Nâng cao năng lực quản lý thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) (Trang 112)

- Thời gian đầu tư, thi công các công trình đầu tư ngắn, việc vận hành các kết quả đầu tư phát triển

a) Đầu tư xây dựng nhà xưởng

3.3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý thực hiện đầu tư

Nâng cao năng lực quản lý thực hiện đầu tư là việc làm thế nào để việc lập kế hoạch, điều phối nguồn lực và giám sát quá trình thực hiện dự án được hoàn thành một cách tốt nhất, nhờ đó đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng.

Trong tình hình thực tế của công ty, có thể được áp dụng các nhóm biện pháp sau:

- Tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn có khả năng đánh giá, lựa chọn đơn vị tư vấn, thiết kế, giám sát có năng lực. Bên cạnh đó, không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý thực hiện dự án.

đầu tư. Các hoạt động đầu tư cần được chọn lọc, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Bên cạnh đó, phải có quĩ dự phòng để đối phó với những biến cố như biến động về giá cả nguyên vật liệu, biến động bất lợi về thời tiết… nhằm đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư được thực hiện đúng tiến độ và đạt yêu cầu chất lượng.

3.3.3.3. Nâng cao năng lực vận hành kết quả đầu tư

Để nâng cao được năng lực vận hành kết quả đầu tư, cần đảm bảo yếu tố con người và thiết bị để có thể vận hành hệ thống đầu tư về mặt kỹ thuật cũng như phải đảm bảo được nếu tiêu thụ sản phẩm để dự án đầu tư có thể hoạt động đúng như công suất thiết kế. Đối với công ty, cần có những giải pháp sau:

• Giải pháp nguồn nhân lực

- Đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ tay nghề giỏi về kỹ thuật, vận hành trơn tru các máy móc thiết bị hiện có trong công ty, đảm bảo tỷ lệ lỗi trong sản xuất ngày càng giảm xuống và tiến gần vể tỷ lệ lỗi bằng không. Bên cạnh đó, cần lập kế hoạch đào tạo đội ngũ kế cận trong giai đoạn 2011-2015 để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân sự trong hiện tại cũng như trong điều kiện tái sản xuất mở rộng trong tương lai. Cần đào tạo có trọng tâm, trọng điểm căn cứ vào nhu cầu và định hướng phá triển của công ty.

- Công tác tuyển dụng. Hiện nay, việc tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao đảm bảo yêu cầu sản xuất của công ty là rất khó, nên công ty cần lên kế hoạch cụ thể để thu hút nguồn nhân lực.

- Chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên như sau:

+ Đầu tư chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ nâng cao trình độ tay nghề mà còn phải nâng cao thể lực. Có như thế, nhân viên mới có đủ sức khỏe để phục vụ cho công ty. Công ty có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe như khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ công nhân viên, có chế độ nghỉ dưỡng hợp lý cho người lao động…

phục vụ cho công việc, công ty cũng cần chú ý tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động để người lao động có thể phát huy hết khả năng của mình. Công ty nên chú ý đến việc tạo lập văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty có thể phối hợp với các cơ quan môi trường để thường xuyên kiểm tra môi trường làm việc xem có bị ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí hay ô nhiễm tiếng ồn hay không.

+ Đầu tư cho tiền lương: Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ làm việc của người lao động. Với đồng lương ít ỏi không đủ chi trả cho cuộc sống thì người lao động không thể cống hiến cho công ty được. Mặc dù thời gian vừa qua lương của người lao động trong công ty đã được cải thiện đáng kể nhưng công ty vẫn cần phải đầu tư thêm cho quĩ lương để có thể giữ chân được những lao động lành nghề.

• Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Tổ chức điều phối các bộ phận phòng ban trong công ty để toàn bộ máy hoạt động trơn tru và hiệu quả. Cần xây dựng một qui trình nhằm kết nối các bộ phận liên quan đến sản xuất, đảm bảo cho dòng chảy sản phẩm tuân theo một qui trình đồng bộ và tiết kiệm tối đa các chi phí không cần thiết. Các bộ phận như quản lý sản xuất, sản xuất, kiểm soát chất lượng, kiểm tra sản phẩm, đảm bảo chất lượng, đóng gói, xuất hàng… có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau, vì thế phải luôn kết hợp và thông tin cho nhau nhằm tránh xảy ra trường hợp vì lỗi ở một bộ phần mà ảnh hưởng đến cả dây chuyền

• Giải pháp về marketing, bán hàng.

- Hoạt động Marketing và bán hàng đang là một khâu còn yếu của công ty TNHH Enplas (Việt Nam). Để phát triển hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải thúc đẩy hơn nữa hoạt động Marketing và bán hàng. Và sau đây là một số giải pháp giúp công ty phát triển mảng Marketing và bán hàng:

+ Bổ sung nhân sự cho phòng Marketing và bán hàng. Hiện tại, nhân sự của phòng này chỉ là 2 người, chủ yếu nhận thông tin từ công ty mẹ và triển khai tại nhà máy chứ không trực tiếp làm công việc Marketing và tìm kiếm khách hàng. Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho các nhân sự mới này.

tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu. Trên cơ sở đó, công ty cần triển khai các kế hoạch phát triển sản xuất những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài để đào tạo cho đội ngũ cán bộ Marketing và bán hàng. Đồng thời công ty cũng cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại một cách thường xuyên để nâng cao kỹ năng cho cán bộ.

+ Thiết lập lại hệ thống bán hàng cho hợp lý. Hiện nay, công ty mới chỉ bán trực tiếp cho khách hàng một phần nhỏ. Đa số các đơn hàng đều được xuất cho công ty mẹ và các công ty chi nhánh trong tập đoàn sau đó mới xuất đến tay khách hàng. Với hệ thống như thế này chi phí cho bán hàng bị đội lên rất nhiều. Ước tính chi phí quản lý và chi phí vận chuyển tăng lên khoảng 10%. Do đó công ty cần phải thiết lập và triển khai ngay kế hoạch bán trực tiếp cho khách hàng. Trước hết, công ty cần đàm phán với khách hàng và đi tới những thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên. Nhờ việc xuất hàng trực tiếp, công ty vừa giảm được chi phí mà khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ việc giảm giá bán.

+ Để hỗ trợ cho công tác Marketing và bán hàng, công ty cần phải xây dựng chính sách phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động về cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm và chính sách về giá cũng như hoạt động xúc tiến thương mại.

Đối với hoạt động cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần đề ra mục cụ thể cho từng tháng. Các cải tiến có thể là về kỹ thuật sản xuất, về sản xuất sao cho chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao hơn. Tất cả các bộ phận liên quan như Mua hàng, sản xuất, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, đóng gói, Logisctic đều phải cải tiến những công đoạn không cần thiết nhằm để giảm tỷ lệ hàng lỗi, và giảm chi phí.

Đối với chính sách đa dạng hóa sản phẩm, công ty cần tích cực khai thác các khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy. Đối với chính sách về giá, để thực hiện cam kết với khách hàng về lộ trình giảm giá, công ty cần phải quản lý chặt chẽ các chi phí đầu vào. Yêu cầu các nhà cung cấp xây dựng lộ trình giảm giá là một việc làm cần thiết. Không dừng lại ở đó, công ty cần hợp tác với nhà cung cấp để phát hiện ra những công đoạn không cần thiết và cắt giảm các công đoạn này để giảm

chi phí. Ngoài ra, công ty cần hợp tác với các công ty trong cùng tập đoàn có cùng nhu cầu mua nguyên liệu đầu vào để đàm phán với nhà cung cấp nguyên vật liệu. Khi các công ty hợp tác cùng nhau, nhu cầu cũng sẽ lớn hơn và có thể đàm phán với nhà cung cấp giảm giá trên cơ sở lượng hàng mua lớn. Đây là một cách làm rất tốt để có thể đàm phán được mức giá có lợi, nhờ đó giảm được chi phí và giá thành.

Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, công ty cần tham gia nhiều hơn nữa hội trợ về hàng công nghiệp và công nghiệp phụ trợ cũng như cần tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng. Nhờ đó, khách hàng có thể biết nhiều hơn về doanh nghiệp, về các sản phẩm của doanh nghiệp. Không giống như những doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, công ty không cần đầu tư nhiều cho hoạt động quảng cáo. Nhưng việc tham gia các hội chợ triển lãm về công nghiệp là rất nên làm. Đồng thời, công ty cũng cần cân nhắc tham gia các hiệp hội sản xuất để mở rộng việc quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp cũng như nhận được các thông tin về nhu cầu của khách hàng.

• Giải pháp về tăng cường đầu tư thiết bị công nghệ mới.

