Hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 26)

Hợp tác xã

Đầu những năm đổi mới là thời điểm khó khăn nhất của hệ thống hợp tác xã trên cả nước. Phần lớn các hợp tác xã đều không thích ứng được với cơ chế thị trường trở nên rệu rã và đi đến giải thể.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xét thấy không còn phù hợp với cơ chế mới, HTX thêu ren xã Thanh Hà giải thể vào năm

23

1990. Từ đó, nghề thêu ren An Hòa lại trở về về với hình thức sản xuất kinh doanh hộ gia đình truyền thống, tự sản tự tiêu đúng hiện trạng ban đầu.

Hộ gia đình

Hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất của nghề thêu ren An Hòa. Với hình thức này 100% lao động là các thành viên trong gia đình. Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ trong phạm vi gia đình, sử dụng kinh nghiệm truyền thống và với lợi ích của chính bản thân mình nên các hộ gia đình đã huy động tối đa mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các hộ sản xuất đảm nhiệm phần lớn các khâu trong quy trình sản xuất, người lao động từ già đến trẻ đều có thể tham gia vào nhiều công đoạn sản xuất hàng thêu với những công việc phù hợp như chuyên chở (vải, chỉ thêu, hàng thêu), cắt, vẽ tranh, thêu hàng… Chủ hộ hoặc các lao động chính trong gia đình thường là nghệ nhân, thợ giỏi hoặc là người có tay nghề khá đảm nhận việc chỉ đạo các công đoạn sản xuất, thực hiện những công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao, khó, phức tạp, tính thẩm mỹ cao và nhiệm thu chất lượng sản phẩm. Các thành viên khác trong gia đình làm toàn bộ các công đoạn từ mua nguyên vật liệu đến pha cắt, in kẻ, thêu và hoàn thiện sản phẩm thêu ren.

Bên cạnh đó, nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất một số hộ làm nghề tự liên kết với nhau thành lập nên các tổ hợp sản xuất làm tiền đề cho sự ra đời của các công ty, doanh nghiệp tư nhân ở giai đoạn sau.

Tổ hợp sản xuất

Các tổ hợp sản xuất nhỏ ra đời do cầu hợp tác trong sản xuất, một số hộ liên kết với nhau để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất. Mỗi tổ hợp sản xuất thường có 5-10 gia đình người đảm nhận toàn bộ quy trình sản xuất.

24

Sản phẩm làm ra khá nhiều, nhưng việc tìm kiếm thị trường vẫn còn là vấn đề khó khăn. Song với tấm lòng yêu nghề, kiên trì và phát huy nội lực của nghề truyền thống đã giúp người dân An Hòa giữ được nghề. Hoạt động ngành nghề đã có những khởi sắc.

Một phần của tài liệu Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (1986-2010) (Trang 26)