Củng cố và xây dựng cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện 5 mục tiêu lớn

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y tại Hà Nội (Trang 67)

Hà Nội cần phải nhanh chóng xây dựng 2 cơ sở vật chất mang tầm chiến lƣợc là: Trung tâm kiểm nghiệm, đánh giá chất lƣợng thuốc thú y và trƣớc mắt phải xây dựng đƣợc một hoặc hai nhà máy sản xuất kháng sinh nguyên liệu.

Trung tâm kiểm nghiệm đánh giá chất lƣợng thuốc thú y phải đƣợc xây dựng càng sớm càng tốt (trƣớc năm 2020). Bởi thực trạng sản xuất kinh doanh thuốc thú y đang có nhiều bất cập, nhu cầu đánh giá chất lƣợng thuốc thú y thông qua việc kiểm nghiệm là rất lớn. Kết quả kiểm nghiệm không những là bằng chứng chất lƣợng giúp các cơ quan quản lý có thẩm quyền lấy làm cơ sở để kiểm tra họat động sản xuất của các doanh nghiệp, mà còn làm cơ sở trọng tài trong các tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các thành phần kinh tế.

Trung tâm kiểm nghiệm đánh giá chất lƣợng phải đƣợc xây dựng tại Hà Nội do Chi cục thú y hoặc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội quản lý trực tiếp. Để trung tâm kiểm nghiệm và đánh giá chất lƣợng thuốc thú y đủ sức gánh vác đƣợc nhiệm vụ trọng tâm nêu trên thì Hà Nội phải đầu tƣ các trang thiết bị máy móc hiện đại cần

thiết, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, mẫn cán và phải đƣợc đào tạo trƣớc hoặc ngay sau khi trung tâm kiểm nghiệm này ra đời để có thể vận hành tốt hoạt động của trung tâm.

Đối với cơ sở sản xuất kháng sinh nguyên liệu: Do cả nƣớc nói chung và Hà Nội nói riêng chƣa có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh nào nên các nguyên liệu kháng sinh và kháng khuẩn dùng trong bào chế, sản xuất thuốc thú y đều đang phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài trong đó có tới 95% đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là yếu tố nguy cơ bất lợi đƣa chúng ta vào thế bị động và phụ thuộc, trong khi nhu cầu sử dụng thuốc thú y ngày càng tăng lên. Vì thế việc xây dựng hoàn chỉnh một vài nhà mày sản xuất nguyên liệu kháng sinh là vô cùng cấp thiết mang tầm chiến lƣợc lâu dài cho cả Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Để có đƣợc một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh hiện đại Hà Nội phải đầu tƣ lớn về vốn xây dựng, trang thiết bị máy móc, mua hoặc nhập khẩu công nghệ sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực vận hành ... Muốn có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bắt đầu hoạt động sản xuất đƣợc vào năm 2020 thì ngay từ năm 2015 Hà Nội đã phải chuẩn bị vốn, lựa chọn loại kháng sinh cần sản xuất, quy hoạc địa điểm nhà máy, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn trong và ngoài nƣớc, lựa chọn đối tác mua hoặc nhập khẩu công nghệ ... Xây dựng và lắp đặt thiết bị, sản xuất thử, nghiệm thu rồi mới đƣợc đi vào sản xuất chính thức. Với quãng thời gian 5 năm (2015-2020) là quá ngắn nhƣng vẫn đủ để xây dựng một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh hiện đại nếu nhƣ Hà Nội thực sự chủ động và quyết tâm thực hiện.

Việc Hà Nội xây dựng đƣợc một nhà máy sản xuất kháng sinh nguyên liệu là hoàn toàn có thể, nó sẽ có sức hút đầu tƣ lớn, sức lan tỏa nhanh và mạnh, thúc đẩy các tỉnh thành khác đầu tƣ xây dựng các nhà máy mới tiếp theo và mở ra tƣơng lai nƣớc ta sẽ hoàn toàn chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu kháng sinh sản xuất trong nƣớc, góp phần giảm giá thành thuốc thú y thành phẩm, trực tiếp đƣa nƣớc ta xếp vào hàng ngũ các quốc gia mạnh về dƣợc phẩm nói chung và dƣợc thú y nói riêng.

