Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) (Trang 66)

- Thời gian đầu tư, thi công các công trình đầu tư ngắn, việc vận hành các kết quả đầu tư phát triển

b) Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2006-2010

Bước đầu vào thị trường Việt Nam, công ty xác định hai lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất bánh răng nhựa và sản xuất thấu kính nhựa. Công ty thấy rằng, bánh răng nhựa có thị trường ổn định và lâu dài nhưng tỷ suất lợi nhuận không cao. Công ty có một thuận lợi là ngay khi xây dựng nhà máy, công ty đã có đối tác đặt hàng là nhà máy Canon Thăng Long. Đối với sản phẩm thấu kính, tuy vòng đời sản phẩm ngắn, thị trường ít ổn định nhưng tỷ suất lợi nhuận lại rất cao. Tuy nhiên, sản xuất thấu kính lại đòi hỏi yêu cầu cao cả về máy móc và trình độ kỹ thuật của người lao động. Thế nên muốn phát triển ổn định và lâu dài, trước hết công ty có thể đầu tư ngay vào sản xuất bánh răng nhựa, từ đó tạo tiềm lực để sản xuất thấu kính nhựa. Khi đã dần ổn định và xây dựng được hệ thống sản xuất cũng như đào tạo được nguồn nhân lực, công ty sẽ mở rộng hoạt động sản xuất thấu kính nhựa.

Ta có thể thấy mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2006-2010 thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: Triệu đồng

STT Năm /Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

1 Vốn đầu tư 7.000 8.000 80.000 10.000 21.000

2 Doanh thu 35.000 40.000 45.000 130.000 150.000

3 Lợi nhuận -45.000 -30.000 -15.000 20.000 40.000

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Enplas (Việt Nam)

2.2.1. Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010

Số liệu tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010

STT Năm/Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2006 2007 2008 2009 2010

1 Tổng vốn đầu tư thực hiện Triệu

đồng 6.560 7.659 86.750 8.965 20.000

2 Giá trị gia tăng liên hoàn Triệu

đồng 1.099 79.091 -77.785 11.035

3 Tốc độ tăng liên hoàn % 16,75 1.032,65 -89,67 123,09

4 Giá trị gia tăng định gốc Triệu

đồng 1.099 80.190 2.405 13.440

5 Tốc độ gia tăng định gốc % 16,75 1.222,41 36,66 204,88

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Enplas (Việt Nam)

Ngoại trừ năm 2008, vốn đầu tư thực hiện của công ty cao hơn kế hoạch (86.750 triệu đồng so với 80.000 triệu đồng), cả giai đoạn 2006-2010 vốn đầu tư thực hiện đều thấp hơn kế hoạch. Nguyên nhân là do năm 2008, nhu cầu về thấu kính có lớp phủ tăng mạnh, công ty đã quyết định mua 4 máy làm lớp phủ thấu kính thay vì 3 máy như dự tính. Những năm còn lại, tiến độ đầu tư vẫn được thực hiện như kế hoạch nhưng do máy móc của công ty hoạt động tốt, không phải sửa chữa, kinh phí dự trù cho việc sửa chữa và bảo dưỡng máy không dùng hết nên vốn đầu tư thực tế ít hơn kế hoạch. Có thể thấy việc thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển của công ty khá tốt nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc lập kế hoạch đầu tư, đó là:

(1) Công ty chưa xây dựng được qui trình đầu tư phát triển một cách hiệu quả. Hoạt động đầu tư của công ty được thực hiện bằng cách trưởng bộ phận kế hoạch sẽ căn cứ vào hạn mức vốn dành cho đầu tư và phân bổ vào những hạng mục cần đầu tư trong năm. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của thị trường cũng như phân tích tình hình doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách bài bản để có căn cứ ra quyết định đầu tư.

(2) Chưa có đội ngũ cán bộ quản lí và thực hiện dự án đầu tư. Hiện nay các hạng mục đầu tư của công ty đều do các kỹ sư sản xuất giám sát. Các kỹ sư này

thường chỉ chú ý nhiều đến yếu tố kỹ thuật của dự án chứ chưa chú ý đến thời gian và chi phí thực hiện dự án sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất

Có thể thấy mức vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty được chia làm bốn thời kỳ với mốc đầu tư lớn là năm thành lập công ty 2005 và đầu tư lớn vào năm 2008 như sau.

