Những nhân tố thuận lợi mới cho sự phát triển nghề

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 37 - 41)

Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động có tác động trực tiếp đến sự phát triển của nghề TCN của Việt Nam nói chung và nghề thêu ren ở An Hòa nói riêng. Chính sách mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài của Đảng và nhà nước đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì thị trường tiêu thụ được mở rộng hơn, sản phẩm thêu ren An Hòa như được chắp cánh vươn ra thị trường trong khu vực và quốc tế. Sản phẩm thêu của An Hòa đã được xuất đi nhiều nước trên thế giới, ngoài những thị trường truyền thống trước đây sản phẩm thêu của An Hòa đã không ngừng thâm nhập các thị trường tiềm năng như EU và cả những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản…

Hướng đi mới để nghề thêu ren tiếp tục phát triển là đổi mới công nghệ và cách thức quản lý trong từng khâu sản xuất để sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn đáp ứng được nhu cầu thị trường mới. Việc khẳng định sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức đã mở cửa đã làm cho nền kinh tế nước ta khởi sắc. Trong bối cảnh đó, làng nghề truyền thống nói riêng, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung được khôi phục và không ngừng phát triển khẳng định vai trò to lớn trong khu vực kinh tế nông thôn. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các làng nghề không còn gò bó, tùy khả năng của các chủ thể mà lựa chọn hình thức nào phù hợp cho sự phát triển của mình như: hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, công ty, doanh nghiệp... Bên cạnh đó, luật công ty, luật HTX, luật doanh nghiệp tư

34

nhân ra đời là hành lang pháp lý cho các hình thức này tồn tại, đóng góp vào nền kinh tế, khẳng định vị trí của mình.

Mặt khác từ năm 2000 đến nay, việc phát triển nghề và làng nghề được các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm và có những chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho nghề và làng nghề phát triển. Cụ thể như:

Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người nông dân, tăng cường hoạt động xuất khẩu.

Nghị định số 73/1995/NĐ-CP ngày 01/11/1995, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn (Nghị quyết số 01/2008/NĐ- CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng của bộ NN &PTNT). Trên cơ sở đó, Bộ NN &PTNT đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách mà cụ thể là Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định 66/2006/NĐ-CP, Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề cũng như đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy, phát triển nghề và làng nghề.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, cùng với các bộ, ngành, các tỉnh thành phố trên cả nước, tỉnh Hà Nam đã xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, các làng nghề truyền thống trong đó có nghề

35

thêu ren. Cụ thể tại cuộc họp ban chấp hành TW Đảng đã nói: “phát huy tối đa công nghiệp, TTCN và khôi phục phát triển các làng nghề TTCN…cần phải nhanh chóng áp dụng công nghệ hiện đại để tăng sức cạnh tranh của từng sản phẩm trên thị trường”.

Năm 2004, tỉnh ủy Hà Nam có quyết định 08 về việc phát triển kinh tế TTCN, quyết định 08 ra đời như một luồng gió mới tạo nên sức mạnh trong việc tổ chức thực hiện việc phát triển ngành nghề TTCN trong tỉnh nói chung và làng An Hòa nói riêng. Không chỉ vậy, nghị quyết còn nêu ra các quy định về tiêu chuẩn làng nghề TTCN, quyền lợi và trách nhiệm của làng nghề (Quy định về tiêu chuẩn làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hà Nam ban hành kèm theo quyết định số 208/QĐ-UB ngày 09 tháng 02 năm 2004 của UBND tỉnh Hà Nam).

Trong chiến lược phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống trên địa bàn xã, huyện Thanh Liêm đến năm 2015 thì thêu ren xuất khẩu của xã Thanh Hà được đặt lên hàng đầu trong việc đầu tư phát triển cho các làng nghề.

Nghị quyết năm 2009 của xã đã khẳng định phải tiếp tục phát triển nghề thêu ren, tạo ra nhiều mặt hàng đa dạng, mở rộng thị trường tiêu thụ, giải quyết nguồn vốn cho sản xuất, đặc biệt là quy hoạch thành cụm TTCN sản xuất hàng thêu ren xuất khẩu.

Ngoài ra Nhà nước cũng có các chính sách, dự án cải tạo đường xã, thôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất lưu thông sản phẩm được dễ dàng hơn.

UBND xã Thanh Hà trực tiếp can thiệp với các ngân hàng để đảm bảo cho các doanh nghiệp vay vốn sản xuất được thuận lợi hơn. Các thủ tục hành chính đối với nghề thêu thông thoáng hơn. Từ những năm 2000 đến nay,

36

làng nghề thêu ren xã Thanh Hà nói chung và làng nghề thêu ren An Hòa nói riêng đã nhận được nhiều dự án cho việc khôi phục và phát triển nghề thêu do các tổ chức giúp đỡ. Một số dự án tiêu biểu như: Dự án đầu tư phát triển du lịch làng nghề của Sở du lịch Hà Nam; Dự án xây dựng văn phòng nghiên cứu vệ sinh nước sạch làng nghề (dự án của Đan Mạch); Dự án xây dựng điểm quy hoạch giãn dân, cấp đất cho TTCN, xây dựng khu CN để tập trung các doanh nghiệp thêu cùng sản xuất, xây dựng bến bãi để xe, nhà giới thiệu sản phẩm làng nghề, đường giao thông nối 2 làng nghề An Hòa và Hòa Ngãi (dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nam với số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ).

Hàng năm làng An Hòa đã nhận được nguồn vốn đầu tư của các nước như Đức, Bỉ, đặc biệt là vốn từ tập đoàn IKEA (Thụy Điển) đầu tư 2- 3 tỷ mỗi năm cho việc đào tạo lao động thêu và thay đổi công nghệ sản xuất.

Các chương trình khuyến công được triển khai như: chương trình truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề đã đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động; chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tập huấn bồi dưỡng chế độ chính sách, hỗ trợ đầu tư thiết bị mới, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ học tập trao đổi kinh nghiệm, tham quan học tâp, thành lập các hội, hiệp hội, hỗ trợ lập đề án xin chủ trương đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, hỗ trợ các làng nghề, nghệ nhân tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước...

Do thích ứng nhanh với cơ chế mới, nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài nên nghề thêu ren ở An Hòa trong những năm 1996 đến năm 2010 đã từng bước vượt qua khủng hoảng và có những khởi sắc mới thể hiện ở bốn nội dung cụ thể sau.

37

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)