Ở các phần trên, ta đã xét đến ba giải pháp là giải pháp về nhân lực, giải pháp về tổ chức, giải pháp về marketing bán hàng. Trong chuỗi vận hành kết quả của hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thì còn giải pháp thứ tư là giải pháp về tăng cường đầu tư thiết bị công nghệ mới. Để phát triển các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, tính năng ưu việt, ngoài yếu tố con người thì máy móc là một yếu tố không thể thiếu. Máy móc thiết bị công nghệ mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể sản xuất ra hàng hóa có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đối với công ty TNHH Enplas (Việt Nam), mặc dù hệ thống máy móc hiện nay của công ty khá là đồng bộ nhưng hầu hết các máy được sản xuất từ những năm 90 và đã hoạt động được khoảng 20 năm. Vì thế, công ty cần có kế hoạch để đầu tư thay thế, sửa chữa lớn, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị, đảm bảo cho quá trình vận hành kết quả đầu tư đạt được hiệu quả cao.

3.4. Một số kiến nghị với nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam)

Thứ nhất, nhà nước cần phải tạo sự ổn định về luật pháp để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp. Các luật về hải quan, đầu tư… cần được chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu

Thứ hai, tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, điện, nước. Trong điều kiện diện tích đất thuê ở Khu công nghiệp Thăng Long rất hạn chế, việc công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là rất khó khăn. Một số khu công nghiệp mở ra vẫn còn diện tích trống chưa được thuê hết thì tình trạng về cơ sở hạ tầng lại kém nên không thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Hơn nữa, tình trạng khan hiếm và cắt điện thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một yếu tố khiến cho sức hút đầu tư bị giảm xuống

Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách điều chỉnh ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay rất phức tạp, lạm phát tăng cao, các chính sách về tỷ giá thay đổi liên tục, chính sách về lao động tiền lương cũng thay đổi khiến cho doanh nghiệp không thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khoảng thời gian nửa đầu năm 2011, doanh nghiệp lao đao vì chi phí sản xuất đội lên quá lớn. Lạm phát khiến cho giá cả nguyên phụ liệu tăng, chi phí vận chuyển tăng. Không những thế, ảnh hưởng của lạm phát khiến doanh nghiệp phải xem xét tăng lương bất thường cho công nhân viên nếu không muốn đối mặt với khả năng đình công.

KẾT LUẬN

Có thể nói trong những năm vừa qua, công ty TNHH Enplas (Việt Nam) đã có những bước tiến bộ đáng kể nhờ vào chính sách đầu tư phát triển một cách hợp lý. Từ việc công ty bị thua lỗ sau bốn năm hoạt động, đến năm 2009 công ty đã bắt đầu có lợi nhuận và lợi nhuận có xu hướng tăng. Công ty đã dần xây dựng được cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường bánh răng nhựa và thấu kính nhựa.

Công ty cũng dần xây dựng được hệ thống phân phối hàng hóa có hiệu quả. Từ chỗ công ty phải phân phối hàng hóa cho công ty mẹ sau đó mới bán cho khách hàng thì nay, công ty đã một phần phân phối trực tiếp sản phẩm cho khách hàng. Việc chuyển đổi này giúp công ty giảm được chi phí vận chuyển, nhờ đó có thể tăng lợi nhuận cho công ty. Không những thế, công ty còn xây dựng được hình ảnh rất tốt trong tâm trí khách hàng.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình đầu tư, công ty vẫn còn có những mặt hạn chế mà công ty cần khắc phục như hạn chế về công tác nghiên cứu và phát triển, công tác marketing, công tác đầu tư nguồn nhân lực. Với một số giải pháp mà tác giả đưa ra trong đề tài mình, hy vọng sẽ giúp công ty phần nào khắc phục được những hạn chế và có được kết quả đầu tư tốt hơn nữa trong tương lai.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS-TS Từ Quang Phương đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Do thời gian và kiến thức có hạn, luận văn của em chắc chắn sẽ còn những hạn chế. Em mong nhận được sự góp ý của tất cả các thầy cô và các bạn để luận văn của em hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Từ Quang Phương-PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt(), giáo trình kinh tế

đầu tư, NXB thống kê, Hà Nội.

2. PGS.TS Từ Quang Phương-PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt(), giáo trình lập dự

án đầu tư, NXB thống kê, Hà Nội.

3. PGS.TS Từ Quang Phương-(), giáo trình quản lý dự án, NXB thống kê, Hà

Nội.

4. Công ty TNHH Enplas (Việt Nam)-() báo cáo tài chính từ năm 2006 đến năm

2010

5. Công ty TNHH Enplas (Việt Nam)-() kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2006-

2010 và giai đoạn 2011-2015 6. Website http://enplas.co.jp

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam) (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w