Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Bibica (Trang 53)

Biến động của tài sản, nguồn vốn

Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các khoản phải thu. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó. Ta lập bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn (cơ cấu vốn), cần kết hợp với việc phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty lập năm 2011, 2012, 2013 ta lập bảng phân tích.

Bảng 2.1 : Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 450.597 55.74 376.745 49.03 421.796 53.65 73.852 19,60 I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 151.707 18,76 49.471 6.44 60.321 7.67 102.236 206.6 1. Tiền 36.637 4.55 27.471 3.58 13.321 1.69 9.166 33.37 2. Các khoản tương đương

tiền 115.069 14,29 22.000 2,86 47.000 5,97 93.069 423 3. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 16.814 2,08 2.851 0.37 13.963 489

1. Đầu tư ngắn hạn 19.897 2,4 8.957 1.17 10.940 122 2. Dự phòng giảm giá đầu tư

ngắn hạn (3.082) (6.106)

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 191.465 23.68 197.275 25,67 229.704 29.22 (5.810) (2.9) 1. Phải thu của khách hàng 45.620 5.64 47.682 6.21 65.068 8.28 (2.062) (4.32) 2. Trả trước cho người bán 398 0.04 3.846 0.50 18.346 2.33 (3.448) (89.6) 5. Các khoản phải thu khác 151.487 18.74 151.702 19.74 149.941 19.07 (215) (0.14) IV. Hàng tồn kho 87.595 10.88 120.092 15.63 120.841 15.37 (32.497) (27.06) 1. Hàng tồn kho 90.251 11.21 122.346 15.92 122.488 15.58 (32.095) (26.23) V. Tài sản ngắn hạn khác 3.013 0.37 7.054 0.92 10.929 1.39 (4.041) (57.28) 1. Chi phi trả trước ngắn hạn 2.554 0.32 1.695 0.22 2.305 0.29 859 50.68 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3.990 0.52 6.892 0.88 (3.990) (100) 4. Tài sản ngắn hạn khác 434 0.05 661 0.09 1.319 0.17 (227) (34.34) B. Tài sản dài hạn 357.696 44.25 391.632 50.96 364.401 46.35 (33.936) (8.66) II. Tài sản cố định 339.988 42.22 373.552 48.62 344.070 43.76 (33.564) (8.99) 1. TSCĐ hữu hình 304.232 37.78 325.847 42.41 309.297 39.34 (21.615) (6.63) 3. TSCĐ vô hình 1.425 0.18 1.828 0.24 1.519 0.19 (403) (22.05) 4. Chi phí XDCB dở dang 34.330 4.26 45.877 5.97 33.253 4.23 (11.547) (25.17)

IV. Các khoản ĐTTC dài hạn 4.645 0.59

V. Tài sản dài hạn khác 17.708 2.19 18.080 2.35 15.684 1.99 (372) (2.057) 1. Chi phí trả trước dài hạn 16.911 2.09 18.080 2.35 15.684 1.99 (1.169) (6.46) Tổng cộng tài sản 808.294 768.377 786.198 39.917 5.19

Từ bảng phân tích cho thấy: Năm 2011 tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 786.198 triệu VNĐ trong đó tài sản ngắn hạn là 421.796 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 53,65%, tài sản dài hạn là 364.401 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 46,35% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Năm 2013 tổng tài sản của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 808.294 triệu VND, trong đó tài sản ngắn hạn là 450.597 triệu VND chiếm tỷ trọng 55,74% và tài sản dài hạn là 357.696 triệu VND chiếm tỷ trọng 44,25% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. So với năm 2012, tổng tài sản tăng lên 39.917 triệu VND với tỷ lệ tăng là 5,19% (tài sản ngắn hạn tăng thêm 73.852 triệu VND và tài sản dài hạn giảm 33.963 triệu VND); chứng tỏ năm 2013 quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng không đáng kể. Nguyên nhân dẫn đến tài sản dài hạn giảm là do BBC không đầu tư vào TSCĐ nữa, giá trị giảm sút là do khấu hao TSCĐ.

