Nhóm giải pháp tạo cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 67)

nhân lực của ngành

Để nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội cần thực hiện nhiều nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp về cơ chế chính sách.

Đó là việc Hà Nội phải thực hiện cải cách cơ chế chính sách hơn nữa, dành những ưu đãi cho các doanh nghiệp của ngành như tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn. Tạo điều kiện giải ngân nhanh nguồn vốn cho các công trình xây dựng từ vốn ngân sách giúp doanh nghiệp có đủ vốn mua vật tư, vật liệu, nhân công nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công; tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng niêm yết, phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cũng như huy động vốn từ các chủ đầu tư. Tạo điều kiện để doanh nghiệp trong ngành đổi mới, mua sắm thiết bị máy móc hiện đại với các hình thức miễn, giảm thuế, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khó khăn, trợ giá mua máy móc cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp Hà Nội liên kết, liên doanh với các tập đoàn xây dựng nước ngoài, qua đó học hỏi trình độ quản lý, năng lực thi công của họ.

Tạo hành lang pháp lý, thủ tục đấu thầu minh bạch, tránh trường hợp đấu thầu mang tính chất hình thức hoặc chỉ định nhà thầu, để lành mạnh hóa thị trường xây dựng Hà Nội, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp xây dựng Hà Nội có điều kiện phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính có cơ hội phát triển. Đầu tư máy móc, thiết bị và đầu tư cho con người, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp xây dựng của các địa phương khác và các nhà thầu nước ngoài, có điều kiện trúng thầu, thắng thầu. Tạo việc làm cho người lao động trong ngành, nâng cao thu nhập của họ, tránh trường hợp để doanh nghiệp trong ngành làm ăn thua lỗ, hoặc thi công cầm chừng do thiếu vốn, ảnh hưởng đến

63

tiến độ công trình, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, gây lãng phí nguồn nhân lực của ngành.

Thành phố cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng khi đã trúng thầu phải giải phóng được mặt bằng nhanh nhất, tạo ra đất sạch để doanh nghiệp tập kết máy móc, vật tư, vật liệu, nhân công tổ chức thi công hoàn thành đúng tiến độ công trình, tránh tình trạng nhiều công trình hiện nay chậm tiến độ bàn giao công trình do chậm giải phóng mặt bằng dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn của nhà thầu và chủ đầu tư, công nhân phải chờ việc, nghỉ việc...

Chính phủ và chính quyền Hà Nội phải có biện pháp kích cầu, phá băng thị trường xây dựng, thị trường bất động sản để thị trường này tăng trưởng với tốc độ cao trở lại, thu hút một lực lượng lao động lớn, giải quyết bài toán việc làm cho nhân lực của ngành, tạo sức hút của ngành đối với phụ huynh, học sinh thi vào ngành, đồng thời những lao động đã, đang và sẽ công tác trong ngành cũng yêu ngành, yêu nghề hơn.

Về phía người lao động, thành phố nói chung và ngành xây dựng và các doanh nghiệp xây dựng của Hà Nội nói riêng phải có chính sách quan tâm hơn nữa đến chế độ đãi ngộ dành cho lao động trong ngành, như: cải thiện, nâng cao thu nhập cho người lao động để họ sống được bằng thu nhập chính đáng của mình, đồng thời có điều kiện nuôi gia đình, đảm bảo có cuộc sống tương đối so với mặt bằng chung của xã hội. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng dành cho lao động có chuyên môn giỏi, tay nghề cao, tránh tình trạng cào bằng, bình quân chủ nghĩa hoặc chênh lệch không đáng kể giữa lao động có trình độ tay nghề cao với trình độ tay nghề thấp như hiện nay. Thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước dành cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, có chính sách hỗ trợ với những hộ gia đình khó khăn trong ngành. Cải thiện và nâng cao điều kiện làm việc của lao động trong ngành như đầu tư xây dựng những khu nhà ở, lán trại, bếp ăn

64

khang trang, sạch đẹp ở những công trường xây dựng, vì các công trình xây dựng thường có thời gian thi công kéo dài để người lao động không phải thuê bên ngoài, để họ sau mỗi ngày làm việc có điều kiện tốt nhất tái sản xuất lại sức lao động của họ, đồng thời quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của người lao động. Tại những khu tập thể, lán trại ở công trường hay những khu vực tập trung đông công nhân, chính quyền, doanh nghiệp cần trang bị nhiều hơn nữa sách báo, tivi, internet, cũng như tổ chức các buổi văn hóa, văn nghệ... cho cán bộ công nhân viên ở những khu vực như vậy để họ không vướng vào tệ nạn xã hội, có đời sống tinh thần lành mạnh.

Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp an toàn lao động cho người lao động như tổ chức các khóa tập huấn về quy trình an toàn lao động cho người lao động, thực hiện phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn, thắt dây an toàn khi thi công ở những công trình cao, nguy hiểm... để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc đối với người lao động trong ngành.

Có một thực trạng trong ngành xây dựng Hà Nội hiện nay là tồn tại rất nhiều những dự án treo, dự án chậm tiến độ thi công hoặc ngừng thi công do nhà thầu đói vốn, hoặc năng lực tài chính nhà thầu có hạn. Điều này khiến cho công nhân phải nghỉ việc, làm việc cầm chừng, hoặc không có việc làm dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực trong ngành và không thu hút được lao động mới trong xã hội vào ngành. Vì vậy, để phát triển thị trường xây dựng, để các doanh nghiệp ngành xây dựng Hà Nội có nhiều dự án để xây dựng, thi công, tạo nhiều việc làm cho người lao động, thu hút lao động mới vào ngành, Hà Nội cần có cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp, huy động các nguồn vốn từ toàn xã hội đầu tư vào thị trường xây dựng, vào ngành, như thành lập ngân hàng xây dựng của Hà Nội để các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Hà Nội có thêm một kênh huy động vốn, chủ động nguồn vốn, đầu tư cho các dự án của doanh nghiệp đang và sẽ thi công. Hiện nay thủ tục hành chính rườm rà, giải ngân chậm, chủ đầu tư khủng hoảng,

65

phá sản... dẫn đến nhà thầu thi công bị động, không đủ kinh phí đầu tư cho dự án, chậm tiến độ thi công, hoặc phải dừng thi công, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, gây lãng phí nguồn lực lao động của ngành, tránh tình trạng phụ thuộc vào vốn ngân sách, vốn của chủ đầu tư.

Đồng thời Hà Nội cũng tạo cơ chế thông thoáng hơn cho hình thức huy động vốn từ dân, từ nước ngoài, từ chính các doanh nghiệp trong nước cho ngành xây dựng thủ đô, như khuyến khích doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước rót vốn vào các dự án xây dựng. Đặc biệt ưu tiên các dự án về hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn và nhà ở cho dân theo mô hình BOT (xây dựng, khai thác, chuyển giao), để doanh nghiệp, người dân đứng ra đầu tư rót vốn, xây dựng, khai thác và chuyển giao, giúp cho Hà Nội có thêm những công trình đẹp, giúp thị trường xây dựng phát triển, doanh nghiệp xây dựng có nhiều dự án, tạo nhiều, việc làm, khai thác triệt để nguồn nhân lực sẵn có của ngành.

Đồng thời Hà Nội cũng cần có những quyết định, cơ chế, chính sách để hạn chế các doanh nghiệp xây dựng lớn của Hà Nội đầu tư dàn trải, lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh khác, không có hiệu quả, dẫn đến lãng phí nguồn vốn của Nhà nước, của doanh nghiệp. Nên định hướng cho các doanh nghiệp tập trung đầu tư cho lĩnh vực chính của mình là xây dựng, để tập trung mọi nguồn lực vào ngành, xây dựng những doanh nghiệp lớn này trở thành những tập đoàn kinh tế hùng mạnh, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của thủ đô, giữ được thị phần của thị trường xây dựng Hà Nội và tiến quân ra thị trường xây dựng nước ngoài. Như vậy mới khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực lao động trong ngành, giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên chức trong ngành và đủ sức hấp dẫn lực lượng lao động mới của xã hội vào ngành.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)