Thứ nhất, thành quả thực hiện vốn đầu tư năm 2005 là sự ra đời của công TNHH Enplas (Việt Nam). Trong năm này, công ty phải đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, nhập và lắp đặt máy móc thiết bị dây chuyền cũng như xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Công ty đã xây dựng được hai nhà máy sản xuất là nhà máy K3 và nhà máy K4 với tổng diện tích sử dụng 4.800m2 trên nền đất thuê là 11.737m2. Nhà máy K3 chuyên lắp ráp, sản xuất thấu kính quang học xuất khẩu chủ yếu cho công ty mẹ là tập đoàn Enplas, nhà máy K4 sản xuất bánh răng nhựa chính xác, chủ yếu là xuất khẩu cho khách hàng Canon. Ngoài ra, trong năm này, công ty cũng đầu tư cho việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực để vận hành nhà máy. Tổng số lao động được tuyển dụng trong thời kỳ này là 185 lao động, bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam. Bên cạnh đó, các chi phí về chuyển giao công nghệ, chi phí đào tạo nguồn lực để vận hành các kết quả chuyển giao là rất lớn. Công ty tiếp quản công nghệ sản xuất bánh răng nhựa chính xác, thiết bị quang học và sản xuất khuôn mẫu màn hình. Đây là những lĩnh vực sản xuất đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và phức tạp, cần phải có những lao động có trình độ và kỹ thuật vận hành.

Thứ hai, sang năm 2006 và 2007, công ty không có dự án đầu tư nào lớn mà chỉ chú trọng vào khai thác vận hành kết quả đầu tư của năm 2005. Chính vì thế mà tổng vốn đầu tư trong 2 năm này chỉ dừng lại ở con số 6,56 tỷ đồng vào năm 2006 và có tăng một chút đến số 7,659 tỷ đồng vào năm 2007. Công tác đầu tư phát triển hầu hết tập trung vào đầu tư tài sản lưu động để sản xuất kinh doanh. Các hoạt động đầu tư khác chỉ dừng lại ở việc sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị, đầu tư vào phần mềm và tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Ngoài ra trong 2 năm này, công ty đầu tư vào việc xây dựng các qui trình hướng dẫn công việc cho

các phòng ban và thiết lập hệ thống sản xuất theo qui trình Iso. Đánh dấu kết quả đạt được là vào năm 2007, công ty đã nhận được chứng chỉ ISO 9001-2000.

Thứ ba, đến năm 2008, số tiền chi cho đầu tư lại tăng lên đột biến là do sản xuất phát triển, số tiền đầu tư vào tài sản lưu động cũng tăng lên. Ngoài ra, công ty đầu tư thêm rất nhiều máy móc thiết bị và mở rộng nhà xưởng để triển khai sản xuất sản phẩm mới: sản xuất thấu kính. Trong năm này, công ty đã đầu tư thêm 12 máy ép nhựa, 4 máy làm lớp phủ thấu kính và mở rộng nhà xưởng hiện tại để lắp đặt các dây chuyền sản xuất mới này. Trong năm 2008, công ty cũng đã xin cấp lại giấy phép đầu tư nâng tổng vốn điều lệ đến 32 tỷ đồng. Diện tích nhà xưởng được mở rộng từ 4.800m2 đến 6.218m2. Nếu như trước kia, tập đoàn Enplas có đến 3 nhà máy sản xuất thấu kính thì sang năm 2008, tập đoàn đã tập trung gần như toàn bộ năng lực để chuyển giao sang cho nhà máy Enplas (Việt Nam).

Thứ tư, sang năm 2009, với qui mô đầu tư lớn của 2 năm 2005 và 2008 cộng lại, công ty không có kế hoạch mở rộng thêm nữa mà chỉ duy trì vào vận hành khai thác kết quả đầu tư hai dự án lớn là sản xuất bánh răng và sản xuất thấu kính nhựa. Trong thời gian này, cũng như năm 2006 và 2007, công ty chỉ tập trung vào việc bảo hành, bảo dưỡng nhà máy, dây chuyền thiết bị công nghệ. Trước yêu cầu phải vận hành hiệu quả kết quả đầu tư, đặc biệt là dự án sản xuất thấu kính – dự án chiến lược đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty, công ty tiếp tục chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện hệ thống. Trong năm 2009, công ty đã đạt được chứng chỉ ISO 9001-2008. Sang đến năm 2010, mức vốn đầu tư của công ty đạt con số 20 tỷ. Năm này, công ty đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới là thấu kính Phanton cho điện thoại Nokia và các sản phẩm bánh răng nhựa mới.

