0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

DỰ BÁO VỀ XU HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH HÒA BÌNH (Trang 71 -71 )

HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

3.1.1 Dự báo về xu hướng phát triển

3.1.1.1 Xu hướng phát triển dịch vụ bưu chính

Thứ nhất, dịch vụ bƣu chính ở Hòa Bình sẽ tiếp tục đƣợc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu quản lý khai thác và phát triển các dịch vụ

mới nhƣ chuyển tiền nhanh, EMS, phát hành báo chí, tính cƣớc, tiết kiệm bƣu

điện, chia chọn tự động, sử dụng hệ thống mã vạch trong khai thác bƣu chính. Xu hƣớng ứng dụng các thiết bị bƣu chính hiện đại nhƣ: cân điện tử, máy in tem, máy bán bƣu thiếp tự động, bán tem tự động, máy chấp nhận bƣu phẩm tự động, băng chuyền hàng các loại…giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xu hƣớng ứng dụng các công nghệ trong quản lý nguồn nhân lực bƣu chính, quản lý chất lƣợng sản phẩm dựa trên các bộ tiêu chuẩn quản lý cũng sẽ đƣợc triển khai.

Thứ hai, xu hƣớng mở cửa thị trƣờng, hội nhập dịch vụ bƣu chính trong nƣớc và quốc tế sẽ thúc đẩy phát triển các dịch vụ nhƣ chuyển phát nhanh, chuyển tiền, tiết kiệm bƣu điện. Các doanh nghiệp bƣu chính nƣớc ngoài sẽ có cơ hội thâm nhập vào Việt nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bƣu chính Việt Nam do thiếu kinh nghiệm; trình độ công nghệ, năng suất lao động, chất lƣợng dịch vụ thấp, chi phí cao so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Thứ ba, xu hƣớng phát triển các dịch vụ mới. Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho bƣu chính khai thác các dịch vụ thƣơng mại điện tử ( mua hàng qua mạng, vận chuyển do bƣu chính đảm nhiệm). Với sự ra đời của Tổng

72

công ty bƣu chính trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông thì bƣu chính sẽ có điều kiện phát triển các dịch vụ tài chính nhƣ; dịch vụ trả lƣơng hƣu, chuyển tiền nhanh, dịch vụ nhờ thu phát cho các doanh nghiệp và đặc biệt đóng vai trò tốt trong dịch vụ đại lý viễn thông cho các nhà mạng.

Thứ tư, xu hƣớng các dịch vụ truyền thống sẽ bị dẫn thay thế bằng các dịch vụ khác. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ các dịch vụ truyền thống của bƣu chính sẽ dần không còn nhu cầu sử đụng đối với khách hàng . Dịch vụ thƣ thƣờng sẽ đƣợc thay thế dần bằng thƣ điện tử hay dịch vụ phát hành báo sẽ thay dần bằng các báo mạng…)

3.1.1.2 Xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông

Thứ nhất, xu hƣớng sử dụng dịch vụ viễn thông. Điện thoại di động tiếp tục tăng và chiếm ƣu thế với khách hàng cá nhân. Dịch vụ thoại cố định truyền thống giảm dần trong khối khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Tuy nhiên điện thoại cố định vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp do tính ổn định và bảo mật. Dịch vụ Internet tiếp tục phát triển mạnh do sự gia tang mạnh mẽ của các thiết bị đầu cuối Smart phone và công nghệ 3G. Nhu cầu kết nối Internet còn rất lớn nhƣng hiện tại mới đáp ứng đƣợc 12 - 15% nhu cầu. Các dịch vụ nội dung: Video, Data sẽ tăng mạnh và chiếm nhiều băng thông. Nhu cầu về lƣu trữ dữ liệu của các khách hàng rất lớn.

Thứ hai, xu hƣớng về công nghệ cung cấp dịch vụ viễn thông

Về mạng lƣới dịch vụ di động: Thế hệ 3G/4G sẽ phát triển mạnh thay thế dần công nghệ 2G. Wifi Offload hỗ trợ san tải cho di động. Sau năm 2015, LTE/4G sẽ đƣợc triển khai mạnh mẽ trên thế giới. Thông tin di động thế hệ thứ 4 sẽ phát triển. Truy nhập không dây sẽ có nhu cầu ngày càng lớn. Công nghệ truy cập không dây băng rộng sẽ phát triển mạnh. Với các công nghệ vô tuyến mới, tốc độ truy nhập có thể lên tới hàng trăm Mbit/s và đƣợc triển khai rộng rãi ở một số

73

nƣớc vào năm 2015. Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng và mạng số liệu sẽ phát triển hội tụ về mạng NGN (mạng viễn thông thế hệ sau).

Hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet sẽ trở thành xu thế tất yếu. Các hệ thống truyền hình cáp/số sẽ đƣợc huy động tối đa cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng rộng. Các công nghệ mới sẽ cho phép cung cấp có hiệu quả các dịch vụ phát thanh, truyền hình và đa phƣơng tiện qua mạng viễn thông và Internet. Ứng dụng công nghệ thông tin vào viễn thông ngày càng rộng rãi. Đặc biệt là trong các dịch vụ gia tăng giá trị, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ vận hành OSS, mạng lƣới quản trị viễn thông TMN, hệ thống quản trị mạng lƣới NMS và các dịch vụ bảo lƣu số điện thoại LNP (giữ số điện thoại khi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ).

Về mạng cố định: Xu hƣớng phát triển sẽ tích hợp giữa mạng điện thoại (PSTN) với mạng truyền số liệu hiện nay trên một nền tảng chung là mạng thế hệ mới (NGN), sử dụng giao thức IP. Truy nhập Internet Băng rộng sẽ là hạ tầng chủ đạo để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Mạng cố định, thiết bị đầu cuối Truy nhập băng rộng cố định (cáp quang, xDSL) đáp ứng tốt hơncho các dịch vụ về hinh ảnh, truyền dữ liệu tốc độ cao; Truy nhập băng rộng di động, dữ liệu chính vẫn là thoại và Internet. Sự kết hợp giữa truy cập quang và di động băng rộng (LTE và Wifi offload) sẽ đáp ứng nhu cầu băng thông về video/multimedia trong tƣơng lai. Thiết bị đầu cuối là một trong những yếu tố quyết định tới khả năng sử dụng dịch vụ. Tỉ lệ hộ gia đình có máy tính (2012) mới là 15%. Tuy số hộ gia đình có máy thu hình gần 90% nhƣng đa số là máy thu hình analog. Cần có những chính sách hạ giá thành đầu cuối, đẩy mạnh công nghệ truyền thông số đến ngƣời dân.

Về Dịch vụ Internet. Công nghệ mạng Internet tập trung vào các ứng

dụng công nghệ IPv6 (giao thức Internet phiên bản 6 kích thƣớc địa chỉ 128bit

so với 32bit của IPv4 hiện nay, gấp 296

74

đa giao thức), dịch vụ ENUM (ánh xạ số điện thoại thành địa chỉ Internet), tên miền tiếng Việt. Tích hợp mạng NGN, và chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cùng với dịch vụ ENUM, tên miền tiếng Việt. Việc chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 sẽ trải qua 3 pha, mỗi pha kéo dài từ 3 - 5 năm tùy theo điều kiện của từng nhà khai thác. Pha 1 triển khai các ốc đảo IPv6 trong đại dƣơng IPv4. Pha 2 duy trì một số ốc đảo IPv4 trong đại dƣơng IPv6. Pha 3 chuyển hoàn toàn sang IPv6.

Thứ ba, xu hƣớng mở cửa thị trƣờng hội nhập dịch vụ viễn thông trong nƣớc, quốc tế. Viễn thông ở tỉnh Hòa Bình là một bộ phận không thể tách rời với bƣu chính viễn thông trong cả nƣớc, nên xu hƣớng hội nhập viễn thông ở Hòa Bình với khu vực và thế giới diễn ra là tất yếu. Xu hƣớng xuất hiện và phát triển nhanh chóng ở địa bàn tỉnh nhiều doanh nghiệp trong nƣớc và trên thế giới kinh doanh ở hầu hết các loại dịch vụ viễn thông. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, lộ trình mở cửa thị trƣờng thực hiện theo những cam kết quốc tế. Thực hiện mở cửa dịch vụ viễn thông, cho phép thành lập liên doanh, cung cấp dịch vụ gia tăng Internet, cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản, và cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ thoại. Việc xây dựng và thiết lập mạng vẫn do các doanh nghiệp trong nƣớc thực hiện, cung cấp và bán lại dịch vụ sẽ không hạn chế các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Nhƣ vậy thị trƣờng viễn thông ở Hòa Bình cũng nhƣ trong cả nƣớc sẽ là thị trƣờng hoàn toàn tự do cạnh tranh.

