Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức cho chủ thể lãnh đạo,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 65)

quản lý ngành xây dựng Hà Nội và bản thân người lao động

Lãnh đạo, cán bộ có vai trò quan trọng đối với thành công của sự nghiệp cách mạng. Bác Hồ đã dạy cán bộ, lãnh đạo “là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [16, tr. 58], do vậy để phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội, hoàn thành suất sắc những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành, vai trò của cán bộ, lãnh đạo rất quan trọng, do vậy phải nâng cao nhận thức của cán bộ, lãnh đạo đối với vai trò của nguồn nhân lực. Lãnh đạo, cán bộ trên những cương vị công tác của mình, đóng vai trò quản lý nhà nước của ngành và quản lý, lãnh đạo ở từng doanh nghiệp phải coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho thành công của việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của ngành. Nên họ cần có tầm nhìn vĩ mô, ban hành những cơ chế chính sách thực sự hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, nhằm tháo gỡ, giải phóng sức sản xuất của người lao động, kích thích họ hăng say lao động cũng như tự giác phấn đấu, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của mình.

Để nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, người quản lý của ngành, của các doanh nghiệp trong ngành như vậy, cần tổ chức cho họ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các nước có ngành xây dựng phát triển. Mời các chuyên gia hàng đầu của thế giới hoặc các trí thức Việt kiều ở nước ngoài sang công tác, giảng dạy, phổ biến kinh nghiệm quản lý, phát triển nhân lực cho đội ngũ này. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế để lãnh đạo, quản lý ngành, đơn vị tiếp cận được những lý thuyết về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực mới nhất của thế giới, cũng như học được kinh

61

nghiệm quản lý, sử dụng nguồn nhân lực của các nước tiên tiến trên thế giới. Tổ chức quy hoạch cán bộ nguồn của ngành với tầm nhìn dài hạn, cử đi học tập, nâng cao trình độ ở các nước phát triển, học tập mô hình quản lý, sử dụng và phát huy nhân lực của họ. Đồng thời cử họ đi học những lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị nhằm trang bị cho lập trường giai cấp vững vàng. Mạnh dạn bổ nhiệm, sử dụng họ vào những vị trí lãnh đạo cao cấp của ngành, của các đơn vị trong ngành để phát huy năng lực của mình, đóng góp cho ngành, cho đơn vị. Đồng thời, các chủ thể lãnh đạo, quản lý cũng nhận thức được rằng mọi chính sách hay quá trình, mục đích cuối cùng cũng là vì con người, vì người lao động, nên đầu tư cho người lao động chung quy lại cũng vì người lao động, để họ có đầy đủ năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, có điều kiện tốt nhất và xứng đáng hưởng thụ những thành quả do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình cống hiến của họ cho ngành mang lại.

Về phía người lao động, họ phải nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, cách nghĩ về chính vai trò quyết định của mình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ngành, có vị trí trung tâm, vai trò quyết định đối với thành công trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành và cho các đơn vị trong ngành, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng trong đội ngũ lao động, đặc biệt là lao động trẻ để họ kế tục xứng đáng truyền thống vẻ vang của ngành, của những thế hệ lao động cha anh. Do vậy, họ tự giác học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của mình, lao động, cống hiến cho sự nghiệp của ngành, của đơn vị mình. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng để trở thành những lao động tiên tiến của đơn vị, của ngành, góp phần cùng toàn ngành nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

62

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)