Vai trò của nghề thêu ren đối với sự phát triển của làng An Hòa

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 71)

Thứ nhất, sự phát triển của nghề thêu ren đã góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân và giải quyết tốt các vấn đề xã hội

Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ không có khả năng giải quyết số lao động dư thừa ở nông thôn. Vì vậy việc phát triển làng nghề, nghề truyền thống ở nông thôn không chỉ thu hút lao động ở gia đình, làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê và còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ khác phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Bởi lẽ, phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt được khoảng thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, giảm được thời gian nhàn rỗi, góp phần phân bố hợp lý lực lượng lao động nông thôn.

Khác với sản xuất công nghiệp và một số nghề thủ công khác, nghề thêu ren làng An Hòa không đòi hỏi vốn đầu tư lớn bởi chỉ cần một số công cụ thủ công thô sơ như cái kim, khung thêu cũng có thể làm được. Nhờ có nghề thêu ren truyền thống phát triển đã tạo ra được nhiều việc làm cho người nông dân. Tính đến thời điểm năm 2010, nghề thêu ren đã giải quyết việc làm cho 95% lực lượng lao động trong làng và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại các địa phương khác trong những tháng nông nhàn. Mỗi năm sản

68

lượng hàng xuất đi thu về cho làng nghề 1- 2 tỷ USD và trở thành làng nghề truyền thống với 95% số hộ trong làng tham gia làm nghề.

Mặt khác, nghề thêu ren phát triển còn tạo điều kiện cho mạng lưới cung cấp nguyên liệu, dịch vụ vận chuyển hàng thêu,…phát triển. Đồng thời, kéo theo sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở làng như: đường giao thông, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc và hệ thống y tế, phúc lợi xã hội được nâng cấp cải tạo, thiết chế văn hoá ở cơ sở được quan tâm xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời bảo tồn phát huy giá trị văn hoá ở các làng nghề của địa phương.

Như vậy, việc phát triển nghề thêu ren truyền thống ở làng An Hòa có tác động rất quan trọng đã khai thác được các nguồn lực trong làng, một mặt tạo điều kiện cho những người không có khả năng sản xuất nông nghiệp hoặc trong thời gian nông nhàn chuyển sang làm nghề thêu tận dụng được tối đa thời gian rảnh rỗi lại vừa có thêm thu nhập. Mặt khác, khi nghề thêu phát triển kéo theo sự phát triển nhiều nghề dịch vụ có liên quan, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động.

Thứ hai, nghề thêu ren phát triển đã góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động

Việc cải thiện đời sống của người dân nông thôn chỉ có thể làm được trên cơ sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập. Ở làng An Hòa, do có nghề thêu ren truyền thống phát triển nên đời sống vật chất và cả tinh thần của người dân của làng nghề cao hơn các làng thuần nông. Diện mạo làng An Hòa với những thành tích đạt được trong phát triển kinh tế, xã hội luôn dẫn đầu xã Thanh Hà là minh chứng rõ ràng nhất. Nơi đây còn được mệnh danh là làng có nhiều tỷ phú nhờ làm nghề thêu ren với những cái tên như Lê Công Kha, Nguyễn Xuân Thường, Nguyễn Tiến Thăng… Thu nhập từ nghề thêu ren

69

chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập đã đem lại cho người dân nơi đây cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn.

Thu nhập của lao động từ làm nghề trong làng cao hơn thu nhập của hộ thuần nông, tỷ lệ hộ khá giả và giàu tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt và hầu như không có hộ đói. Thu nhập được nâng cao đã góp phần thu hẹp khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Ở An Hòa, nhờ phát triển nghề thêu ren mà thu nhập của người dân tăng nhanh, chiếm tới 70 - 80% tổng thu nhập.

Khi nghề thêu ren truyền thống phát triển đã xuất hiện một số người mạnh dạn rời bỏ nông nghiệp (rời bỏ ruộng không rời làng) để làm nghề. Đây chính là cơ sở vững chắc của việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Ở An Hòa, nhiều hộ gia đình hàng năm tích lũy được hàng trăm triệu đồng, thu nhập từ nghề thêu ngày càng cao, đời sống người lao động làm nghề được cải thiện, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội từ đó mà giảm dần.

