Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y tại Hà Nội (Trang 58)

Một là: Thiếu nghiêm trọng nguyên liệu dùng trong sản xuất thuốc thú y. Hiện tại việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất đang là tồn tại lớn nhất trong ngành sản xuất thuốc thú y không riêng của Hà Nội mà là chung cho cả Việt Nam, bởi có trên 95% nguyên liệu chủ yếu dùng trong sản xuất thuốc thú y phải nhập khẩu từ Trung Quốc (theo Trƣởng phòng Quản lý thuốc Cục thú y - báo cáo công tác xuất nhập khẩu nhiên nhiệu và thuốc thú y), do giá quá rẻ chỉ bằng 60-75% giá cùng loại đƣợc nhập từ Châu Âu , Mỹ , Nhật … và thời gian hoàn thành một đợt hàng về Việt Nam không quá 25 ngày so với 45 -50 ngày nhập từ Châu Âu, Mỹ, Nhật. Với con số ≥ 95% nguyên liệu đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc nên nếu có sự trục trặc quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc thì ngành sản xuất thuốc thú y Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng đóng băng, đây cũng là lý do những nhà sản xuất thuốc thú y Việt Nam cần phải có chƣơng trình hành động khác, phải chủ động tìm ra nguồn nguyên liệu khác để thay thế hoặc đa dạng nguồn cung hơn.

Hai là: Tồn tại trong tiến trình thực hiệp GMP

Theo Chủ tịch hiệp hội sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam: Việc Bộ NN & PTNT đã buộc phải lùi lại thực hiện lộ trình GMP 2 năm là do đa số các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y thiếu chủ động thực hiện QĐ 08/2004 của Bộ, họ đƣa ra nhiều lý do khác nhau và Bộ cũng đã chỉ đạo thiếu kiên quyết nên đã buộc chấp nhận lùi lại 2 năm khiến những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện GMP đặc biệt là GMP- WHO đã rất tốn kém để xây dựng đƣợc nhà máy (vốn đầu tƣ hoàn

chỉnh một nhà máy cỡ trung bình 3000 m2 với 2-3 dây chuyền sản xuất vào khoảng 4 triệu đô la Mỹ), trong khi các công ty xây dựng chậm hơn ( sau năm 2011 đến nay) cũng với quy mô nhƣ vậy chỉ mất khoảng 500 nghìn đến 1 triệu đô la mỹ vẫn đạt GMP – WHO . Điều này không có nghĩa họ tìm đƣợc nguồn máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng rẻ hơn…mà thực chất các tiêu chuẩn kĩ thuật đã đƣợc thay đổi, cắt xén và thiếu đồng bộ - nói cách khác là các tiêu chí của GMP –WHO đã bị biến tƣớng. Phải chăng đây là những biểu hiện thiếu công bằng trong việc xét cấp, chứng chỉ đạt GMP-WHO

Ba là: Sự thiếu minh bạch về tiêu chuẩn công thức, tên gọi thuốc thú y. Với các nội dung quy định trong QĐ 788 của Cục thú y thì các công thức thuốc thú y chỉ đƣợc phép sao chép từ các nƣớc EU hoặc Mỹ đã làm hạn chế rất nhiều sự tận dụng các sản phẩm có thành phần công thức của các nƣớc tiên tiến khác phù hợp với điều kiện chăn nuôi Việt Nam nhƣng không đƣợc sản xuất. Việc cho phép tồn tại của hàng trăm tên thuốc có cùng một công thức, cùng tác dụng trên thị trƣờng, chỉ khác nhau tên gọi đã dẫn đến chất lƣợng sản phẩm rất khác nhau, gây không ít trở ngại khó khăn cho ngƣời tiêu dùng.

Bốn là: Quá trình xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng quốc gia cho mỗi loại thuốc đƣợc triển khai từ những năm 1998 nhƣng quá trình đó diễn ra quá chậm.

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Sản xuất kinh doanh thuốc thú y Việt Nam cho đến nay 30/6/2014 Cục thú y Bộ Nông nghiệp mới ban bố đƣợc trên 50 tiêu chuẩn chất lƣợng thuốc trên tổng số 4912 loại thuốc chiếm >1% là quá ít so với số loại thuốc đang đƣợc lƣu hành trên thực địa. Có lẽ đây là tồn tại lớn nhất trong quản lý thuốc thú y. Một tồn tại khác trong quản lý vĩ mô theo Phó chủ tịch là trong khi Bộ NN & PTNT yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dƣợc thú y phải đạt chuẩn GMP mới đƣợc sản xuất thì có 3 địa chỉ là các cơ sở sản xuất vắc xin và chế phẩm sinh học có vai trò tác dụng vô cùng lớn chƣa đạt tiêu chuẩn này mà đƣợc sản xuất đó là: Xí nghiệp thuốc thú y TW- huyện Hoài Đức Hà Nội, Công ty thuốc thú y TW 2 – số 4 Nguyễn Đình Chiểu TP HCM và Phân Viện thú y Nha Trang. Điều này đã gậy xôn xao và nghi kị trong cộng đồng sản xuất thuốc thú y Việt Nam và đây cũng là tồn tại không công bằng trong quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực sản xuất

thuốc thú y.

