- Thời gian đầu tư, thi công các công trình đầu tư ngắn, việc vận hành các kết quả đầu tư phát triển
a) Đầu tư xây dựng nhà xưởng
2.3.1.1. Giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn 2006-2010
Tổng giá trị tài sản cố định đã huy động được trong giai đoạn 2006-2010 là 92,005 tỷ đồng, hệ số huy động tài sản cố định cả thời kỳ là 70,81%. Có thể nói tỷ lệ huy động tài sản cố định này là khá cao. Ta có thể thấy chi tiết qua bảng sau:
Bảng 2.12: Giá trị tài sản huy động giai đoạn 2006-2010
STT Năm
1 Tổng giá trị TSCĐ huy động Triệu đồng 1.379 1.574 78.357 650 10.045 92.005 2 Vốn ĐT thực hiện Triệu đồng 6.560 7.659 86.750 8.965 20.000 129.934 3 Hệ số huy động TSCĐ % 21,02 20,55 90,33 7,25 50,23 70,81
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Enplas (Việt Nam)
Thứ nhất, dễ thấy tỷ lệ huy động tài sản cố định cả thời kỳ cao nhưng không đồng đều giữa các năm. Năm 2008 là năm có tỷ lệ huy động tài sản cố định cao nhất trong cả thời kỳ với tỷ lệ là 90,33%, tiếp đến là năm 2010 với tỷ lệ 50,23%. Lí do là trong cả hai năm này, vốn đầu tư đều chủ yếu rót vào đầu tư tài sản cố định để phục vụ sản xuất: dự án mở rộng nhà xưởng và mở rộng đầu tư máy móc thiết bị vào năm 2008, đầu tư thêm 3 máy ép nhựa và cải tạo sửa chữa lớn nhà xưởng vào năm 2010. Các năm còn lại là năm 2006, 2007, 2009 tỷ lệ huy động tài sản cố định thấp, thậm chí giảm xuống chỉ còn 7,25% năm 2009 vì công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất chứ không đầu tư nhiều vào tài sản cố định.
Thứ hai, vốn đầu tư năm nào được dứt điểm và huy động luôn trong năm đó. Nguyên nhân là vì các dự án đầu tư của công ty đều được thực hiện trong thời gian ngắn và có thể hoàn thành dứt điểm luôn trong kỳ đầu tư. Ví dụ như mở rộng nhà xưởng, thời gian hoàn thành đầu tư chỉ mất khoảng 3 tháng. Hoặc mua sắm máy móc, thiết bị, sửa chữa lớn nhà xưởng, thời gian chỉ mất khoảng 2 tháng. Sau khi đầu tư xong, có thể vận hành luôn được kết quả đầu tư.