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa TSDH và TSNH

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2011 2012 2013 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Tuy nhiên mới chỉ nhìn vào chỉ tiêu này thì chưa thể xác định rõ được lý do hay mục tiêu của BBC trong năm 2013 là gì, những nhân tố tác động đến sự thay đổi này ra sao. Bởi vậy, cần xem xét cụ thể hơn để đưa ra nhận định chính xác bằng việc phân tích cụ thể cơ cấu tài sản dưới đây.

Về chỉ tiêu tỷ trọng tiền/tổng tài sản, chỉ tiêu này có xu hướng tăng, năm 2013 tăng một lượng lớn so với năm 2012 là 102.236 triệu VNĐ, tăng tương ứng 206,6%, trong đó, tiền tăng 9,1 tỷ đồng và đạt 36,63 tỷ đồng vào cuối năm 2013. Đặc biệt, các khoản tương đương tiền đã tăng đột biến từ 22 tỷ đồng đầu năm lên 115,06 tỷ đồng cuối năm 2013. Như đã phân tích trong Chương I, việc doanh nghiệp giữ quá nhiều tiền mặt sẽ làm doanh nghiệp mất đi cơ hội thu lợi nhuận so với đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, nhưng trên thực tế thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển nên vấn đề đầu tư bao nhiêu tiền vào loại chứng khoán nào để khi cần tiền có thể bán ngay mà vẫn có lợi nhuận là một câu hỏi hóc búa. Các khoản tương đương tiền của bibica là tiền gửi ngân hàng có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng của 3 ngân hàng: Vietcombank CN Vĩnh Lộc, BIDV Chi nhánh Gia Định, Techcombank CN Đông SG với lãi suất trên 6% nên thu nhập tài chính hàng tháng công ty được hưởng cũng không phải là nhỏ. Vả lại xét trong điều kiện số tiền số tiền gửi ngân hàng đó là tiền thường xuyên luân chuyển, chủ yếu dùng để thanh toán cho nhà cung cấp khi đến hạn thì việc quản lý tài sản lưu động của công ty dưới dạng tiền trong năm 2013 càng tốt hơn.

Hàng tồn kho: Đây là một hạng mục mà giá trị của nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong TSLĐ dù là với doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì trong kho cũng phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu thành phẩm hàng hóa, công cụ dụng cụ,...để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.

Tại thời điểm 31/12/2013 tồn kho của công ty là 87.595 triệu VNĐ giảm 32.497 triệu VNĐ, giảm tương ứng 27,06% so với tình hình đầu năm, nguyên nhân là do hơn 27,7 triệu đồng hàng đang đi đường đã đến nơi, đồng thời lượng nguyên vật liệu tồn kho cũng giảm hơn 14 tỷ đồng, chỉ còn 50,8 tỷ đồng vào cuối quý 4/2013. Tuy nhiên với con số 10.88% năm 2013, 15,63% năm 2012, và 15,37 năm 2011 cần đáng lưu tâm, do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty nên với lượng hàng tồn kho như của BBC là tương đối lớn. Ví dụ như nhìn sang bên Công ty Kinh Đô, một đối thủ lớn, lượng hàng tồn kho/tổng tài sản chỉ ở vào 4,78% thì lượng

hàng tồn kho của BBC cần phải lưu tâm đến. Công ty nên có các nghiên cứu điều tra thị trường để xác định được nhu cầu khách hàng, tránh để lượng hàng tồn kho lớn, vừa lãng phí vốn, vừa gây ra tổn thất khi hàng hóa là bánh kẹo quá hạn, không sử dụng được.

Khoản mục tiếp theo của TSLĐ là “Các khoản phải thu”. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục này là lượng vốn tín dụng thương mại cấp cho khách hàng. Như ta đã biết, việc bán hàng trả chậm là một yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh, nó có thể làm tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng lợi nhuận nhưng cũng đồng thời tăng những rủi ro về tài chính nếu khách hàng mất khả năng thanh toán.