3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và năng lực khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh thuốc thú y tại Hà Nội

Để nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y thì Hà nội cần phải nhanh chóng triển khai một số việc sau đây:

1. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y

Rà soát các quy định pháp luật hiện hành liên quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y nhằm sửa đổi, bổ sung những vấn đề còn khiếm khuyết hoặc chƣa phù hợp, gấp rút loại bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn, nhanh chóng đƣa 80 thú y trƣởng của 80 xã còn lại vào biên chế nhà nƣớc ( Hợp đồng không xác định thời hạn và đƣợc hƣởng lƣơng tối thiểu 1.0 và các chế độ khác theo quy định của luật lao động). Tất cả các vấn đề nêu trên phải đƣợc giải quyết gọn trong năm 2015.

2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm tra thƣờng kỳ và đột xuất, cũng nhƣ quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành gồm đại diện các ngành thú y, quản lý thị trƣờng, công an kèm theo là nội dung, quyền hạn cụ thể của tổ chức thanh tra liên ngành này nhằm tránh chồng chéo chức năng giữa các ngành mà vẫn đảm bảo đƣợc tính răn đe chấp hành pháp luật đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y, nhƣng lại không gây cản trở hoặc khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời với việc thanh kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y các đoàn thanh kiểm tra phải tuyên truyền giáo dục chấp hành pháp luật đối với các cơ sở đƣợc thanh kiểm tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực này.

3. Việc xây dựng cơ sở vật chất nhƣ Trung tâm kiểm nghiệm đánh giá chất lƣợng thuốc thú y, nhà máy sản xuất kháng sinh nguyên liệu phải đƣợc quyết định sớm sau đó phải có kế hoạch cụ thể đối với từng hạng mục công trình, lộ trình thực hiện phải đƣợc công khai cho mọi ngƣời biết và giám sát. Với tiềm năng to lớn của một trung tâm kinh tế hành chính hàng đầu của cả nƣớc thiết nghĩ Hà Nội hoàn toàn có đủ điều kiện xây dựng đƣợc Trung tâm kiểm nghiệm đánh giá chất lƣợng và một nhà máy sản xuất kháng sinh nguyên liệu dùng trong bào chế thuốc thú y.

Để nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y thiết nghĩ Chi cục thú y Hà Nội phải đề nghị Ủy ban nhân dân

thành phố Hà Nội chỉ đạo sở khoa học công nghệ lập chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực thông qua kế hoạch đào tạo cụ thể cho cả 3 lĩnh vực:

- Quản lý nhà nƣớc trong sản xuất kinh doanh thuốc thú y

- Nghiên cứu chế tạo thuốc thú y mới, cải tiến và nâng cấp chất lƣợng thuốc thú y cũ

- Kiểm nghiệm và đánh giá chất lƣợng thuốc thú y

Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho cả 3 lĩnh vực này đều phải đi trƣớc một bƣớc và hàng năm phải có chọn lọc, bổ sung nhằm tạo ra đƣợc đội ngũ quản lý nắm vững luật pháp, có tâm trong công việc. Hà Nội phải có đƣợc những cán bộ dƣợc sỹ thú y giỏi không những trong nghiên cứu sáng tạo sản phẩm mới mạnh về hiệu lực phòng trị, rẻ về giá thành mà còn có đội ngũ kiểm tra, kiểm nghiệm chuyên nghiệp trình độ cao có đủ năng lực trở thành trọng tài đánh giá chất lƣợng thuốc thú y góp phần quan trọng thậm chí là quyết định trong các tranh chấp kinh tế trong và ngoài nƣớc.

