5. Kết cấu của đề tài
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý
3.3.1 Đối với Nhà nước
Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn về hệ thống NHTM nói chung và ngày càng hoàn thiện hơn các cơ chế chính sách thúc đẩy kinh tế, đặc biệt trong điều kiện kinh tế hiện nay.
Nhà nước bằng các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, giữ tỷ giá hối đoái cố định, tạo ra hệ thống ngân hàng ngày càng vững mạnh và đang ảnh hưởng lớn đến các NHTM nói chung và ngân hàng Thịnh Vượng nói riêng. Vì vậy, trong tình hình kinh tế khủng hoản như hiện nay, ngân hàng trung ương cần đưa ra một chính sách tiền tệ
hợp lí hơn nữa, đảm bảo theo sát tín hiệu của thị trường, can thiệp của cơ quan nhà nước phải thông qua thị trường tiền tệ gián tiếp như: thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHTM trên NHNN...
NHNN là cơ quan điều hành, lãnh đạo trực tiếp các NHTM, vì thế rất cần thiết phải đưa ra các tiêu chuẩn định mức, tiêu chuẩn trong thẩm định dự án, giúp các NHTM dễ dàng chuyển hóa được rủi ro trong tín dụng cho vay.
3.3.2 Đối với ngân hàng
Ngân hàng cần phải có những chính sách giảm bớt rườm ra trong thủ tục cho KH, không ỷ lại vào chế độ bảo hộ của nhà nước cần tự mình nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.
Có biện pháp đây mạnh chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Đây là nguồn huy động vốn ổn định, tập trung đồng thời cũng là kênh sử dụng vốn hiệu quả, ngân hàng nên bám sát thực tiễn để thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay, tổ chức thường xuyên, hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, giúp kinh nghiệp cán bộ được nâng lên đáng kể, giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, và an toàn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Nâng cao công tác thông tin phòng ngừa rủi ro, nắm bắt được sự cần thiết của thông tin hiện đại từ các cơ sở trở lên, cần có quan hệ trao đổi thông tin với các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi ngân hàng... để có thông tin chính xác, để kịp thời chỉ đạo hoạt động của các chi nhánh của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng Thịnh Vượng nên nhanh chống nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trên cả nước.
NH nên chủ động tiếp cận doanh nghiệp nhất là những DN là KH mới để thu thập các thông tin từ phía KH nhanh chống, chính xác hơn, mở rộng thị trường, nắm bắt kịp thời các chủ trương kế hoạch của NN, của ngành, thường xuyên chuyên sau trong từng lĩnh vực mà đặc biệt lĩnh vực tín dụng và thẩm định dự án.
Nâng cao hiệu qủa hoạt động của bộ phận phòng ngừa rủi ro góp phần tích cực trong công tác tín dụng ở các chi nhánh, nhưng sản lượng thông tin còn chưa cập nhật. Cần
nâng cao hiệu quả bằng các biện pháp nâng cấp trang thiết bị cho bộ phận phòng ngừa rủi ro, tuyển chọn nhân viên cán bộ năng động có trình độ bổ sung cho bộ phận này.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của các quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi các ngân hàng cần hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động cơ bản và hoạt động tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn có tác dụng trực tiếp trong việc kích thích kinh tế phát triển, đẩy mạnh tiến trình xây dựng đất nước, góp phần tạo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế xã hội.
Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay nói chung và ngân hàng Thịnh Vượng nói riêng việc nâng cao chất lượng tín dụng đang là vấn đề thu hút quan tâm. Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng Thịnh Vượng, chuyên đề đã rút ra được những kết quả đã đạt, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và nhận định nguyên nhân dẫn đền tôn tại đó. Từ đó mạnh dạng đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại và tạo điều kiện để thực hiện những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng có thể phát huy được tác dụng của các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng thì nhất thiết phải có sự phấn đấu nỗ lực và phối hợp đồng bộ từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng, ngoài ra cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước và các cấp ngành liên quan.
Hy vọng rằng những giải pháp đề xuất trong bao cáo chuyên đề thực tập sẽ đóng góp nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng Thịnh Vượng. Em rất mong có được sự góp ý, nhận xét của thầy cô, các anh chị cán bộ ngân hàng, bạn bè, những người có cùng niềm đam mê trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực tín dụng tiêu dùng nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các giáo trình về ngân hàng
Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ – PGS –TS Lê Văn Tề.
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS Nguyễn Minh Kiều Giáo trình tín dụng ngân hàng PGS – TS Nguyễn Đăng Dờn
Giáo trình tài chính doanh nghiệp – TS. Lưu Thị Hương
2. Các tài liệu khác
Các tài liệu nội bộ Vpbank
Tạp chí ngân hàng 2012, 2013, 2014
Tạp chí tài chính tiền tệ năm 2012, 2013, 2014
3. Các trang Web liên quan
http://www.vpb.com.vn http://www.tapchiketoan.com http://www.doanhnghiep24.com http:// www.sbv.com.vn