Qua số liệu ở bảng phân tích trên ta thấy nợ phải thu của công ty lần lượt giảm qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Ngày 31/12/2011 tổng số tiền phải thu là 229.704 triệu VNĐ, chiếm 29,22% tổng giá trị tài sản của công ty, trong đó “Phải thu khách hàng” chiếm 8,28% tổng giá trị tài sản và “Các khoản phải thu khác” chiếm tới 19,07% tổng giá trị tài sản. Sau 1 năm tới ngày 31/12/2012 số tiền phải thu giảm xuống còn 197.275 triệu VNĐ, chiếm 25,67 tổng giá trị tài sản. Và tới ngày 31/12/2013 số tiền phải thu còn là 191.465 triệu VNĐ chiếm 23,68% tổng giá trị tài sản, trong đó tỉ trọng khoản phải thu khách hàng là 5,64% giảm 2,88% so với năm 2011 và 0,57% so với năm 2012 , có thể do công ty đã thực hiện việc thu hồi nợ tốt hơn từ người mua. Chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải thu khác chiếm 18,74% tương ứng là 151.487 triệu VNĐ. Tuy nhiên việc khoản mục này cao đã được trình bày trong thuyết minh BCTC là do sự cố 1 dây chuyền sản xuất bánh của công ty con bị hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nề nên công ty phải đòi tiền từ công ty bảo hiểm. Một khoản phải thu lớn khác là với công ty Bạch Tuyết, công ty đang khởi kiện và đang được tòa án nhân dân thụ lí. Như vậy, mặc dù các khoản phải thu cao nhưng điều đó cũng không gây sự lo ngại về việc công ty bị chiếm dụng vốn, đây chỉ là những lý do khách quan mà không phải xuất phát từ phía các nhà quản lý. Trong khi đó doanh thu bán hàng của công ty tăng từ 929.653 triệu VNĐ năm 2012 lên 1.000.308 triệu VNĐ năm 2013. Sở dĩ có sự tăng vọt của doanh thu giữa năm 2013 so với 2012 chủ yếu là do Công ty đã điều chỉnh một số chính sách

bán hàng nhằm gia tăng tốc độ tăng trưởng doanh số. Điều ta cần lưu ý ở đây là bán hàng trả chậm được coi là một yếu tố làm tăng doanh thu nhưng ở Công ty cổ phần Bibica thì số tiền phải thu khách hàng lại giảm đi trong khi doanh thu tiêu thụ tăng cao. Đây cũng là một thành tựu của công ty trong việc quản lý tài chính và quản lý tài sản nói chung. Thành tựu này góp phần tăng nhanh tốc độ quay vòng của vốn, giảm tới mức thấp nhất lượng vốn bị chiếm dụng và các rủi ro tín dụng, tăng hiệu quả kinh doanh.

Đánh giá cơ cấu vốn nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được khả năng tự tài trợ về tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Ta lập bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn qua các năm.

Bảng 2.2 : Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn

Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 213.413 26.40 189.325 24.64 211.890 26.95 24.088 12.72 I. Nợ ngắn hạn 211.942 26.22 187.574 24.41 209.357 26.63 24.368 12.99 1. Vay và nợ ngắn hạn 474 0.05 1.201 0.16 876 0.11 (727) (60.5) 2. Phải trả cho người bán 68.005 8.41 81.797 10.65 92.476 11.76 (13.792) (16.86) 3. Người mua trả tiền trước 3.987 0.49 6.051 0.79 7.059 0.90 (2.064) (34.11) 4. Thuế và các khoản phải

nộp nhà nước 15.140 1.87 11.691 1.52 16.361 2.08 3.449 29.5 5. Phải trả người lao động 6.929 0.86 5.641 0.73 5.860 0.75 1.288 22.83 6. Chi phí phải trả 75.452 9.37 39.906 5.19 44.855 5.71 35.546 89.07 9. Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác 40.657 5.02 40.630 5.29 39.735 5.05 27 0.06 II. Nợ dài hạn 1.470 0.18 1.750 0.23 2.533 0.32 (280) (16) 3. Phải trả dài hạn khác 1.470 0.18 1.750 0.23 1.675 0.21 (280) (16) B. Vốn chủ sở hữu 594.881 73.59 579.052 75.36 574.307 73.05 15.829 2.73 I. Vốn chủ sở hữu 594.881 73.59 579.052 75.36 574.307 73.05 15.829 2.73 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 154.207 19.15 154.207 20.07 154.207 19.61 0 0.00 2. Thặng dự vốn cổ phần 302.726 37.60 302.726 39.40 302.726 38.51 0 0.00 7. Quỹ đầu tư PT 90.122 11.19 85.330 11.11 62.102 7.90 4.792 5.62 8. Quỹ dự phòng TC 12.856 1.60 11.562 1.50 9.244 1.18 1.294 11.19 10. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 34.967 4.32 25.225 3.28 45.708 5.81 9.742 38.62 Nguồn vốn 808.294 768.378 786.198 39.916 5.19