3.3.3 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ sản xuất thuốc thú y và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y

Thực trạng công nghệ sản xuất thuốc thú y của Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng chƣa thật sự tiên tiến. Nhìn chung các loại dung dịch thuốc tiêm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đều phải dùng 1-2 lần / ngày, trong khi thuốc tiêm nhập ngoại phổ biến cách 1 ngày mới phải tiêm 1 lần, thậm chí có loại chỉ cần tiêm 1-2 lần trong suốt cả quá trình điều trị 5-7 ngày. Điều này thể hiện rõ công nghệ bào chế thuốc tiêm thú y nƣớc ta còn nhiều hạn chế, bất cập và chƣa tiến kịp với trình độ quốc tế. Đây cũng chính là lý do phải triển khai hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Mục tiêu lớn của hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ là trao đổi kinh nghiệm học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí phải tìm mua công nghệ, quy trình chế tạo thuốc thú y để Hà Nội có thể tự mình nghiên cứu chế tạo ra đƣợc các loại thuốc thú y đạt chất lƣợng quốc tế, từ đó Hà Nội sẽ hoàn toàn chủ động trong công tác phòng chống bệnh dịch.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu này Hà Nội phải thiết lập ngay nội dung hợp tác, địa điểm và quy mô hợp tác, từ đó lên kế hoạch thực hiện một cách cụ thể theo lộ trình.

Ngoài hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ Hà Nội cũng nên triển khai hợp tác trong lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y nhằm ngày càng hoàn thiện các văn bản quản lý theo quy định của luật pháp, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y.

Bằng việc triển khai thực hiện ba nhóm giải pháp đƣợc trình bày ở trên Hà Nội sẽ có cái nhìn thực tế hơn, dài hơi hơn. Với tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ và quyết tâm của mình Hà Nội đứng trƣớc cơ hội thực hiện những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y và mở ra tƣơng lai không xa trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ chế tạo thuốc thú y và là trung tâm kiểm nghiệm đánh giá chất lƣợng thuốc thú y không những của miền Bắc mà còn của cả nƣớc.

KẾT LUẬN

Sau khi thống nhất đất nƣớc (1975-1990) ngành sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam còn chậm phát triển, cả nƣớc chỉ có 2 công ty sản xuất và kinh doanh thuốc thú y: Ở miền Bắc có công ty Thuốc thú y Trung ƣơng 1 gọi tắt là Vinavetco, ở miền Nam có Công ty Thuốc thú y Trung ƣơng 2 gọi tắt là Navetco. Ở mỗi công ty đều có đơn vị sản xuất đƣợc một số loại vắc xin nhƣng cả 2 công ty chƣa có công nghệ sản xuất thuốc tân dƣợc thú y. Ngành sản xuất thuốc tân dƣợc thú y đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ sau năm 1992. Tính từ 1995-2013 Việt Nam có 18 tỉnh thành với 84 doanh nghiệp tham gia sản xuất thuốc tân dƣợc thú y. Số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y tập trung chủ yếu ở hai đầu đất nƣớc (tính đến 30/6/2014 miền Bắc có 36 doanh nghiệp chiếm 42,85%, miền Nam có 47 doanh nghiệp chiếm 55,95%). Đến nay đã có 35 doanh nghiệp xây dựng đƣợc nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP trong đó Hà Nội có18 doanh nghiệp chiếm 51,42%.

Số loại thuốc tân dƣợc thú y đƣợc Việt Nam sản xuất tăng lên nhanh chóng từ 440 loại năm 1995 lên 2683 loại năm 1999; 4427 loại năm 2003; 4760 loại năm 2010; và 4912 loại năm 2013. Riêng thành phố Hà Nội: Năm 1995 có 9 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dƣợc thú y chiếm 100% số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc ở Miền Bắc. Năm 2003 miền Bắc có 36 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc tân dƣợc thú y thì Hà Nội chiếm 31 doanh nghiệp bằng 86,11%. Năm 2010 miền Bắc có 40 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc tân dƣợc thú y thì Hà Nội chiếm 34 doanh nghiệp bằng 83%.