Năm là: Ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc thú y còn thấp.

Việc tùy tiện tự ý mua thuốc thú y về dùng của đa số chủ chăn nuôi, cũng nhƣ các yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ của các chủ cửa hàng bán thuốc thú y đang là nguyên nhân góp phần cho sự tồn tại hàng giả, hàng kém chất lƣợng tồn tại. Mặt khác một số cơ sở sản xuất thuốc thú y cũng chƣa thật nghiêm túc trong sản xuất hoặc tổ chức quản lý sản xuất chƣa chặt dẫn đến các sản phẩm làm ra chƣa đạt chất lƣợng nhƣ đã công bố lại có nhiều phƣơng kế khuyến mại lớn, chiết khấu cao … đã đánh trúng tâm lý ham lợi nhuận của ngƣời bán hàng, ngƣời mua hàng, do đó hàng kém chất lƣợng vẫn đã và đang tồn tại. Ngoài ra mức độ xử lý vi phạm chƣa đủ sức răn đe.Hiện tƣợng hàng giả, hàng kém chất lƣợng và các sai phạm khác vẫn đang tồn tại là do sức răn đe trong các quy định xử lý chƣa đủ nặng để buộc những ngƣời sai phạm phải từ bỏ hoặc khắc phục.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUÁT VÀ KINH DOANH THUỐC THÚ

Y TẠI HÀ NỘI

3.1 Triển vọng của hoạt động sản xuất kinh doanh ngành thuốc thú y Hà Nội

3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế xã hội thế giới trong và ngoài nước ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh thuốc thú y tại Hà Nội 2014-2025.

Bƣớc sang năm 2014 thế giới có nhiều biến động về chính trị.

a) Khủng hoảng nghiêm trọng tại Ucraina: Sự lƣỡng lự thiếu dứt khoát của Tổng thống hợp pháp Yanocovich đã bị lật đổ bởi cuộc đảo chính của phe đối lập thân Phƣơng tây đã dẫn đến cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Mỹ, phƣơng Tây. Diễn biến ngày càng phức tạp khi Nga đã tiếp nhận và sát nhập Crƣm và việc đòi ly khai của 2 tỉnh miền Đông chủ yếu ngƣời Nga là Donets và Lugansk khiến Mỹ - EU ra nhiều đòn trừng phạt kinh tế đối với Nga và ngƣợc lại. Đây có thể nói là cuộc chiến không tiếng súng giữa Mỹ và Nga trong thời đại mới. Nó ảnh hƣởng sâu sắc đến địa chính trị và kinh tế giữa Mỹ và EU với Nga khiến toàn thế giới bị ảnh hƣởng trong đó có Việt Nam. Cuộc chiến giữa các nƣớc đó cho đến nay chƣa có dấu hiệu ngừng lại đã gây ra không ít khó khăn cho Việt Nam về nhiều mặt.

b) Cuộc chiến giữa Mỹ và một số nƣớc chống lại IS- Một nhà nƣớc thánh chiến hồi giáo cực đoan ở toàn bộ khu vực trung cận đông đã và đang ảnh hƣởng sâu rộng đên kinh tế, chính trị của không riêng khu vực này, mà ảnh hƣởng đến toàn bô các phần còn lại trên các châu lục: Từ châu Mỹ qua châu Âu về châu Á đến tận châu Đại Dƣơng đã ảnh hƣởng trực tiếp đến thƣơng mại giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối các nƣớc khu vực Trung đông.

c) Việc Trung Quốc đƣa giàn khoan 981 kèm theo hàng trăm tầu hộ tống bảo vệ vào thềm lục đia nƣớc ta là minh chứng rõ rệt sự can thiệp trắng trợn của Trung Quốc vào lãnh thổ nƣớc ta. Là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến quan hệ chính trị kinh tế giữa hai nƣớc.

