Theo Báo cáo công ty Thuốc thú y TW 1 với chặng đƣờng 35 năm Phát triển Nông nghiệp và nông thôn - Kỷ yếu 58 năm ngày Truyền thống ngành thú y Việt Nam (trang 80):
Giai đoạn 1975 -1990: cả nƣớc có 2 công ty sản xuất kinh doanh thú y: Ở miền Bắc có công ty thuốc thú y TW 1 gọi là Vinavetco, trong quá trình phát triển công ty Vinavetco gồm 3 cơ sở chính:
1. Xí nghiệp thú y TW ở Hoài Đức ( Hà Tây cũ) chuyên sản xuất vắc xin chế phẩm sinh học và một số thuốc tân dƣợc.
2. Xí nghiệp bao bì, vật tƣ thú y, sau chuyển tên là Xí nghiệp dƣợc và vật tƣ thú y TW nay là công ty CP dƣợc và vật tƣ thú y TW gọi là HANVET chuyên sản xuất bao bì và cung ứng một số vật tƣ thú y.
3. Công ty thuốc thú y TW 1 gọi tắt là Vinavetco - Công ty cấp 1 trực thuộc Bộ nay là công ty CP thuốc thú y TW 1.
Ở miền Nam: công ty thuốc thú y TW 2 gọi tắt là công ty Navetco. Ngoài bộ phận nhỏ sản xuất tân dƣợc, công ty Navetco có trung tâm nghiên cứu sản xuất văcxin, kháng huyết thanh và chế phẩm sinh học. Công ty có tiền thân là Viện nghiên cứu vi trùng và bệnh lý gia súc Sài Gòn trƣớc đây.
Nhƣ vậy đến năm 1991 cả ở miền Bắc và miền Nam đều có cơ sở sản xuất vắc xin, kháng huyết thanh và chế phẩm sinh học đồng thời đều có cơ sở sản xuất thuốc tân dƣợc. Nhƣng do cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và do chậm đổi mới kỹ thuật công nghệ mới nên các sản phẩm sản xuất ra chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhỏ cho phát triển chăn nuôi, số còn lại chủ yếu đƣợc các nƣớc xã hội chủ nghĩa viện trợ không hoàn lại.
Giai đoạn 1991-1995 là giai đoạn hệ thống các nƣớc Xã Hội Chủ Nghĩa bị sụp đổ đồng thời Việt Nam bình thƣờng hoá quan hệ với Trung Quốc. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam đây là khoảng thời gian ngành thú y Việt Nam phải đối mặt với 2 vấn nạn. Một là thuốc thú y và viện trợ vật tƣ thú y từ các nƣớc Xã Hội Chủ Nghĩa không còn nữa (do không còn hàng viện trợ). Hai là Trung Quốc ồ ạt đƣa hàng phi mậu dịch vào chiếm lĩnh toàn bộ thị trƣờng thuốc thú y nƣớc ta mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Vì thế giai đoạn 1991-1995 thuốc thú y Trung Quốc chiếm tới 95-98% thị phần, đi đến đâu cũng chỉ thấy thuốc Trung Quốc.
Một điều kỳ lạ mà theo Phó chủ tịch Hiệp hội cho biết do thiếu quá nhiều loại thuốc thú y nên mặc dù trên bao bì chỉ ghi chữ tiếng Trung Quốc nên cán bộ chuyên môn cũng không biết đƣợc thành phần cấu tạo của thuốc càng không biết đƣợc công dụng, cách dùng, liều dùng cũng nhƣ các thông tin cần thiết khác... Tất cả những nội dung đó chỉ là do truyền miệng, thế nhƣng ngƣời chăn nuôi nƣớc ta vẫn thả sức mua dùng mà không biết đến hậu quả và tác hại của thuốc đối với vật nuôi và ngƣời tiêu dùng. Đứng trƣớc tình hình lộn xộn này, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 194NN_TY/QĐ ngày 31/3/1994 quy định thủ tục đăng ký sản xuất kinh doanh thử nghiệm kiểm nghiệm thuốc thú y, giống vi sinh vật dùng trong
thú y. Đây là quy định đầu tiên của nƣớc ta nhằm đƣa sản xuất kinh doanh thuốc thú y vào nề nếp, ngăn chặn thuốc thuốc y phi mậu dịch từ Trung Quốc và nhằm chuẩn bị một bƣớc cho việc hội nhập với các nƣớc ASEAN.
Theo báo cáo của thanh tra chi cục thú y Hà Tây năm 1995 thì 100% các cửa hàng có sản phẩm thuốc Trung Quốc đều nằm ngoài danh mục cho phép. Tuy nhiên đến thời điểm này 1995 chi cục Thú y cũng không có cơ sở pháp lý để xử lý do Cục thú y và Bộ Nông nghiệp cũng chƣa có văn bản nào cấm buôn bán thuốc thú y Trung Quốc trong thời gian này, phía Trung Quốc cũng không có bất kỳ một doanh nghiệp nào đăng ký kinh doanh hoặc sản xuất chính thức thuốc thú y tại Việt Nam. Đây là một khe hở pháp lý của nƣớc ta lúc bấy giờ.