Công tác quản lý nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng đƣợc quy định rõ tại Điều 51 của Pháp lệnh thú y năm 2004, trong đó mục 4 của điều này phân định cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan quản lý thú y cấp tỉnh, thành phố nhƣ sau:

- Tổ chức tập huấn bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tƣợng kinh doanh thuốc thú y, dịch vụ hành nghề thú y…

- Cấp chứng chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y

sai phạm trong kinh doanh, trong dịch vụ hành nghề thú y, tổ chức tiêu hủy thuốc giả, thuốc kém chất lƣợng và hết hạn sử dụng, hoặc cấm sử dụng, thuốc ngoài danh mục đƣợc phép lƣu hành…

Số các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y tăng nhanh chóng trên địa bàn Hà nội: Năm 2009 có 304 cửa hàng thì đến năm 2013 có 458 cửa hàng. Trong đó số các cửa hàng vừa đƣợc phép kinh doanh thuốc tân dƣợc thú y vừa đƣợc phép kinh doanh vắc xin và chế phẩm sinh học thú y chiếm tỷ lệ khá cao nhƣng đang có xu hƣớng giảm mạnh do kết quả quản lý nhà nƣớc ngày càng chặt chẽ: Năm 2009 là 57,57%, năm 2010 là 53,57%, năm 2011 là 33,85%, năm 2012 là 38,24%, năm 2013 là 37,77%.

Cơ sở pháp lý trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y đã đƣợc xây dựng khá bài bản và có hệ thống bao gồm: Pháp lệnh thú y đƣợc Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18/05/2004, cùng với một hệ thống các nghị định và thông tƣ kiểm tra quản lý chi tiết. Có thể nói Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có cả hệ thống văn bản về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y khá bài bản và hiệu quả. Hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y của Hà Nội diễn ra thƣờng xuyên và nghiêm túc, đã đƣa hoạt động của lĩnh vực này vào nề nếp, góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe vật nuôi, an toàn dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng.

Thành tựu quản lý nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y của Hà Nội đáng đƣợc ghi nhận nhƣng bên cạnh đó vẫn bộc lộ một số hạn chế không nhỏ: Hà Nội chƣa có chủ trƣơng thu hút hiền tài, công tác đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, kiểm nghiệm thuốc thú y còn non yếu, chƣa rõ nét. Hà Nội chƣa tạo điều kiện tốt về đất đai mặt bằng cho các doanh nghiệp có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh thuốc thú y theo tiêu chuẩn GMP. Tổ chức mạng lƣới thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y còn mỏng. Hà Nội không có phòng kiểm nghiệm, đánh giá chất lƣợng thuốc và chƣa có tầm nhìn chiến lƣợc về sản xuất nguyên liệu, chƣa có giải pháp thoát Trung Quốc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên với mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế năm 2020-2025 và tầm nhìn 2030, ngành chăn nuôi phải chiếm 50-54% tỷ trọng trong cơ cấu GDP ngành Nông nghiệp. Với định hƣớng nhƣ vậy chắc chắn Hà Nội sẽ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y phát triển mạnh mẽ hơn.

Các đề nghị:

1- Để giữ đƣợc chất lƣợng thuốc thú y trong quá trình bảo quản và lƣu thông Cục thú y nói chung và Chi cục thú y Hà Nội nói riêng sớm ban hành và áp dụng GPP đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia cho các loại thuốc thú y, làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất lƣợng

2- Để các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y thực hiện đƣợc lộ trình GMP, Hà nội phải có các quyết định cứng rắn hơn trong việc di dời các doanh nghiệp đó ra khỏi nội thành Hà Nội. Đồng thời cũng phải có chủ trƣơng rõ rang hơn về chính

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y tại Hà Nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)