Qua số liệu ở bảng 2.2, xét một cách tổng quát thì năm 2013 so với năm 2012, và năm 2011 không có biến động lớn cả về quy mô lẫn cơ cấu nguồn vốn. Về quy mô, tổng nguồn vốn năm 2013 tăng lên 39 tỷ đồng về mặt tuyệt đối, tương ứng tăng 5,19% so với năm 2012.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhiều công ty trong các lĩnh vực khác nhau đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn hoặc phải chịu gánh nặng chi phí tài chính thì tình hình tài chính của BBC tương đối tốt. Tỷ lệ nợ của BBC thấp với hệ số tổng nợ phải trả/tổng tài sản cuối năm 2013 là 26,40% biến động không lớn so với năm 2012 và năm 2011 (tăng 1,76% so với đầu năm hệ số nợ là 12.72%). Tỷ lệ nợ thấp tương ứng với hệ số tài trợ của công ty là khá cao, ở cả 3 năm đều ở mức trên 73%, có thế kết luận BBC đã sử dụng nguồn huy động vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Nếu nhìn vào hệ số tự tài trợ của BBC từ năm 2008 đến nay ta có thể nhận thấy rõ chỉ tiêu này tăng dần theo từng năm. Điều này tạo cho công ty có lợi thế độc lập về tài chính, gặp ít rủi ro hơn; tuy nhiên lại có một số hạn chế như đòn bẩy tài chính không cao, chi phí sử dụng vốn cao hơn khi sử dụng ít nợ bởi chi phí của vốn chủ sở hữu chính là cổ tức trả cho cổ đông, hơn nữa lại không được khấu trừ thuế. Nhưng nhìn chung tình hình tài chính của công ty BBC trong năm 2013 là tương đối tốt.

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn trên VCSH Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH Năm 2013 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH Năm 2012 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH Năm 2011

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2013 2012 2011 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa tổng nợ phải trả và VCSH

Để xem xét và hiểu rõ hơn về tình hình cấu trúc tài chính của công ty BBC trong năm 2013, ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 73% trong cơ cấu nguồn vốn của doang nghiệp) cho thấy tầm quan trọng của vốn chủ sở hữu trong đó việc nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế tăng, sau khi trả cổ tức cho cổ đông còn lại được nhập vào vốn chủ sở hữu, và các quỹ tăng trong đó việc quỹ đầu tư và phát triển tăng 5,62% (4.792 triệu VND) cho thấy việc doanh nghiệp chú trọng đến phát triển khoa học, nghiên cứu sản phẩm mới để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đây là chiến lược phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp, bên cạnh đó quỹ dự phòng tài chính cũng tăng 11,19% (1,294 triệu VND) cho thấy việc công ty chú trọng đến đề phòng, hạn chế rủi ro tài chính cho mình trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước biến động, lạm phát tăng cao là hợp lý. Tuy nhiên vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần (giá trị bằng tiền không thay đổi) cho ta suy nghĩ việc tăng vốn chủ sở hữu không phải do việc góp thêm vốn từ các chủ sở hữu hay từ việc phát hành thêm cổ phiếu mà do lợi nhuận sau thuế và các quỹ tăng. Nguyên nhân chính đem lại kết quả này là do doanh thu thuần tăng 28% trong khi tỷ lệ chi phí bán hàng so với doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ khi công ty điều chỉnh chính sách bán hàng làm gia tăng tốc độ tăng trưởng doanh số.

Tại thời điểm cuối năm 2013 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn là thặng dư vốn cổ phần chiếm tỉ trọng là 37,6%, điều này có thể cho biết được giá trị sinh lời của công ty cũng như cho biết một phần nào đó về sự ổn định về tình hình tài chính của công ty Bibica; tiếp đến là Vốn điều lệ của Công ty

Một phần của tài liệu luận văn Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Bibica (Trang 53)