quả nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội
Trong chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng, Hà Nội coi trọng cả số lượng và chất lượng. Đặc biệt coi trọng sự phát triển về chất lượng nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành, tạo ra lực lượng lao động tinh nhuệ cho ngành, coi đây là nhiệm vụ trung tâm của ngành trong thời gian trước mắt và lâu dài. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng của Hà Nội trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, trong thời kỳ thị trường xây dựng được mở cửa như hiện nay, cũng như để hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Hà Nội đặt ra cho ngành, cho đội ngũ lao động của ngành, trong thời gian tới, phấn đấu lao động trong ngành xây dựng Hà Nội đạt khoảng 1,5 triệu người, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo của ngành đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động đạt trình độ đại học, cao đẳng khoảng 135 nghìn người, đạt 9% lực lượng lao động của ngành, lao động đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đạt 60% lực lượng lao động qua đào tạo ngành. Thực hiện đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của ngành bằng các hình thức khuyến khích doanh nghiệp tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ thông qua các hệ tại chức, liên thông, các khóa đào tạo ngắn hạn, các cuộc thi nâng bậc tay nghề...
Song song với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , ngành xây dựng Hà Nội cũng xác định sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, không để xảy ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực hiện có bằng cách tạo ra môi trường kinh tế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý để ngành xây dựng Hà Nội lớn mạnh. Các doanh nghiệp xây dựng Hà Nội làm chủ được thị trường xây dựng của thủ đô cũng như tiến quân ra thị trường xây dựng trong cả nước và thị trường xây dựng nước ngoài, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong ngành, tránh lãng phí nguồn nhân lực của ngành và thu hút lao động mới của xã hội vào ngành.
60