3.1.1.3 Dự báo phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông tới năm 2020

Dịch vụ di động, Cạnh tranh và tăng trƣởng trong năm 2008 đƣợc thúc đẩy bởi làn sóng giảm cƣớc, vốn là chiến lƣợc chính của các nhà cung cấp dịch vụ mới. Trong thời gian tới cƣớc phí có thể còn đƣợc giảm nữa. Theo dự đoán, cƣớc dịch vụ di động thấp hơn sẽ thúc đẩy việc tăng trƣởng của SIM hai số do ngƣời sử dụng sẽ tận dụng các gói khuyến mại. Ngƣợc lại, giá thấp sẽ

75

có thể dẫn tới việc khách hàng dùng nhiều mạng và số lƣợng thuê bao không sử dụng tăng lên. Đầu tƣ vào mở rộng và cải thiện mạng lƣới cũng có tác động tích cực tới chất lƣợng và vùng phủ sóng. Hơn nữa trong tƣơng lai dịch vụ điện thoại di động không chỉ còn là phƣơng tiện trao đổi lƣu lƣợng thoại mà còn là phƣơng tiện trao đổi dữ liệu phục vụ nhu cầu theo dõi của con ngƣời ( thiết bị giám sát hành trình trên oto, theo dõi công tơ điện nƣớc, phƣơng tiện thanh toán điện tử…) Trong tƣơng lai Hòa Bình sẽ vƣợt qua mức phổ cập 100% vào năm 2015. Vào cuối năm 2020, sẽ có gần 1 triệu khách hàng và tỷ lệ phổ cập đạt gần 137%. Sự tăng trƣởng liên tục trong vòng vài năm tới sẽ đƣợc hỗ trợ bởi dân số tăng cũng nhƣ tăng cạnh tranh và đầu tƣ.

Dịch vụ Internet, Hiện tại số ngƣời sử dụng Internet tăng trên 9% năm 2012. Tốc độ tăng trƣởng số ngƣời sử dụng Internet tại Hòa Bình sẽ vẫn cao trong vòng 5 năm tới. Số lƣợng ngƣời sử dụng Internet sẽ tăng khoảng 8% hàng năm. Và đến năm 2020 số lƣợng thuê bao sử dụng dịch vụ Internet có thể đạt 18 nghì khách hàng tƣơng đƣơng với gần 10% số hộ gia định có thể sử dụng đƣợc dịch vụ Internet băng rộng. Sự tăng trƣởng băng thông rộng trong những năm sắp tới sẽ đƣợc hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, ít nhất trong số đó là các dự án đầu tƣ đáng kể vào lĩnh vực băng thông rộng. Tuy nhiên, dự đoán cạnh tranh tăng lên cũng sẽ giúp dịch vụ băng thông rộng dễ tiếp cận hơn. Sự tham gia của cácnhà cung cấp dịch vụ mới, trong đó có cả các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế, sẽ giúp thúc đẩy cạnh

76

Bảng 3.1 Dự báo dịch vụ điện thoại di động và Internet đến năm 2020.

Đơn vị tính: thuê bao

TT Dịch vụ Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Di động 683.061 759.636 824.379 889.122 953.865 1.018.608 1.083.351 1.148.094 Mật độ( %) 85 94 101 109 116 123 130 137 Tốc độ tăng 111% 109% 108% 107% 107% 106% 106% 2 Internet 11.261 12.324 13.387 14.450 15.513 16.576 17.639 18.702 Mật độ(%) 1.4 1.5 1.6 1.8 1.9 2.0 2.1 2.2 Tốc độ tăng 109% 109% 108% 107% 107% 106% 106% 3 Dân số 803.466 808.407 813.348 818.289 823.230 828.171 833.112 838.053

Dịch vụ bưu chính; Các dịch vụ bƣu chính sẽ có sự ổn định sau khi Bƣu chính đƣợc tách riêng ra khỏi viễn thông đồng thời trực thuộc thẳng bộ thông tin và truyền thông. Sản lƣợng bƣu chính sẽ tăng trƣởng tƣơng đối đồng đều không có biến động lớn trong các năm.

