Nhóm giải pháp văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 78)

3.2.5.1. Giải pháp văn hóa

Đời sống của con người nói chung và đời sống của người lao động nói riêng, bao gồm cả đời sống vật chất và tinh thần. Người lao động không chỉ cần có thu nhập cao, có nhà ở đầy đủ tiện nghi, được ăn ngon, mặc đẹp... mà họ còn cần một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, được đi du lịch, đi xem phim, ca nhạc, xem tivi, đọc sách báo, internet để giải trí, tìm hiểu, gặp gỡ, giao lưu bạn bè...

Có một thực tế hiện nay là đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận người lao động nói chung và lao động ngành xây dựng nói riêng ở những khu công nghiệp, những công trình xây dựng, những khu tập thể, những xóm trọ công nhân, đời sống tinh thần của họ còn nghèo nàn chưa được quan tâm đúng mức. Gần như họ không có tivi, sách báo, internet, các khu vui chơi giải trí thì ở xa nơi ở, điều kiện làm việc vất vả, tăng ca triền miên, nên sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, người lao động chỉ muốn ở nhà nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe cho ngày làm việc tiếp theo. Do vậy, họ thiếu thốn về vật chất, nghèo

74

nàn về đời sống tinh thần, dẫn đến một bộ phận người lao động có nhận thức lệch lạc, sa vào những thú giải trí không lành mạnh, vướng vào tệ nạn xã hội.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội, các cấp chính quyền của Hà Nội, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của ngành, toàn xã hội không chỉ quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động mà còn phải quan tâm đến đời sống tinh thần của họ. Ở những khu tập thể, lán trại, nơi công trường, các xóm trọ công nhân, các kí túc xá sinh viên của các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành thì doanh nghiệp, nhà trường, xã hội nên đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống tinh thần của người lao động, của học sinh, sinh viên ngành xây dựng như: xây dựng nhà văn hóa, thư viện, đầu tư sách báo, trang bị đầy đủ tivi, internet cho người lao động, cho học sinh, sinh viên. Tổ chức các hội diễn văn nghệ quần chúng, tham quan, dã ngoại, du lịch, khu vui chơi giải trí... để họ có đời sống tinh thần lạc quan, vui vẻ, phấn chấn, yêu đời, để họ tái sản xuất sức lao động tốt nhất dẫn đến hiệu quả công việc cao nhất.

3.2.5.2. Giải pháp xã hội

Để nâng cao cuộc sống người lao động trong ngành, để người lao động yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, cống hiến cho doanh nghiệp, cho ngành, cho xã hội, các cấp chính quyền của thành phố, các doanh nghiệp và toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa đến các vấn đề xã hội dành cho người lao động trong ngành như:

+ Có cơ chế, chính sách hợp lý, công bằng để nâng cao thu nhập cho người lao động trong ngành đảm bảo họ sống được bằng lương, bằng tiền công của mình, nuôi sống mình và gia đình họ, để họ yên tâm công tác, không phải làm thêm, không vướng vào tiêu cực. Chú trọng đến những quyền lợi của người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí, thai sản, ốm đau... Các chế độ phúc lợi xã hội dành cho người lao động như du lịch, an dưỡng, khen thưởng kịp thời cho những lao động xuất sắc, cho con em

75

người lao động có thành tích tốt trong học tập... tránh tình trạng trốn tránh các nghĩa vụ này đối với người lao động ở một bộ phận doanh nghiệp xây dựng hiện nay.

+ Ở những khu công nghiệp, những công trường, những nơi tập trung đông người lao động, chính quyền các cấp của Hà Nội, doanh nghiệp phải vào cuộc, đầu tư xây dựng những khu tập thể khang trang, tiện nghi đầy đủ, có bếp ăn, căngtin, thư viện, sách báo, tivi, nhà trẻ... để người lao động có điều kiện ăn ở tốt nhất nhằm tái sản xuất tốt nhất sức lao động, sức khỏe của mình. Có chính sách ưu đãi về vốn để những người lao động trẻ, những hộ gia đình khó khăn trong ngành có thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, từ ngân sách nhà nước, từ chính doanh nghiệp của mình để có thể mua được nhà, có được chỗ ở khang trang, đàng hoàng, yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, với nghề.

+ Ở những cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành xây dựng, chính quyền, nhà trường cần tăng cường đầu tư xây dựng kí túc xá, khu nội trú khang trang, hiện đại, với đầy đủ ti vi, cantin, thư viện, internet... cho học sinh, sinh viên, để đội ngũ lao động tương lai của ngành sau mỗi ngày học tập căng thẳng có điều kiện ăn ở tốt nhất, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội; tránh tình trạng hiện nay do quỹ đất còn nhỏ hẹp, nhiều trường không đủ phòng trong kí túc xá cho sinh viên, nên sinh viên phải thuê trọ ở những xóm trọ bình dân, khu lao động nghèo, tệ nạn xã hội rình rập, điều kiện ăn ở thiếu thốn, không an toàn.

3.2.5.3. Giải pháp về nâng cao sức khỏe

Để nâng cao, cải thiện sức khỏe cho người lao động trong ngành, để người lao động trong ngành xây dựng Hà Nội có đủ sức khỏe, dẻo dai, bền bỉ, chịu được áp lực, tính chất công việc của ngành xây dựng, cần có một chiến lược tổng thể nâng cao thể trạng, giống nòi cho dân tộc Việt Nam của Nhà nước. Đồng thời đối với ngành xây dựng Hà Nội nói riêng, các doanh nghiệp sử dụng lao động trong ngành và các cơ sở đào tạo nhân lực cho

76

ngành ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp... cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho người lao động. Cần đầu tư xây dựng bếp ăn tập thể, cantin, đội ngũ cấp dưỡng... lo bữa ăn cho người lao động tại công trường tốt nhất, đảm bảo đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm , tránh tình trạng người lao động sau mỗi buổi làm việc nặng nhọc phải tự túc lo cho bữa ăn của mình ở những quán cơm bụi với dinh dưỡng kém, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không đủ năng lượng để họ phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động.

Ngoài ra, cần chú trọng đầu tư xây dựng các khu nhà tập thể, các lán trại khang trang, sạch sẽ, mát mẻ ở các công trường xây dựng, tránh trường hợp đầu tư tạm bợ, để sau mỗi buổi, mỗi ngày làm việc người lao động có điều kiện ăn, ở tốt nhất để phục hồi sức lực. Đồng thời, chính quyền các cấp của Hà Nội, doanh nghiệp cũng nên quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất dành cho việc rèn luyện thể dục, thể thao của người lao động như xây dựng nhà thi đấu, sân cầu lông, sân bóng đá mini...ở các khu tập thể, ở những công trường xây dựng tập trung đông người lao động, để người lao động sau mỗi ngày làm việc, ngày nghỉ có điều kiện luyện tập thể dục, thể thao lành mạnh, nâng cao sức khỏe.

Đối với học sinh, sinh viên, nguồn nhân lực tương lai của ngành xây dựng Hà Nội, các nhà trường cần đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất dành cho môn thể chất như nhà thi đấu, bể bơi, sân tập đa năng... dành cho sinh viên ở trong kí túc xá, khu nội trú, làng sinh viên... để các em có điều kiện chọn tập một môn thể thao mà mình yêu thích sau mỗi ngày học tập, cải thiện, nâng cao sức khỏe. Tránh tình trạng hiện nay, do quỹ đất nhỏ, một số cơ sở đào tạo không đủ cơ sở vật chất dành cho môn thể chất, cắt xén thời lượng giáo án của môn thể chất. Sinh viên, học sinh không có chỗ để tập thể dục, thể thao, và cũng còn tồn tại tâm lý của một bộ phận học sinh, sinh viên coi môn

77

thể chất là môn phụ, không quan trọng nên dẫn đến tình trạng học bắt buộc, hiệu quả không cao trong việc cải thiện sức khỏe của các em.

Ngoài việc chú trọng cơ sở vật chất dành cho việc tập luyện thể dục, thể thao của các em sinh viên, các nhà trường cũng chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư các khu kí túc xá, khu nội trú khang trang, sạch đẹp cho các em sinh viên có điều kiện ở tốt nhất, đầu tư xây dựng những cantin, bếp ăn sinh viên để cung cấp cho các em những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh và phù hợp với túi tiền của các em, để các em có điều kiện ăn, ở, rèn luyện thân thể tốt nhất để nâng cao sức khỏe của mình.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội là một tất yếu, khách quan trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đó có đủ về số lượng và chất lượng hay không, có đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào hệ thống, cơ chế, chính sách và các giải pháp mà Thành phố và Sở Xây dựng Hà Nội đề ra.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và phân tích quá trình phát triển, những tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy nguồn nhân lực của ngành phát triển mạnh hơn nữa. Trong những năm tới, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, Hà Nội cũng cần chú trọng nhóm giải pháp cơ chế chính sách, giáo dục và đào tạo, cũng như giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động trong ngành, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực của ngành, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước.

78

KẾT LUẬN

1. Luận văn làm rõ những khái niệm cơ bản cũng như phân tích làm nổi bật mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như khái quát quá trình hình thành và phát triển của nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội, những thách thức, tồn tại, và yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực của ngành trong thời gian tới. Những vấn đề đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải phát triển hơn nữa nguồn nhân lực của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2. Luận văn cũng đi sâu phân tích những đóng góp, thực trạng của nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, những bất cập của nguồn nhân lực trong ngành, cũng như những thách thức, yêu cầu đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực của ngành.

3. Luận văn cũng chỉ ra một số nguyên nhân chính, ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành và một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong thời gian tới.

4. Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực của ngành, luận văn xây dựng một hệ thống giải pháp để ngành xây dựng Hà Nội có thể tham khảo trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ngành.

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, là đầu tầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hà Nội thành công đóng góp rất lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Xây dựng Hà Nội trở thành một thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng với vị thế của một nước Việt Nam đang ngày càng có vị trí cao trên trường quốc tế, có đóng góp rất lớn của các ngành kinh tế, trong đó có ngành xây dựng Hà Nội. Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà

79

Trung ương và Hà Nội đã đặt ra cho ngành trong thời kỳ mới, phụ thuộc rất lớn vào việc phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Bởi vậy, nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nhất là đối với ngành kinh tế quan trọng như ngành xây dựng Hà Nội hiện nay. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề này là rất cần thiết và luận văn vẫn còn tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu đề tài này.

Một số kiến nghị đối với ngành xây dựng Hà Nội:

Thứ nhất: Sở Xây dựng Hà Nội nên lập một tổ công tác chịu trách nhiệm tổ chức, điều tra, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngành, về tỷ lệ lao động lành nghề, có trình độ của ngành, ít nhất ba năm một lần. Từ đó tham mưu cho Sở Xây dựng, cho thành phố lập kế hoạch đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của ngành hợp lý, hiệu quả, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ hai: Thành phố và Sở Xây dựng Hà Nội cần ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để tạo môi trường thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành xây dựng và nguồn nhân lực của ngành trong giai đoạn tới, qua đó, để nguồn nhân lực ngành xây dựng Hà Nội đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới.

80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng (2010), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

2. Cơ quan Báo cáo phát triển của con người Liên Hiệp Quốc (1990), Chỉ

tiêu và chỉ số phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), “Một số vấn đề cần được quan tâm: Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người”, Tạp

chí Triết học (2).

4. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Triết học (2).

5. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, Hà Nội. 6. Nguyễn Quang Du (1994), “Tài liệu con người trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thông tin lý luận (11).

7. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở

Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

8. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh

tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4, BCHTW

(khóa VII), Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị lần thứ 7 Ban chấp

hành TW (khóa VII), Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 ban chấp

81

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 53, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Tống Văn Đường (1995), “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta”, Kinh tế và phát triển (5).

18. Bùi Thị Ngọc Lan (chủ biên) (2001), Phát triển nguồn lực chất lượng

cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HDH, gắn với Kinh tế trí thức, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

19. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)