5. Kết cấu của đề tài
2.3.1.2 Các chỉ tiêu định lượng
-Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn
Ý nghĩa của việc đánh giá hệ số này là nhằm so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với huy động vốn. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệ quả nguồn vốn huy động được. Vậy ở ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng hệ số này trong những năm qua đạt mức bao nhiêu, tốt hay chưa được đánh giá qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tỷ lệ hệ số sử dụng vốn tại VPBank – Chi nhánh Long An
Biểu đồ 2.2: Tình hình hệ số sử dụng vốn tại VPBank – Chi nhánh Long An
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Huy động 366.980 404.168 37.188
Sử dụng 187.497 200.958 232.254
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn tại VPBank – Chi nhánh Long An Đvt: triệu đồng 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013So sánh Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ tiềnSố Tỷ lệ Tiền gửi tiết kiệm 327.364 364.652 389.264 37.288 111.39% 24.61 2 106.75% Tiền gửi thanh toán 35.540 32.584 34.510 -2.956 91.68% 1.926 105.91% Tiền gửi khác 4.076 6.932 8.569 2.856 170.07% 1.637 123.62% Tổng vốn huy động 366.980 404.168 432.343 37.188 110.13% 28.17 5 106.97% Nguồn: VPB-CN Long An
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn tại VPBank – Chi nhánh Long An
Nhận xét:
Năm 2012 lãi suất huy động vốn dần ổn định hơn. Tuy nhiên do lãi suất thấp và thị trường xuất hiện thêm nhiều kênh hấp dẫn hơn như chứng khoán, vàng, bất động sản… nên nguồn huy động không cao. Thêm vào đó là sự cạnh tranh của các NH đưa ra
các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khiến việc huy động vốn trở nên khá khó khăn. Tuy nhiên tình hình huy động vốn vẫn ổn định ở mức tăng đều .Năm 2012 đạt 366.98
triệu đồng. Năm 2013, huy động vốn đạt 404.168 triệu đồng,tăng 37.188 triệu đồng tương
đương 110.13% so với năm 2012 . Năm 2014, huy động vốn đạt 432.343 triệu đồng, tăng 106.97% (tăng 28.175 triệu đồng) so với năm 2013 .Có thể thấy, nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là do thời gian qua VPBank đã chú trọng đến việc quảng cáo, khuếch trương tên tuổi nên KH biết đến NH ngày càng nhiều hơn, do thu nhập của dân cư trong địa bàn được cải thiện, do uy tín của NH ngày càng được nâng cao. Điều này đã giúp VPBank- Chi nhánh Long An ngày càng có nhiều KH hơn, tình hình huy động vốn của NH cũng đã tăng lên đáng kể và ngày càng ổn định hơn.
-Chỉ tiêu dư nợ
Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay( ngắn, trung, dài hạn). Tỷ lệ này càng cao chừng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín. Bằng các số liệu phản ánh kết quả kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng đã được trình bày trong các phần trên, ta tính được như sau:
Bảng 2.5: Tình hình cho vay dư nợ tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Đvt: triệu đồng 2012 2013 2014 Mức tăng 2013/2012 Mức tăng Chỉ tiêu 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 89.320 98.252 112.990 8.932 110.00% 14.738 115.00% Trung hạn 30.302 31.437 40.868 1.135 103.75% 9.431 130.00% Dài hạn 67.875 71.269 78.396 3.394 105.00% 7.127 110.00% Tổng DN 187.497 200.958 232.254 13.461 107.18% 31.296 115.57% Nguồn: VPB-CN Long An
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng tại VPBank – CN Long An giai đoạn 2012 – 2014
.
Trong hoạt động tín dụng các khoản cho vay ngắn hạn được coi là tính thanh khoản và độ an toàn cao hơn so với cho vay trung, dài hạn. Vì thế, qua các bảng số liệu ta thấy chi
nhánh cho vay ngắn hạn là chủ yếu,dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung, dài hạn và có xu hướng tăng lên cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Cụ thể là năm 2012.
