Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) (Trang 30)

- Tín dụng thương mại

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển

- Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý và có hiệu quả

- Phân bổ và sử dụng nguồn vốn hợp lý.

3.3.3.Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động đầu tư phát triển

- Nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư - Nâng cao năng lực quản lý thực hiện đầu tư - Nâng cao năng lực vận hành kết quả đầu tư

3.4. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam)triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam)triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam)

- Tạo sự ổn định về luật pháp

- Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện, nước - Chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô

KẾT LUẬN

Có thể nói trong những năm vừa qua, công ty TNHH Enplas (Việt Nam) đã có những bước tiến bộ đáng kể nhờ vào chính sách đầu tư phát triển một cách hợp lý. Từ việc công ty bị thua lỗ sau bốn năm hoạt động, đến năm 2009 công ty đã bắt đầu có lợi nhuận và lợi nhuận có xu hướng tăng. Công ty đã dần xây dựng được cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường bánh răng nhựa và thấu kính nhựa.

Từ chỗ công ty phải phân phối hàng hóa cho công ty mẹ sau đó mới bán cho khách hàng thì nay, công ty đã một phần phân phối trực tiếp sản phẩm cho khách hàng. Việc chuyển đổi này giúp công ty giảm được chi phí vận chuyển, nhờ đó có thể tăng lợi nhuận cho công ty. Không những thế, công ty còn xây dựng được hình ảnh rất tốt trong tâm trí khách hàng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình đầu tư, công ty vẫn còn có những mặt hạn chế mà công ty cần khắc phục như hạn chế về công tác nghiên cứu và phát triển, công tác marketing, công tác đầu tư nguồn nhân lực. Với một số giải pháp mà tác giả đưa ra trong đề tài mình, hy vọng sẽ giúp công ty phần nào khắc phục được những hạn chế và có được kết quả đầu tư tốt hơn nữa trong tương lai.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Từ Quang Phương đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Do thời gian và kiến thức có hạn, luận văn của em chắc chắn sẽ còn những hạn chế. Em mong nhận được sự góp ý của tất cả các thầy cô và các bạn để luận văn của em hoàn chỉnh hơn.

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Đứng trước yêu cầu phải phát triển và phát triển ngày càng vững mạnh trong một môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt, mọi doanh nghiệp buộc phải có chiến lược đầu tư phát triển một cách bài bản. Công ty TNHH Enplas (Việt Nam) có mục tiêu là cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng đồng thời tăng cường hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Trong thời gian qua, công ty cũng đã phần nào thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Sản phẩm của công ty sản xuất ra luôn được khách hàng đánh giá cao và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng dần được mở rộng hơn. Có được kết quả đó là nhờ Ban Giám đốc đã quan tâm đúng mức đến hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Công ty đã quan tâm đến việc huy động vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, mở rộng nhà xưởng, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, công ty cũng tập trung vào lĩnh vực sản xuất thấu kính là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao để phân bổ vốn đầu tư một cách hợp lý. Bên cạnh những kết quả, hiệu quả mà công ty đã đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế mà công ty cần khắc phục để có thể phát triển thành công hơn nữa. Trước yêu cầu cấp thiết đó, đề tài “Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam)” được ra đời nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) đồng thời đưa ra những giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại công ty để giúp công ty có những bước tiến mới vững chắc hơn.

Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian cũng như gặp một số khó khăn khách quan trong việc thu thập và tổng kết số liệu nên bài viết của em không khỏi tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ tất cả các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình và áp dụng vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Từ Quang Phương đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin cám ơn ban Giám đốc, các

phòng ban trong công ty TNHH Enplas (Việt Nam) đã tận tình cung cấp thông tin về hoạt động của công ty để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất luận văn này.

2. Mục tiêu của đề tài

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển tại doanh nghiệp. Phân tích thực trạng về đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) giai đoạn 2006-2010.

Đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) giai đoạn 2011-2015.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về mặt không gian: Công ty TNHH Enplas (Việt Nam)

- Về mặt thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Từ trước tới nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách toàn cảnh về thực trạng đầu tư phát triển của công ty TNHH Enplas (Việt Nam). Đề tài “Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam)” ra đời với mục đích nghiên cứu một cách toàn cảnh về thực trạng đầu tư phát triển của công ty TNHH Enplas (Việt Nam) trên cơ sở những lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Từ đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân những tồn tại nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Do đó, đề tài này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc phát triển của công ty TNHH Enplas (Việt Nam)

5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) giai đoạn 2006-2010

Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) giai đoạn 2011-2015

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Bản chất của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm, phân loại đầu tư phát triển

Khái niệm

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển

Vốn trong định nghĩa về đầu tư phát triển ở đây được hiểu là tất cả các nguồn lực bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên. Vì thế khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đầy đủ tất cả các nguồn lực tham gia.

Đầu tư phát triển là loại hình đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Hơn nữa hoạt động đầu tư phát triển là tiền đề để thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Chính vì thế nhà nước cũng như các doanh nghiệp luôn rất chú trọng vào hoạt động đầu tư phát triển.

Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Có nhiều loại đối tượng đầu tư phát triển tùy theo cách phân chia. Theo phân công lao động xã hội có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Theo tính chất và mục đích đầu tư có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận. Theo mức độ quan trọng đối tượng đầu tư phát triển được chia làm ba nhóm chính là loại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư. Theo góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành 2 nhóm chính là tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình. Tài sản

vật chất ở đây là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động. Tài sản vô hình như phát minh sang chế, uy tín, thương hiệu…

Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…). Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững của quốc gia, của nhà đầu tư cũng như của toàn thể cộng đồng.

Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của doanh nghiệp, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong doanh nghiệp và trong xã hội.

Nội dung đầu tư phát triển ở phạm vi doanh nghiệp và phạm vi nền kinh tế có thể khác nhau. Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư phát triển phải làm gia tăng tài sản cho nền kinh tế chứ không phải là hiện tượng chu chuyển tài sản giữa các đơn vị.

Phân loại đầu tư phát triển

Có nhiều tiêu thức phân loại đầu tư phát triển

- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học…). Đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng thêm tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

- Theo phân cấp quản lý, đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. Trong đó, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định, dự án

nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

- Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư, đầu tư phát triển được chia thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật xã hội). Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau.

- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển được chia thành đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành. Trong đó đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định. Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất – kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp

- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội, hoạt động đầu tư phát triển được chia thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao. Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn (từ 5 năm trở lên), vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao vì tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai không thể dự đoán hết.

- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển được chia thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Đầu tư ngắn hạn là loại đầu tư tiến hành trong một thời gian ngắn, thường do những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn. Đầu tư dài hạn là loại đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời gian đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Đó là các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình vận hành kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên những năng lực phục vụ mới. Đây là loại hình đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng thêm việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch

- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia, có thể chia đầu tư phát triển thành đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài

- Theo vùng lãnh thổ có thể chia đầu tư phát triển thành đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn.

- Ngoài ra trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế, người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo qui mô và theo các tiêu thức khác nữa.

1.1.2. Đặc điểm đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm sau đây:

• Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển

thường rất lớn. Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn cho hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w