- Qui hoạch lại nhãn kẹo, phát triển mới nhãn kẹo cao cấp Michoco và dòng kẹo thảo dược.
- Phát triển thêm SKUs cho dòng sản phẩm dinh dưỡng. Sản phẩm - Phát triển nhóm sản phẩm glucose, fructose khách hàng công nghiệp - Nâng cấp công nghệ sản xuất kẹo mềm. Sản phẩm
- Triển khai tung dòng sản phẩm mới Cupcake. - Triển khai tung dòng sản phẩm mới Cereal bar.
Bán hàng
- Xây dựng kênh bán hàng chuyên dinh dưỡng tại 6 Thành phố lớn.
- Phát triển đội bán hàng Direct sale.
- Xây dựng 666 shop Bibica. - Phục hồi thị trường Campuchia và phát triển thị trường Myanmar.
- Xây dựng chính sách công nợ cho NPP thông qua hình thức thấu chi hoặc bảo lãnh ngân hàng
Bán hàng
- Nâng cấp hệ thống nhà phân phối chiến lược của Bibica. - Nâng cấp công cụ hỗ trợ nhân viên bán hàng bằng thiết bị PDA. Bán hàng - Nâng cấp hệ thống nhà phân phối chiến lược của Bibica.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty cổ phần Bibica trong thời gian tới. ty cổ phần Bibica trong thời gian tới.
3.2.1 Quản lý các khoản phải trả.
Công ty nên điều chỉnh lại các khoản tài sản ngắn hạn cho hợp lý để có thể vừa đảm bảo thanh toán được các khoản nợ vừa sử dụng vốn hiệu quả hơn, đồng
thời tránh để hàng tồn kho ứ đọng lâu giảm phẩm chất mất uy tín với khách hàng và đảm bảo được khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Nếu trong điều kiện kinh tế ổn định thì công ty nên xem xét tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính bằng việc tăng tỷ số nợ lên đến mức an toàn nợ nhằm tận dụng tối đa nguồn nợ vay thay cho việc tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ vay, gia tăng thu nhập ròng.
3.2.2 Quản lý hàng tồn kho:
Tồn kho có tác động tích cực giúp cho công ty chủ động hơn trong công tác mở rộng hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty, chủ động trong việc hoạch định kế hoạch, tiếp thị nhằm khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, chi phi bảo quản và cả chi phí cơ hội do vốn bị kẹt đầu tư vào tồn kho. Do vậy công ty cần xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho.
Do đặc thù về lĩnh vực của công ty đang hoạt động, nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu nên công ty thường hay duy trì hàng tồn kho một số lượng lớn để tiết kiệm chi phí giao dịch, vận chuyển, tỷ giá ngoại tệ. Tuy nhiên điều này cũng làm cho chi phí tăng lên do hao hụt, bảo quản.
Do vậy, để dự trữ nguyên vật liệu vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt, vừa giảm thiểu chi phí mua hàng công ty cần phải tính toán lượng hàng vừa đủ, tránh tình trạng dư thừa gấy ý đọng vốn.
Để quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả công ty cân phải làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng để hàng tồn kho nhanh chóng được giải phóng từ đó tăng vòng quay của vốn.
3.2.3 Quản lý các khoản phải thu.
Công ty nên hạn chế lượng vốn tồn đọng trong thanh toán. Muốn làm được điều đó, công ty phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh: chiết khấu thanh toán.
- Cần đánh giá, phân loại khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán giữa công ty với khách hàng, hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán với khối lượng lớn, khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu kém thì không nên bán chịu.
- Kiểm soát chặt chẽ việc theo dõi công nợ và thu nợ.
- Đánh giá và trích lập các khoản dự phòng phải thu hợp lý cho các khoản nợ khó đòi.
- Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa, chiếm dụng vốn của công ty.
3.2.4 Nâng cao khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của công ty được thể hiện qua các tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Vì vậy nâng cao khả năng sinh lời đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận sau thuế , tăng doanh thu hoặc giảm tài sản, giảm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, giảm tài sản và vốn chủ sở hữu không khả thi và bất hợp lý vì điều đó đi ngược với mục tiêu và xu thế phát triển của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao khả năng sinh lời của công ty, ta cần phải tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận được xác định dựa trên doanh thu và chi phí.
Tăng doanh thu - Chất lượng sản phẩm:
Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Thiết lập cơ chế tự kiểm tra – giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận, phân xưởng phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cải tiến liên tục.
- Tận dụng tối đa các nguồn lực đang có vào hoạt động chính của công ty, tránh lãng phí hoặc sử dụng không đúng mục đích.
- Công ty nên có chiến lược phát triển hệ thống bán hàng phù hợp.
Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện pháp ổn định giá cả, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Từng bước phát triển và mở rộng thị phần đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Thành lập đội chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi – cải thiện công tác quản lý – công nghệ kịp thời duy trì lợi thế cạnh tranh.
Công ty nên có cách nhìn nhận và đánh giá hợp lý rủi ro thu hồi nợ xảy ra để giảm các khoản phải thu.
- Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất lượng tốt nhằm tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Giảm chi phí
Việc hạ thấp chi phí đồng nghĩa với việc tiết kiệm vốn lưu động. Khi công ty giảm được một lượng chi phí thì vốn lưu động cần có để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty sẽ giảm xuống. Giảm chi phí có ý nghĩa quan trọng đối với công ty, giúp công ty tạo được lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh công tác thu hồi vốn, tăng lợi nhuận.
Để có thể giảm chi phí, công ty có thể sử dụng một số giải pháp sau:
- Cần đa dạng hóa nhà cung cấp để có sự cạnh tranh về giá và chất lượng nguyên liệu đầu vào.
- Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận, phân xưởng với mục tiêu tối đa hóa nguồn lực hiện có giảm thiểu chi phí.
- Có chính sách kiểm soát các khoản chi phí hợp lý với doanh thu và lợi nhuận có được từ việc gia tăng chi phí đó. Như chi phí phải trả, trong đó điển hình là chi phí Marketing và lương bộ phận bán hàng tăng lên quá nhanh, việc này tuy có thể làm tăng doanh thu nhưng đồng thời cũng làm giảm lợi nhuận. Vì vậy công ty cần tận dụng tối đa các nguồn lực tránh trường hợp chi phí bỏ ra nhiều so với lợi nhuận đạt được.
- Công ty cần kiểm soát tốc độ tăng của chi phí tài chính, bằng cách giảm hàng tồn kho và các khoản đầu tư để có thể giảm khoản vay ngân hàng, giảm chi phí lãi vay, tính toán nhu cầu vốn từng giai đoạn để có kế hoạch sử dụng vốn vay có hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát cao.
- Kiểm soát và sử dụng các phần tài sản cố định chưa được sử dụng hết nhằm tiết kiệm chi phí tối đa.
- Quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý và hiệu quả giảm tối thiểu chi phí lưu kho.
- Có bộ phận thường xuyên rà soát và quản lý chặt chẽ quá trình vận chuyển cũng như bảo quản hàng hóa giảm tối thiểu các hư hỏng, tổn thất có thể xảy ra.
- Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân