Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của dịch vụ Bưu chính viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình (Trang 67)

2.4.2.1 Hạn chế

Những năm qua, ngành bƣu chính viễn thông Hòa Bình đã thật sự có những bƣớc phát triển nhanh chóng, bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế yếu kém sau đây:

Một là: Điều hành quản lý của tỉnh trên lĩnh vực bƣu chính viễn thông còn nhiều vấn đề chƣa kịp đáp ứng. Phƣơng thức quản lý còn những bất cập. Công tác chỉ đạo và thực hiện quản lý nhà nƣớc về bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin chƣa đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo các huyện, cụ thể nhƣ không có kế hoạch theo sự hƣớng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện chế độ báo cáo một cách chiếu lệ, không đầy đủ.

Việc phát triển hạ tầng về bƣu chính viễn thông ở nhiều địa phƣơng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân. Các xã vùng cao, vùng xa đƣợc đầu tƣ lắp đặt các trạm VSAT, vô tuyến điểm - đa điểm, điểm - điểm nhƣng chất lƣợng chƣa cao, còn gặp khó khăn khi liên lạc do thời tiết khí hậu. Việc phát triển Internet băng thông rộng ở các huyện miền núi, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn còn chậm. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế; chất lƣợng đào tạo Tin học chƣa cao.

Hai là: Qui hoạch đầu tƣ chƣa hợp lý, còn dàn trải, chƣa trọng tâm, trọng điểm. Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng mạng lƣới qui mô còn nhỏ. Hạ tầng dịch vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin còn thiếu về số

68

lƣợng và chƣa đồng bộ, hệ thống cơ sở dữ liệu còn phân tán. Đầu tƣ phát triển hạ tầng viễn thông giữa miền xuôi và miền núi còn chênh lệch lớn, vùng núi cao hạ tầng viễn thông còn rất thấp. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chƣa chú trọng phối hợp xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng, dẫn đến đầu tƣ chồng chéo, lãng phí.

Ba là: Mạng chuyển mạch có bán kính phục vụ rộng, nhiều tổng đài độc lập nên có khó khăn cho việc mở rộng và nâng cấp. Mạng truyền dẫn trải rộng khắp, kinh phí lớn. Một số tuyến cáp quang chƣa đƣợc ngầm hoá, một số tuyến khác còn sử dụng bằng phƣơng thức Viba ảnh hƣởng nhất định tới công tác bảo đảm an toàn mạng lƣới, an ninh thiên tai bão lụt xảy ra. Hệ thống cáp ngoại vi với số lƣợng rất lớn, hầu hết chƣa đƣợc ngầm hoá còn treo nhờ vào hệ thống cột của điện lực, cột bê tông tự đứng ảnh hƣởng lớn đến việc phát triển về số lƣợng thuê bao, về bảo đảm chất lƣợng liên lạc và mỹ quan đô thị , nông thôn.ở vùng núi cao chất lƣợng điện thoại sử dụng công nghệ VSAT, công nghệ điểm - đa điểm chƣa tốt.

Bốn là: Tỷ lệ số xã có báo và tạp chí đến trong ngày mới chỉ đạt trên 90%. Mật độ điện thoại so với cả nƣớc còn thấp. Mật độ điện thoại và bình quân điểm phục vụ bƣu chính viễn thông không đều, còn chênh lệch giữa

vùng thành thị và miền núi. Số ngƣời sử dụng dịch vụ ở nông thôn và thành thị

giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn còn có sự chênh lệch lớn.

Năm là: Tiềm lực kinh tế dịch vụ bƣu chính viễn thông chƣa lớn. Kết quả phát triển chƣa xứng với tiềm năng. Năng lực cạnh tranh chƣa mạnh, giá dịch vụ còn cao, Dịch vụ bƣu chính viễn thông chƣa phong phú, đa dạng, toàn diện, chất lƣợng các loại dịch vụ chƣa thƣờng xuyên bảo đảm, chƣa đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trƣờng, của xã hội. Năng suất lao động chƣa cao, kinh nghiệm, vốn đầu tƣ kinh doanh còn thiếu. Công nghệ cũ lạc hậu đang có nguy cơ sẵn sàng bị thay thế...

