5. Kết cấu của đề tài
3.2.5 Giải pháp về tổ chức nhân sự
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng: thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế chính sách, pháp luật, thanh toán quốc tế, thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế, tin học, ngoại ngữ... Kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ giúp cho người cán bộ có đủ trình độ, năng lực làm việc trong nước và quan hệ đối ngoại. Cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và kiến thức về xã hội khác, gắn lí luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, có hiệu quả khi cho vay.
Có chế độ khuyến khích thưởng phạt vật chất đối với các bộ làm công tác tín dụng: cần có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau, tránh hiện tượng bình quân chủ nghĩa vì công tác tín dụng thật sự nặng nề, nhiều rủi ro. Những người với chất lượng trả nợ tín dụng cao như nợ quá hạn không có hoặc có tỷ lệ thấp, chỉ mang tính tạm thời. Cần xử phạt nghiêm minh những hành vi cố tình quy phạm qui định, lừa đảo, cương quyết xử lí thích đáng để làm gương và có tác dụng giáo dục, răn đe với người khác.
Tóm lại, để khuyến khích năng lực của nhân viên tín dụng, xóa bỏ tư tưởng co cụm và tạo tâm lí phấn đấu trong công việc, bố trí cán bộ phân rõ trách nhiệm pháp lí của từng vị trí công tác, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm, kỷ luật nghiêm minh, khen thưởng kịp thời... Có như vậy, trong kinh doanh tín dụng sẽ hạn chế được rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ ngân hàng hoặc khách hàng gây ra, nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng.