Vốn và thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 34)

Vốn cho sản xuất

Các làng nghề ở nước ta nói chung và làng An Hòa nói riêng đều trong tình trạng thiếu vốn, vấn đề là ít hay nhiều thôi. Làng nghề thêu ren An Hòa giai đoạn này gần như chưa được quan tâm của các cấp chính quyền. Theo kết quả điều tra thì giai đoạn này nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh của các cơ sở làm nghề thêu đều là vốn tự có. Chưa có nguồn vốn hỗ trợ của các cấp chính quyền, các cơ sở tự vay của ngân hàng để sản xuất.

Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng thêu ren An Hòa giai đoạn này chủ yếu xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Đây được coi là 2 thị

31

trường tiêu thụ chính cho sản phẩm hàng thêu ren của làng An Hòa, các hộ sản xuất chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm kiếm thị trường mới. Hình thức tiêu thụ sản phẩm duy nhất lúc này là ủy thác cho các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong tỉnh, cụ thể trong giai đoạn này nguồn hàng xuất khẩu đi là do xí nghiệp thêu ren xuất khẩu Hà Nam Ninh (xí nghiệp được xây dựng bởi 3 xí nghiệp là xí nghiệp thêu Ninh Bình, xí nghiệp thêu Hà Nam và xí nghiệp thêu Nam Định).

Sau năm 1991, do sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, đã làm cho khối thị trường Châu Âu rạn nứt, sản phẩm hàng thêu ren của An Hòa mất đi thị trường lớn, quen thuộc và dễ đáp ứng. Hoạt động sản xuất của nghề gần như ngừng hẳn, hợp đồng bị chấm dứt đột ngột, nguyên liệu và hàng hóa tồn đọng không có chỗ tiêu thụ, không thu hồi được vốn để tiếp tục sản xuất, hàng không thanh toán được dẫn đến công nợ chồng chất. Nhiều tổ hợp sản xuất tạm dừng hoạt động hoặc chuyển sang làm nghề khác, một số sản xuất cầm chừng, người thợ thêu ở An Hòa đứng trước nguy cơ mất nghề.

Tiểu kết chƣơng 1

Cũng như bao nghề thủ công truyền thống khác của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng ở An Hòa, nghề nông được coi là nghề chính đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người. Sinh ra từ vùng đồng bằng chiêm trũng Thanh Liêm - Hà Nam, người nông dân An Hòa luôn chăm chỉ làm ăn nhưng vẫn không đủ ăn. Nhiều người trong làng đã phải bỏ làng đi nơi khác tìm kế sinh nhai, trong số đó có cụ Nguyễn Đình Thản. Sau một thời gian phiêu bạt tìm kiếm việc làm, cụ Thản đã học được nghề thêu và trở về quê mở lớp dạy nghề cho người dân trong làng. Từ đó nghề thêu ren ngày càng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao hơn làm nông nghiệp.

32

Khi mới xuất hiện nghề thêu mang tính chất là nghề phụ, nhưng dưới tác động của bối cảnh lịch sử nghề thêu ren đã có những khởi sắc và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở làng An Hòa. Sản phẩm thêu ren ren An Hòa không chỉ được biết đến ở trong nước mà sức lan tỏa của nó đã vượt ra cả nước ngoài, các bạn hàng đã thông qua Bộ Thương mại đặt mua sản phẩm tranh thêu ren.

Do khủng hoảng về thị trường tiêu thụ, sản phẩm hàng thêu ren mất đi thị trường truyền thống nên nghề thêu ren An Hòa đứng trước nguy cơ mất nghề.

33

Chƣơng 2

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ THÊU REN AN HÒA TRONG NHỮNG NĂM 1996- 2010

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 34)