2.2.2. Tình hình thực hiện đầu tư theo nguồn vốn

Nguồn vốn của công ty TNHH Enplas (Việt Nam) được hình thành từ 2 nguồn chính là vốn tự tài trợ và vốn đi vay. Riêng đối với vốn đi vay, khác với các doanh nghiệp trong nước, nguồn vốn đi vay của công ty là vay từ các công ty thành viên trong tập đoàn chứ không vay từ các tổ chức tín dụng trong nước hay các tổ chức tín dụng

nước ngoài. Ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện đầu tư theo nguồn vốn giai đoạn 2006-2010

STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị Tổng vốn đầu tư

Nguồn vốn vay

Vốn tự tài trợ

1 2006 Vốn đầu tưu Triệu đồng 6.560 3.120 3.440

Tỷ trọng % 100 47,56 52,44

2 2007 Vốn đầu tưu Triệu đồng 7.659 3.456 4.203

Tỷ trọng % 100 45,12 54,88

3 2008 Vốn đầu tưu Triệu đồng 86.750 63.250 23.500

Tỷ trọng % 100 72,91 27,09

4 2009 Vốn đầu tưu Triệu đồng 8.965 3.120 5.845

Tỷ trọng % 100 34,80 65,20

5 2010 Vốn đầu tưu Triệu đồng 20.000 3.456 16.544

Tỷ trọng % 100 17,28 82,72

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Enplas (Việt Nam)

Theo số liệu bảng trên ta thấy một số đặc điểm về tình hình đầu tư theo nguồn vốn của công ty TNHH Enplas (Việt Nam) như sau:

Thứ nhất, tỷ trọng vốn vay cho đầu tư phát triển có xu hướng ngày càng giảm, trừ năm 2008. Với đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất, thời gian vận hành và thu hồi vốn đầu tư lâu, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2008, doanh thu chưa thể bù được chi phí đã bỏ ra nên việc đầu tư mở rộng của năm 2008 đòi hỏi phải tận dụng nguồn vốn vay bên ngoài. Đây là lí do tỷ lệ vốn vay của năm 2008 là cao nhất (72,91%), và sau đó đến năm 2005 là năm thành lập công ty (70,28%). Lý do là năm 2008 công ty mở rộng thêm nhà xưởng và mua sắm thêm máy móc thiết bị để triển khai sản xuất sản phẩm mới nên cần nhiều vốn. Tỷ trọng vốn vay của năm 2008 và 2005 là khá cao, tuy nhiên không đáng lo ngại vì nguồn vốn này không phải là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại mà là nguồn vốn vay tài trợ từ các công ty thành viên của tập đoàn là Enplas Mỹ và Enplas Singapore. Hơn nữa, vốn vay này tập trung vào đầu tư phát triển sản phẩm mới là thấu kính nhựa, là một sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn và mang lại doanh thu, lợi nhuận cao. Trong các năm còn lại, tỷ lệ vốn vốn vay dành cho đầu tư phát triển là khá thấp. Lí do là vì lượng vốn đầu tư không nhiều, công ty có thể tự trang trải

bằng nguồn vốn tự có của mình. Hơn nữa, trải qua quá trình 5 năm hình thành và phát triển, công ty cũng đã dần đi vào ổn định sản xuất và có lợi nhuận để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trả nợ.

