Phát triển nguồn nhân lực của ngành phải phù hợp với chiến

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 63)

lược phát triển Thủ đô thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nằm trong tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của thủ đô và phát triển nguồn nhân lực nói chung trong giai đoạn mới nhằm tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, ngành xây dựng nói chung và nguồn nhân lực ngành xây dựng nói riêng cũng nằm trong quy hoạch chung ấy.

Trong giai đoạn 2011-2020, Hà Nội xác định tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân của thành phố, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 11-13%/năm, đồng thời cũng tiến hành phân công lại lao động xã hội theo hướng tăng nhanh tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp, nhằm thực hiện thành công quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế của thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Đồng thời, Hà Nội cũng xác định xây dựng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn vào tổng sản phẩm kinh tế quốc dân cho thành phố, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp nhiều công trình quy mô, hiện đại vào quá trình nâng cấp, cải tạo, hiện đại hóa hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn, bộ mặt đô thị của thành phố. Để thực hiện thắng lợi những nội dung này đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô, trong đó có sự đóng góp của tất cả các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Ngành xây dựng cũng cùng với các ngành kinh tế khác phấn đấu nỗ lực đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của thủ đô.

59

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)