Hạn chế di dân tự do

Ngoài tác động về kinh tế, chúng ta cũng không thể phủ nhận ý nghĩa xã hội của nghề thêu ren truyền thống đó là việc hạn chế di dân tự do. Nhờ có nghề thêu ren phát triển đã tạo ra nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn An Hòa, là tiền đề để thực hiện “ly nông bất ly hương”. Người nông dân luôn có tâm lý gắn bó với làng quê, do vậy khi đã có việc làm ổn định tại quê hương thì họ sẽ không phải đi tìm việc nơi khác. Những người lao động có thể chấp nhận một mức thu nhập thấp hơn so với việc họ đi làm thuê ở nơi khác nhưng được ở lại quê hương, tại nơi mà sinh sống, họ có cơ hội gần gia

70

đình, có cơ hội được chăm sóc và xây dựng gia đình nhiều hơn so với đi làm thuê ở nơi xa. Như vậy, việc phát triển nghề thêu ren truyền thống ở làng An Hòa đã góp phần tạo sự ổn định, giữ vững an ninh trật tự xã hội.

Kinh tế, thu nhập, việc làm thấp kém là nguyên nhân mà từ đó có thể nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, từ khi hoạt động sản xuất hàng thêu ren phát triển đem lại thu nhập cao, mọi người đua nhau làm giàu, lớp trẻ chí thú làm ăn, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi.

Thứ ba là, góp phần làm biến đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở An Hòa

Nghề thêu ren phát triển đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, hàng năm kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm hàng thêu ren của làng nghề không ngừng gia tăng, ước tính đạt khoảng 1- 2 tỷ USD. Nó có tác động trực tiếp đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế của làng nghề, tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp tăng dần trong GDP.

Ở An Hòa giá trị tổng sản lượng của các ngành năm 2007 đạt 107,8 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên 145,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của làng năm 2010 có sự chuyển biến rõ nét. Cụ thể năm 2007 giá trị sản xuất CN, TTCN - xây dựng đạt 48,1 tỷ đồng chiếm 44,7% trong cơ cấu kinh tế của làng nghề, đến năm 2010 giá trị sản xuất đạt 68,7 tỷ đồng chiếm 47,2%.

Mặt khác, khi nghề thêu ren phát triển sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các ngành dịch vụ liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa như: dịch vụ cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, dịch vụ vận tải vận chuyển hàng đến các cơ sở sản xuất và những nơi tiêu thụ, thương nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch…Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làng An Hòa được thể hiện cụ thể qua bảng 2.10:

71

Bảng 3.10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làng nghề An Hòa năm 2007 – 2010

Chuyển dịch cơ cấu

Năm 2007 Năm 2010 GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 107,8 100 145,6 100

Nông nghiệp- thủy sản 27,2 25,2 24,6 16,9

CN, TTCN- xây dựng 48,1 44,7 68,7 47,2

Dịch vụ- thƣơng mại 32,5 30,1 51,9 35,6

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của UBND xã Thanh Hà giai đoạn 2007- 2010

Như vậy, sự phát triển của làng nghề đã đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của An Hòa theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của làng nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đặc thù của nghề thêu ren chủ yếu là thu hút lao động tại chỗ nên tỷ lệ lao động tham gia làm nghề ở làng An Hòa ngày càng tăng nhanh kéo theo việc tỷ lệ lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp… giảm xuống. Mặt khác, mức thu nhập của người lao động làm nghề cao gấp 4- 5 lần so với thu nhập của người lao động thuần nông. Điều này cũng khiến số hộ gia đình chuyển từ sản xuất thuần nông sang sản xuất hàng thêu ren và chuyên làm nghề ngày càng tăng nhanh. Kết quả đó đã làm tăng tỷ lệ hộ làm nghề lên và giảm tỷ lệ hộ nông nghiệp. Năm 2008, ở An Hòa tỷ lệ lao động làm nghề thêu ren là 89,6% và hộ làm nghề thêu ren là 90,2% đến

72

năm 2010 số lao động làm nghề thêu ren là 95% tăng thêm 5,4% và hộ làm nghề là 96% (tăng lên 5,8%). Tỷ lệ lao động nông nghiệp năm 2008 là 3,1% đến năm 2010 giảm xuống còn 2,5%.

Do nghề thêu có thu nhập cao hơn các nghề khác nên ngày càng có nhiều lao động tham gia làm nghề thêu ren hơn, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự biến đổi cơ cấu lao động trong làng nghề. Số hộ và cơ sở ngành nghề ở làng nghề ngày một tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8- 9,8%/năm. Thực tế cho thấy, giá trị kinh tế to lớn từ hoạt động của nghề thêu đã tạo điều kiện cho làng An Hòa tích lũy vốn phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như bê tông hóa đường làng, ngõ xóm; đóng góp xây dựng trường học, trạm y tế, đặc biệt là góp phần trùng tu tôn tạo khu di tích lịch sử cấp quốc gia đình, chùa An Hòa.

Như vậy, có thể thấy sự phát triển của nghề thêu ren ở làng An Hòa đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng ngành TTCN, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; tỷ lệ lao động TTCN ngày càng tăng, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm xuống. Ngoài ra, sự phát triển của nghề còn có tác động trực tiếp sự phát triển của một số ngành có liên quan tham gia phục vụ hoạt động sản xuất. Điều đó đã góp phần tích cực vào phân bố lại lao động, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho số lao động dư thừa ở nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.