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh số cho vay năm 2013 đạt 200.958 triệu đồng giảm 13.461 triệu đồng so với năm 2012, sang năm 2014 thì doanh số cho vay tăng lên khá rõ rệt là 232.254 triệu đồng và tăng 31.296 triệu đồng so với năm 2013. Doanh số cho vay ngắn hạn đạt khá cao so với doanh số cho vay trung và dài hạn.
Năm 2012 cho vay ngắn hạn đạt 89.32 triệu đồng, sang năm 2013 con số tăng lên 98.252 triệu đồng, tăng 8.932 triệu đồng. Năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 112.990 triệu đồng, tăng 14.738 triệu đồng (tương đương 115.00%) so với năm 2013. Doanh số cho vay trung hạn năm 2012 là 30.302 triệu đồng, năm 2013 là 31.437 triệu đồng tăng 1.135 triệu đồng so với năm 2012 . Năm 2014 cho vay trung hạn là 112.990 triệu đồng tăng lên 9.431 triệu đồng ( tương đương 130.00%) so với năm 2013. Doanh số cho vay dài hạn năm 2012 là 67.875 triệu đồng, năm 2013 là 71.269 triệu đồng tăng 3.394 triệu đồng so với năm 2012( tương đương 105.00%) , năm 2014 cho vay dài hạn là 78.396 triệu đồng tăng 7.127 triệu đồng( tương đương với 110.00%) so với năm 2013.
Nhìn chung tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn sắp xỉ nhau chứng tỏ ngân hàng có sự phân bố dồng đều trong tín dụng cho vay.nhu cầu vốn theo chiều sâu, đầu tư cho sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị mới... đang có xu hướng tăng lên. Nhưng căn cứ vào mục tiêu an toàn tín dụng của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng vẫn cân đối các khoản nợ theo thời gian. Theo xu hướng, vốn đầu tư cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, vốn cho vay mua nhà chung cư, mua ô tô,....tạo nên dư nợ trung và dài hạn sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Bảng 2.6 : Tỳ lệ trung, dài quá hạn tại VPBank – CN Long An
Biểu đồ 2.5: Tình hình Tỳ lệ trung, dài quá hạn tại VPBank – CN Long An
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dư nợ quá hạn, trung dài hạn 764 738 423 Tổng dư nợ trung, dài hạn 98.177 102.706 119.264 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 0.77% 0.71% 0.35%
Bảng 2.7: Nợ quá hạn tại VPBank – CN Long An giai đoạn 2012 – 2014 Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tăng giảm Tăng giảm
2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 1.200 968 250 -232 80.67% -718 25.83% Trung - dài hạn 764 738 423 -26 96.60% -315 57.32% Tổng NQH 1.964 1.706 673 -258 86.86% -1033 39.45% Nguồn: VPB-CN Long An
Sơ đồ 2.6: Nợ quá hạn tại VPBank – CN Long An giai đoạn 2012 – 2014
Nhận xét:
Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ phản ánh sự tăng trưởng quy mô tín dụng của mỗi NH có lành mạnh hay không? Khi doanh số cho vay hay dư nợ tín dụng có tăng mạnh nhưng lại không thu hồi được, tỷ lệ nợ quá hạn cao thì hoạt động tín dụng không được coi là có chất lượng. Do vậy, tỷ lệ này càng thấp thì tín dụng của TCTD được đánh giá là có chất lượng cao.
Xét tỷ lệ nợ quá hạn trong ba năm qua, ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là tương đối khá tốt. Năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 1964 triệu đồng, năm 2013 là 1706 triệu đồng tức là 86.86% tương đương (-258 triệu đồng), nguyên nhân do năm 2012 nền kinh tế xã hội có quá nhiều biến động dẫn đến các công ty, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, có một số còn đứng trên bờ vực phá sản. Đến năm 2014 khi nền kinh tế bắt đầu ổn định vì vậy tỷ lệ nợ quá
hạn giảm xuống còn 39.45%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn trong ba năm qua tăng giảm không đều nhưng chưa vượt mức tỷ lệ cho phép là 2%-5%. Thông qua những con số này ta thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh Long An đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Nếu duy trì được kết quả này thì chất lượng tín dụng ở chi nhánh này sẽ ngày càng tốt hơn.
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng VPBank – CN Long An
Đvt: triệu đồng
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng VPBank – CN Long An