69

Các doanh nghiệp kinh doanh bƣu chính ở Hòa Bình hiện nay thƣờng thiếu kinh nghiệm và công nghệ cao, chất lƣợng dịch vụ thấp so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý. Vẫn còn bỏ sót thị trƣờng kinh doanh, phục vụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đaan tộc ít ngƣời. Nhu cầu phục vụ truyền số liệu, Internet ở các huyện miền núi còn hạn chế, chƣa tích hợp đƣợc các dịch vụ về truyền hình với mạng viễn thông. Chƣa quan tâm đầu tƣ cung cấp dịch vụ ở một số huyện vùng miền núi cao, biên giới ảnh hƣởng đến công tác điều hành chỉ đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc và quyền lợi và nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Sáu là: Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin còn thiếu và yếu. Đội ngũ lao động ở các điểm Bƣu điện văn hoá xã chủ yếu là lao động địa phƣơng, một số cán bộ kỹ thuật tại các trạm vệ tinh ở miền núi chƣa đƣợc đào tạo cơ bản nên chất lƣợng hiệu quả công việc còn hạn chế.

2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Một là: Địa bàn rộng, nhiều miền núi cao, địa hình hiểm trở, hạ tầng

giao thông kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu tƣ xây dựng chƣa đồng bộ nên

phát triển mạng lƣới và mở dịch vụ mới còn gặp nhiều khó khăntạo thế chia cắt lớn giữa các vùng thiếu sự liên kết, gây khó khăn trong triển khai sử dụng mạng lƣới bƣu chính viễn thông, là gia tăng chi phí đầu tƣ….

Hai là: Kinh tế của tỉnh tuy có bƣớc tăng trƣởng khá nhƣng vẫn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch chậm phát triển nên nhu cầu sử dụng dịch vụ bƣu chính viễn thông chƣa nhiều. Mật độ dân cƣ ở miền núi thấp, mức sống của ngƣời dân rất thấp nên hạn chế đáng kể đến việc đầu tƣ phát triển hạ tầng ở khu vực này.

Ba là: Đầu tƣ tài chính cho hoạt động ứng dụng viễn thông và công

70

dựng cơ sở hạ tầng chƣa quan tâm gắn kết với qui hoạch phát triển mạng lƣới viễn thông nên chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế với quy hoạch viễn thông. Còn có quan điểm cho rằng đó là trách nhiệm của các doanh nghiệp nên ở những vùng khó khăn, sức thu hút kém, hạ tầng về viễn thông đầu tƣ chƣa đáng kể. Việc ứng dụng dịch vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc chú trọng, chƣa có cơ chế thu hút, khuyến khích việc ứng dụng và phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin, chƣa phát huy đƣợc ƣu thế của dịch vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin.

Bốn là: Trình độ khoa học kỹ thuật của một bộ phận lớn nhân dân còn yếu kém nên đa phần không chƣa có khả năng sử dụng dịch vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin có hiệu quả. Công tác đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ bƣu chính viễn thông công nghệ thông tin chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nguồn nhân lực về bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin chƣa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

Năm là: Công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin có lúc, có nơi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin ở các phòng Hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp huyện ít (chủ yếu về Giao thông và Xây dựng) phải kiêm nhiệm nhiều việc nên việc tham mƣu quản lý nhà nƣớc về bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin, Internet trên địa bàn huyện chƣa

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác tuyên truyền phổ biến ứng dụng dịch

vụ bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin chƣa sâu rộng. Nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp về vị trí, vai trò, tác dụng của ứng dụng và phát triển bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin còn hạn chế.

71

Chương 3 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH

VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của dịch vụ Bưu chính viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình (Trang 67)