Thứ tư, nghề thêu ren phát triển đã góp phần phát triển du lịch

Lợi ích của việc phát triển nghề - làng nghề thêu ren An Hòa không chỉ ở giá trị kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần phát triển du lịch làng nghề.

73

Hoạt động sản xuất hàng thêu ren của An Hòa phát triển, nhiều sản phẩm của làng nghề đã được tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới. Thông qua những sản phẩm hàng thêu ren mà khách hàng biết đến một làng quê ở vùng đồng bằng chiêm trũng Thanh Liêm- Hà Nam. Từ đó, sẽ có nhiều khách du lịch muốn đến tham quan, mua sản phẩm tại làng góp phần thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển. Sự kết hợp giữa ngành du lịch với làng nghề đang là hướng đi mới hứa hẹn nhiều tiềm năng vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa quảng bá được hình ảnh mảnh đất và con người làng nghề An Hòa với khách du lịch.

Hơn thế, An Hòa có vị trí địa lý thuận lợi là nằm cạnh quốc lộ 1A và quốc lộ 21A, hai con đường huyết mạch của cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các điểm hoặc tuyến du lịch lữ hành.

Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên cũng là lợi thế, đến với làng nghề du khách vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của một di tích lịch sử vừa được thăm quan làng nghề truyền thống với nét văn hoá đặc sắc của làng nghề. Đồng thời khách tham quan còn được tận mắt theo dõi quy trình sản xuất ra các sản phẩm thậm chí là tham gia thực hành vào một khâu sản xuất nào đó, chính điều này tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề.

Ngoài những thế mạnh về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên (có cây đa, giếng nước, sân đình đặc trưng của làng Việt) góp phần tạo nên nét văn hoá địa phương đặc sắc. Làng nghề truyền thống nên An Hòa còn có sức thu hút đặc biệt với du khách nước ngoài bởi nó gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và có truyền thống riêng. Đó là di tích lịch sử cấp quốc gia là đình An Hoà - nơi thờ hoàng tử Linh Lang và phò mã Kiều Đức Mậu thời nhà Lý. Hàng năm có tổ chức lễ hội vào ngày 10 - 3 âm lịch với lễ rước Thánh và các trò chơi dân gian hết sức sôi động cũng là một lợi thế để thu hút khách du

74

lịch đến với làng nghề. Đến với làng nghề du khách không chỉ được ngắm khung cảnh làng quê, mà còn được tham quan nơi sản xuất những sản phẩm truyền thống.

Sự phát triển của nghề thêu ren đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, đó là du lịch làng nghề. Nhiều khách trong và ngoài nước đã về Thanh Hà để tham quan, chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo do các nghệ nhân thêu ren làm ra và đặt hàng tại đây. Du lịch làng nghề được khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp, sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và người dân làng nghề An Hòa nói riêng một cách sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Du lịch làng nghề được quảng bá và thị trường các sản phẩm của làng nghề được mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa phương có làng nghề.

Thứ năm là, nghề thêu ren phát triển góp phần phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Nghề thêu ren ở An Hòa từ lâu đã trở thành một bộ phận gắn bó khăng khít với truyền thống văn hóa của địa phương. Truyền thống đó không chỉ thể hiện trên những sản phẩm thêu ren mà còn thể hiện trong cách chế tác và sử dụng công cụ lao động, sự sáng tạo và thăng hoa của người thợ thêu gửi gắm trong từng đường kim mũi chỉ, các bí quyết làm nghề…. Bản sắc văn hóa truyền thống của người dân An Hòa thể hiện thông qua màu sắc, hoa văn, hình dáng, cách dùng… góp phần nâng cao giá trị và tạo nét riêng biệt của sản phẩm thêu An Hòa so với những sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Giá trị văn hóa thể hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm hàng thêu ren nó gắn với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh sảo của các nghệ

75

nhân - những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm. Nó được thể hiện thông qua những hoa văn, những họa tiết hết sức gần gũi với người nông dân ở làng quê Việt như hình ảnh những bông hoa mai, hoa cúc trên những chiếc khăn tay hay con cua con cá trong những bức tranh để làm đồ trang trí…Có thể kể đến một số tác phẩm đạt trình độ cao của nghệ nhân làng nghề như: tác phẩm thêu truyền thần trên các chất vải khác nhau như thêu người, con giống, hoa lá. Hay nghệ nhân Nguyễn Đình Quyền với ba đề tài mẫu chào hàng: kiểu bình hoa, kiểu hoa trà thêu cắt rút toàn bộ chỉ

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 71)