Những thay đổi chính của nghề thêu ren làng An Hòa trong cơ

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 68)

* Thay đổi về hình thức tổ chức

Bước sang thời kỳ đổi mới, trong điều kiện mới với nhiều chính sách mới của thì hình thức tổ chức hợp tác xã được khôi phục. Hợp tác xã thêu ren

65

An Hòa được thành lập khác hẳn với mô hình hợp tác xã trước đây về tổ chức lẫn phương thức hoạt động đáp ứng nhu cầu hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Quy trình sản xuất vẫn được thực hiện chính ở các hộ gia đình, tổ hợp sản xuất với vai trò là vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, hợp tác xã.

Đặc biệt là sự xuất hiện của hình thức doanh nghiệp (các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân) được xem là tiền đề quan trọng để nghề thêu ren truyền thống ở làng An Hòa tách khỏi nông nghiệp, phát triển thành khu sản xuất công nghiệp tập trung.

Có thể nói, sự xuất hiện của hình thức doanh nghiệp được xem là chuyển biến mới, tích cực trong hình thức tổ chức sản xuất của nghề chứng tỏ hình thức tổ chức sản xuất của nghề thêu ren bắt đầu mang dáng dấp của hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp. Đồng thời, tạo nên sự đa dạng trong hình thức tổ chức, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.

* Trong hoạt động sản xuất đã có sự phân công lao động nhưng chưa rõ ràng

Hoạt động sản xuất được chuyên môn hóa cùng với sự phát triển của nghề, với sự xuất hiện những hộ sản xuất mang tính chuyên nghiệp, hình thành những hộ chuyên nghề, hộ kiêm nghề. Những hộ chuyên nghề có hầu hết lao động trong gia đình tham gia làm nghề và có nguồn thu nhập chính từ làm nghề. Thời kỳ đổi mới, các hộ sản xuất thường chuyên về một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất thay vì phải ôm đồm làm nhiều công đoạn như trước. Tính chuyên môn hóa ngày càng cao đã hình thành nên những cơ sở chuyên in, chuyên giặt là, chuyên thêu... tạo nên một quy trình sản xuất dây chuyền mang tính chuyên nghiệp với nhiều khâu, thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện đưa sản phẩm ra thị trường.

66

Ngay cả lực lượng thợ trong nghề thêu cũng đã có sự phân hóa, những người có tay nghề cao có kinh nghiệm trong sản xuất được vinh danh là nghệ nhân, thợ chính, thợ cả, thợ phụ. Bên cạnh đó, những người có tay nghề được chọn làm công nhân trong tổ giặt là, tổ in, kiểm tra đóng gói sản phẩm.

Mặc dù nghề thêu ren đã phát triển và đem lại thu nhập cao hơn làm nông nghiệp, đã có một số hộ chuyển hẳn sang làm nghề nhưng hầu hết vẫn chưa bỏ hẳn nông nghiệp, họ vẫn làm ruộng nhưng thuê người làm. Người thợ thêu đồng thời cũng là người nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, tính chuyên môn hóa của nghề thêu ren nơi đây vẫn chưa tách biệt hẳn với nông nghiệp.

Trình độ tay nghề của người thợ đã được cải thiện qua huấn luyện giản đơn, vừa học vừa làm. Hình thức quản lý đã được quan tâm, một số cơ sở sản xuất đã có người tốt nghiệp đại học, cao đẳng được đào tạo về kỹ năng quản lý, kinh doanh chủ yếu làm việc tại doanh nghiệp.

* Đổi mới về công nghệ sản xuất

Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất đem lại năng suất cao hơn và chất lượng sản phẩm được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình đổi mới công nghệ còn chậm, lao động thủ công truyền thống vẫn giữ vị trí chủ yếu. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại của máy móc với sự khéo léo của kỹ thuật thủ công truyền thống chứng tỏ hoạt động sản xuất đang được hoàn thiện, chuyên nghiệp hơn.

* Thị trường tiêu thụ được mở rộng ở hầu khắp các châu lục, hình thức xuất khẩu phong phú hơn

Sản phẩm hàng thêu ren của An Hòa đã có mặt trên 30 nước trên thế giới. Hình thức xuất khẩu chủ yếu vẫn là xuất khẩu gián tiếp thông qua các

67

doanh nghiệp trong nước nhưng đã có một số cơ sở trực tiếp xuất đi nước ngoài mà không qua khâu trung gian, hướng đi mới nữa là tiêu thụ sản phẩm thông qua con đường du lịch. Bên cạnh việc chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu thì thị trường trong nước cũng được quan tâm.

Việc thị trường tiêu thụ được mở rộng là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của những người thợ tâm huyết, luôn trăn trở tìm hướng đi mới cho nghề.

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)