Để tăng cƣờng công tác quản lý sản xuất và kinh doanh thuốc thú y lên một bƣớc nữa, Cục thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tƣ số 788/TY-QLT ngày 5/12/2003 hƣớng dẫn thủ tục tăng ký lƣu hành thuốc thú y tại Việt Nam, thủ tục xin điều chỉnh, bổ sung một số nội dung giấy phép lƣu hành thuốc thý y, trong đó thông tƣ nhấn mạnh:
a. Chỉ cho phép sản xuất thuốc thú y không chứa quá 2 loại nguyên liệu kháng sinh hoặc kháng khuẩn, đặc biệt là thuốc tiêm. Điều này có nghĩa tất cả các loại thuốc thú y chứa quá 2 loại nguyên liệu chính là kháng sinh hoặc kháng khuẩn đều phải ngừng sản xuất hoặc phải điều chỉnh công thức và đăng ký lại.
b. Cấm tuyệt đối sự phối hợp 1 loại hoạt chất thuộc nhóm Quinolone với một hoạt chất là kháng sinh hay kháng khuẩn khác, đồng thời hƣớng dẫn khuyến cáo không nên sử dụng các hoạt chất thuộc nhóm Fluoroquinolones gồm EnroFloxacin, CiproFloxacin, ofloxacin…vào mục đích sản xuất và kinh doanh thuốc thú y vì đây là các hoạt chất phổ biến dùng để điều trị bệnh cho ngƣời.
Có lẽ đó là lý do mà tốc độ hình thành các doanh nghiêp sản xuất kinh doanh thuốc thú y bị chững lại trong 3 năm ( 2003, 2004, 2005) chỉ có 83 doanh nghiệp
Bảng thống kê các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam(số lƣợng doanh nghiệp và số lƣợng chủng loại sản phẩm 1995-2013) – Phụ lục 1- cho thấy năm 1995 cả nƣớc có 27 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y tức là tăng 23 doanh nghiệp so với năm 1991 (tăng 6.75) lần so với năm 1991). Trong đó miền bắc có 9 doanh nghiệp chiếm 33.5%, số còn lại là 18 doanh nghiệp đều nằm ở miền
Nam chiếm 66.4%. Tỷ lệ này cho phép khẳng định trong phát triển kinh tế miền Nam họ nhanh nhạy hơn so với miền Bắc. Miền Bắc có 9 doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y thì cả 9 doanh nghiệp đều tập trung tại Hà Nội bao gồm cả Hà Tây cũ. Đây là giai đoạn có thể nói là khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất thuốc thú y Việt Nam.
Bảng thống kê cũng cho thấy từ năm 1991 đến năm 2013 cả nƣớc có tất cả 18 tỉnh thành có doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y và đƣợc phân phối nhƣ sau (Bảng 2.1): Miền Bắc có 6 tỉnh thành là Hà Nội, Hƣng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình và Nam Định. Miền Trung có 3 tỉnh thành là Đà Nẵng, Khánh Hòa và Lâm Đồng. Miền Nam có 9 tỉnh thành gồm Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, An Giang và Vĩnh Long, Bình Dƣơng và Cần Thơ
Để có nhận xét tổng quan về quá trình hình thành và phát triển ngành sản xuất và kinh doanh thuốc thú y Việt Nam 1991-2013 chúng tôi tập hợp số liệu các doanh nghiệp theo 3 vùng Bắc Trung Nam trong bảng 2.1 và hình 2.1.
Bảng 2.1:Sự phân bổ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y theo 3 miền Bắc- Trung- Nam
(Không bao gồm các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y thủy sản) Năm Tổng số các DN SXKD thuốc thú y cả nƣớc
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Số DN % Số DN % Số DN % 1995 27 9 33,33 18 66,66 1999 58 25 43,10 3 5,17 30 51,72 2003 83 41 49,39 3 3,61 39 46,98 2005 83 42 50,6 2 2,4 39 46,98 2010 87 46 52,87 2 2,29 39 44,82 2013 84 36 42,85 1 1,19 47 55,95 Bình quân 1995-2013 70,33 Doanh nghiệp 33,16 47,15 1,83 2,62 35,33 50,23
Số liệu bảng 2.1 cho phép lập biểu đồ Hình 2.1
Nhìn vào số liệu bảng thống kê phụ lục 1 đặc biệt cột bình quân cả giai đoạn 1995 - 2013 ta có thể thiết lập đƣợc biểu đồ về sự phân bố và phát triển số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y trên cả nƣớc.
Hình 2.1: Biểu đồ cột về sự phân bố và phát triển số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y trên cả nƣớc.