Bảng 3.2 Dự báo sản lượng bưu chính đến năm 2020

Đơn vị tính: nghìn cái

TT Dịch vụ Năm

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

1 Bƣu phẩm, bƣu kiện 3,74 3,92 4,11 4,29 4,48 4,67 4,86 5,21 2 Phát hành báo chí 8.604 9.051 9.499 9.946 10.394 10.841 11.289 11.736 3 Chuyển phát nhanh 17,39 18,95 20,51 22,07 23,63 25,19 26,75 28,31 4 Chuyển tiền nhanh 9,65 10,47 11,29 12,11 12,93 13,75 14,57 15,39

3.1.2 Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ

3.1.2.1 Quan điểm phát triển dịch vụ

Một là, phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông phải dựa vào đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách chung của Đảng, Nhà nƣớc, phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nhà nƣớc phải đƣợc quản lý tập trung các hoạt động dịch vụ bƣu chính viễn thông thông qua sự quản lý của các bộ ở Trung ƣơng và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.

77

Hai là, phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh trƣớc hết phải dựa vào qui hoạch phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông, qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, qui hoạch phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông của Trung ƣơng, của các doanh nghiệp lớn kinh doanh bƣu chính viễn thông để tránh tình trạng phát triển không đồng bộ, chồng chéo, manh mún, kém hiệu quả.

Ba là, phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông phải dựa vào chính sách, chiến lƣợc phát triển hợp lý. Có chính sách tạo điều kiện hình thành các nhà khai thác cung cấp dịch vụ. Phân loại dịch vụ bƣu chính viễn thông để có chính sách qui định quản lý riêng tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy các dịch vụ bƣu chính viễn thông phát triển.

Bốn là, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của tất cả các chủ thể sản xuất kinh doanh bƣu chính viễn thông. Phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông trong môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh nhằm xoá dần tình trạng độc quyền, tiến hành đa dạng hoá dịch vụ, tạo điều kiện cho việc tối ƣu hoá mạng lƣới. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ, phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ, phát triển dịch vụ mang tính công ích. Phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông phải theo hƣớng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thƣơng mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phổ cập đa dịch vụ đến các bƣu cục, điểm bƣu điện văn hoá xã. Phát triển đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ ngƣời tiêu dùng để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững. Xác định nguồn vốn của các doanh nghiệp là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tƣ phát triển, sử dụng hiệu quả Quỹ dịch vụ viễn thông công ích phục vụ cho việc phổ cập dịch vụ viễn thông.

78

Năm là, phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông phải đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Phát triển bƣu chính viễn thông phải nằm trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông phát thanh truyền hình, thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh bƣu chính viễn thông, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.

3.1.2.2 Mục tiêu cơ bản và các chỉ tiêu chủ yếu

Mục tiêu chung; Cơ sở hạ tầng viễn thông đạt các mục tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tƣơng đƣơng mức trung bình của cả nƣớc, theo kịp xu hƣớng hội tụ công nghệ và và dịch vụ viễn thông-công nghệ thông tin-truyền thông, tạo ra mạng lƣới tích hợp băng thông rộng với công suất lớn, công nghệ mới, mọi lúc, mọi nơi với bất kỳ thiết bị truy cập nào. Đáp ứng nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, rút ngắn khoảng cách kỹ thuật số, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia với công nghệ hiện đại tƣơng đƣơng với các tỉnh phát triển trong khu vực, diện bao phủ cả tỉnh với công suất và năng suất cao, cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại, đa dạng và phong phú.

Cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông với chất lƣợng cao, giá hợp lý để đảm bảo mọi nhu cầu đa dạng của ngƣời sử dụng dịch vụ.

Đảm bảo áp dụng IT và phát triển ICT vì an ninh công nghệ tại các lĩnh vực: chính trị, kinh tế và xã hội.

Thúc đẩy việc phổ cập Internet và viễn thông trên toàn tỉnh; rút gọn khoảng cách dịch vụ giữa các khu vực khác nhau; dành ƣu tiên phát triển kinh tế-xã hội; đảm bảo anh ninh và lợi ích quốc gia.

79

Các chỉ tiêu chủ yếu về dịch vụ bưu chính viễn thông gồm:

Giai đoạn 2013 - 2015: Tổng đầu tƣ xã hội đạt 45.000 tỷ đồng, tổng đầu tƣ cho phát triển dịch vụ bƣu chính viễn thông đạt 1.267,8 tỷ đồng, chỉ tiêu đóng góp vào GDP của ngành Bƣu chính viễn thông đạt 6,4%.

Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng đầu tƣ xã hội đạt 90.000 tỷ đồng, tổng

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH HÒA BÌNH (Trang 71 -71 )

×