Thứ hai, nhìn vào cơ cấu vốn của công ty TNHH Enplas (Việt Nam), ta có thể thấy công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào công ty mẹ là tập đoàn Enplas và các công ty thành viên. Điều này một mặt cũng tốt ở chỗ công ty có thể nhận được sự hỗ trợ rất lớn cả về mặt tài chính lẫn việc tìm kiếm khách hàng và giám sát hoạt động, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, công ty cũng nên chú ý khai thác thêm các nguồn huy động vốn khác như ngân hàng thương mại, các tổ chức thuê mua tín dụng… để có thể khai thác trong trường hợp cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

2.2.3. Tình hình thực hiện đầu tư phân theo nội dung đầu tư

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện đầu tư theo nội dung đầu tư

Đơn vị: Triệu đồng

STT Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng vốn đầu tư 6.560 7.659 86.750 8.965 20.000

1 Tài sản cố định 1.379 1.574 78.357 650 10.045

2 Tài sản lưu động 4.368 5.189 7.210 7.256 8.565

3 Nghiên cứu và phát triển 389 459 507 500 624

4 Nhân lực 348 356 562 431 589

5 Marketing và TSVH khác 76 81 114 128 177

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Enplas (Việt Nam)

Theo nội dung đầu tư, công ty TNHH Enplas (Việt Nam) đầu tư vào tài sản cố định, tài sản lưu động, nghiên cứu và phát triển, nhân lực, Marketing và tài sản vô hình khác theo chi tiết như bảng trên:

Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy một số đặc điểm về đầu tư theo nội dung của công ty TNHH Enplas (Việt Nam) như sau:

Thứ nhất, đầu tư tài sản lưu động càng ngày càng tăng. Có thể thấy lượng vốn đầu tư cho tài sản lưu động của năm 2010 tăng gấp gần hai lần so với lượng vốn đầu tư cho tài sản lưu động của năm 2006. Nguyên nhân là vì công ty đã có được bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản lượng sản xuất tăng dần qua từng năm đòi hỏi công ty phải đầu tư thêm cho tài sản lưu động để

đảm bảo đủ nguyên vật liệu cũng như hàng tồn trữ để phục vụ khách hàng. Hai mảng sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất bánh răng nhựa và thấu kính nhựa có vòng quay hàng tồn kho khá lớn. Đối với bánh răng nhựa, nguyên nhân là do khách hàng của công ty là công ty Canon Thăng Long, Canon Quế Võ, Canon Tiên Sơn và cả ba công ty này đều yêu cầu phải giao hàng theo ngày. Đối với sản phẩm thấu kính, với đặc điểm là vòng đời sản phẩm khá ngắn, khi khách hàng yêu cầu thì phải đáp ứng kịp thời nên công ty luôn phải tính toán để hàng tồn kho được quay vòng một cách nhanh nhất. Công ty vừa phải đảm bảo hàng tồn kho thấp vừa phải đảm bảo để khi khách hàng có nhu cầu thì đáp ứng được ngay.

Thứ hai, khi có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định của công ty chủ yếu tập trung vào việc mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Các năm còn lại đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu tập trung vào nâng cấp sửa chữa lớn tài sản cố định. Dễ thấy lượng đầu tư vào tài sản cố định của năm 2008 là lớn nhất sau đó đến năm 2010. Nguyên nhân là vì năm 2008, công ty mở rộng nhà xưởng, mua sắm thêm máy móc thiết bị để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp đến năm 2010 công ty lại một lần nữa đầu tư thêm vào nhà xưởng và máy móc thiết bị. Tính đến năm 2010, công ty đã có tổng cộng 50 máy ép nhựa và robot gắp sản phẩm, 4 máy làm lớp phủ thấu kính với công suất hoạt động 24/24 giờ, máy đo lượng hóa ánh sáng, máy đo chiều dầy lớp phủ và nhiều thiết bị đo khác. Ngoài ra công ty cũng trang bị cho nhân viên hệ thống máy tính với hơn 50 chiếc, máy fax, máy in, máy photocopy và máy chiếu. Nhà xưởng của công ty được trang bị hệ thống điện, điều hòa, máy nén khí, máy nước đầy đủ và tiện nghi. Trong đó phải kể đến hệ thống phòng sạch đạt tiêu chuẩn 10.000 có diện tích 2000m2 để sản xuất thấu kính và thanh dẫn sáng. Trong hai năm 2008 và 2010, công ty xây dựng và bảo dưỡng lớn nhà máy mới, mua sắm thêm máy ép nhựa sản xuất bánh răng và thấu kính, thanh dẫn sáng, máy làm lớp phủ thấu kính, máy điều hòa, nén khí. Các

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w