0 10 20 30 40 50 60 1st Qtr Miền Bắc Miền trung Miền Nam
(Nguồn: Số liệu lấy từ bảng thống kê phụ lục 1)
Hình 2.2: Biểu đồ tròn về sự phân bố và phát triển số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y trên cả nƣớc.
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Theo số liệu bảng 2.1 và Hình 2.1 ta thấy số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc thú y chủ yếu tập trung tại hai đầu đất nƣớc, trong đó miền Nam chiếm 50.23%, miền Bắc chiếm 47.15% và ít nhất là miền Trung chỉ có 2.6% số doanh nghiệp.
Về số lƣợng sản phẩm thuốc thuốc thú y ta lập bảng 2.2
Bảng 2.2: Tốc độ phát triển số lƣợng doanh nghiệp và số lƣợng chủng loại sản phẩm đƣợc phép sản xuất và lƣu thông giai đoạn 1995-2013
STT Năm 1995 1999 2003 2005 2010 2013
1 Tổng số doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh 27 58 83 83 87 84
2 Tổng số loại thuốc đƣợc sản
xuất (lấy từ bảng 1) 440 2683 4427 3442 4760 4912 3 Bình quân số sản phẩm/ 1
doanh nghiệp 16,29 46,18 55,02 41,90 54,75 58,47
(Nguồn: Căn cứ số liệu chủng loại thuốc của mỗi doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất và lưu thông các năm 1995, 1999, 2003, 2005, 2010 và 2013)
Phân tích số liệu đƣợc tập hợp trong bảng 2.1 và bảng 2.2:
- Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam tăng dần đều từ 27 doanh nghiệp năm 1995 lên 87 doanh nghiệp năm 2010 - năm cao nhất và hiện tại năm 2013 là 84 doanh nghiệp tức bình quân tăng khoảng 3,8 doanh nghiệp/năm.
- Số lƣợng sản phẩm đƣợc phép sản xuất và lƣu thông cũng tăng theo tỷ lệ thuận: cả nƣớc có 440 loại thuốc đƣợc sản xuất năm 1995 đã tăng lên 4.912 loại vào năm 2013 tức là tăng 11,8 lần.
- Số thuốc đƣợc phép sản xuất và lƣu thông bình quân cho mỗi doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ 16.29 sản phẩm năm 1995 lên 58.47 loại thuốc năm 2013 - Một sự tăng trƣởng rất ấn tƣợng.
- Theo Nguyên Trƣởng và Phó phòng quản lý thuốc Cục thú y thì trong giai đoạn 1995-2000 có rất nhiều cơ quan ngoài ngành Thú y tham gia sản xuất thuốc thú y nhƣ: Viện hóa học công nghiệp, Viện Quân y 103, Công ty thuốc sát trùng
Việt Nam, Xí nghiệp dƣợc phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Công ty hóa chất Đà Nẵng (Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm)...Đặc biệt một loạt các cơ quan sự nghiệp trong ngành thú y chăn nuôi cũng tham gia vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y này nhƣ: Viện thú y Quốc gia ( xƣởng sản xuất và thực nghiệm thuốc thú y và phân viện thú y miền Trung), Hội khoa học kỹ thuật thú y ( trung tâm chuyển giao công nghệ thú y), Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, công ty gia cầm thành phố Hồ Chí Minh và một loạt các Chi cục thú y các tỉnh nhƣ: Chi cục thú y Long An (có xí nghiệp dƣợc thú y Long An), Chi cục thú y Tiền Giang có công ty dƣợc thú y Cai Lậy nay là công ty cổ phần dƣợc thú y Cai Lậy, Chi cục thú y An giang có công ty dịch vụ chăn nuôi thú y An Giang, Chi cục thú y Vĩnh Long có công ty chăn nuôi thú y Vĩnh Long, Chi cục thú y Cần Thơ có công ty sản xuất kinh doanh, chăn nuôi và vật tƣ thú y và một số chi cục thú y khác.
Đây là những chi cục thú y vừa tổ chức sản xuất kinh doanh thuốc thú y vừa kiểm tra kiểm soát kinh doanh thuốc thú y tức là vừa đá bóng vừa thổi còi – Một sơ hở về mặt pháp lý không thể tồn tại.
Để không xảy ra tình trạng trên Cục thú y đã có hƣớng dẫn và không cho phép các cơ quan là các Chi cục thú y sản xuất và kinh doanh thuốc thú y dƣới mọi hình thức và chỉ đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra sản xuất kinh doanh thuốc thú y thuộc địa bàn mình quản lý ngoại trừ Vemedim và công ty dƣợc thú y Cai Lậy đã hoàn toàn hạch toán độc lập và tách khỏi chi cục thú y Cần Thơ và Tiền Giang. Do chỉ đạo của Cục thú y khá kiên quyết nên sau năm 2000 ta đã thấy không còn tồn tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc thú y thuộc các Chi cục thú y các tỉnh (Bảng thống kê phụ lục 1) và một số cơ quan ngoài ngành khác.