Riêng lĩnh vực tân dƣợc và dƣợc thú y thì Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang nhập khẩu trên 95% nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc. Sự căng thẳng giữa 2 nƣớc về chính trị đã dẫn đến nhiều biến có không thể lƣờng trƣớc đƣợc trong quan hệ kinh tế. Đứng trƣớc bối cảnh lịch sử nhạy cảm này không có giải pháp nào khác an toàn hơn, hiệu quả hơn cho Việt Nam trong đó có Hà Nội là chủ động dần dần thoát khỏi Trung Quốc và tìm ngay các đối tác mới.

Tuy thách thức vô cùng lớn nhƣ vậy nhƣng đây cũng là cơ hội để Việt Nam trong đó có Hà Nội sẽ chủ động hơn trong hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt Việt Nam phải tự lập, tự cƣờng trong nghiên cứu sản xuất các nguyên liệu quan trọng dùng trong bào chế thuốc tân dƣợc và dƣợc thú y.. Chúng tôi thiết nghĩ trong công cuộc này thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải đi đầu không chậm trễ đầu tƣ nghiên cứu, công nghệ, xây dựng tối thiểu đƣợc một, hai nhà máy đạt chuẩn quốc tế về sản xuất nguyên liệu tân dƣợc trong giai đoạn 2014 -2025. Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất phải chủ động ngay lập tức đa dạng hóa nguồn nguyên liệu từ các nƣớc khác nhƣ Ấn Độ, Nhật, Nga, Mexico, Tây Ban Nha….

3.1.2. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô của kinh tế nông nghiệp đến thị trường thuốc thú y Hà Nội.

Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội ngày 25/09/2014 của Bí thƣ thành ủy Hà Nội- Phạm Quang Nghị trong buổi gặp mặt với các cơ quan thông tấn báo chí nhân 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô thì năm 2013 Hà Nội chiếm 10.1% tổng GDP toàn quốc trong đó cơ cấu GDP đƣợc phân chia nhƣ sau:

o Nông lâm ngƣ nghiệp: 22%

o Công nghiệp và xây dựng: 40.5%

o Dịch vụ: 37.5%

Trong 22% GDP của ngành nông lâm ngƣ nghiệp thì GDP của ngành chăn nuôi chiếm trên 40% (báo cáo công tác năm 2013 của Sở NN&PTNT Hà Nội). Cũng theo báo cáo của Sở này thì Hà Nội đang phấn đấu đƣa cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi lên 45% vào năm 2015 và lên 54% vào năm 2020. Để hiểu rõ về định hƣớng chăn nuôi của Hà Nội có ảnh hƣởng trực tiếp đến thị trƣờng thuốc thú y luận văn đã tập hợp các số liệu của Tổng cục thống kê và thấy Hà Nội có số lƣợng gia

súc gia cầm chủ yếu đang giảm mạnh nhƣ sau:

Bảng 3.1: Số lƣợng gia súc gia cầm tính đến 1 tháng 10 hàng năm Giai đoạn 2010-2013 Chỉ số Loại gia súc gia cầm

Ngày 1/10/ năm / đơn vị tính : 1000 con

2010 2011 2012 2013 Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % so với 2010 Số con Tỷ lệ % so với 2010 Số con Tỷ lệ % so với 2010 187 Số lƣợng trâu 26.9 100% 25.1 93,33% 24.2 89.96% 23.3 86,61% 188 Số lƣợng bò 184.6 100% 173.3 93,87% 141.7 76,76% 135.2 73,23% 189 Số lƣợng lợn 1625.2 100% 1533.1 94,33% 1377.1 84,73% 1287.1 79,2% 190 Số lƣợng gia cầm 17261 100% 18228 105,60% 17996 104,25% 18521 107,3%

(Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Nội)

Nếu lấy số đầu gia súc gia cầm ngày 1/10/2010 là 100% thì:

a) Số lƣợng trâu giảm từ 26.9 ngàn con (100%) xuống 25.1 ngàn con (bằng 93.3%) năm 2011 ; 89.96% năm 2012 ; 86.61% năm 2013. Từ 100% (năm 2010) xuống 86. 61% năm 2013 tức giảm 13.59% trong 4 năm hay giảm bình quân 3.34%

b) Cũng tƣơng tự nhƣ vậy số đầu con bò cũng giảm mạnh từ 184.6 ngàn con trong năm 2010 (100%) xuống 173.3 ngàn con năm 2011 (hay 93.87%) Xuống 73.23% năm 2013. Tức giảm 26,77% trong 4 năm hay bình quân giảm 6,7% năm.

c) Số đầu lợn của Hà Nội cũng giảm mạnh từ

Từ 1,625,2 ngàn con (100%) năm 2010 đã giảm xuống 1,533,1 ngàn con năm 2011 (94,33%) và giảm tiếp xuống 1,377.1 ngàn con năm 2012 (84.73% so với 2010) và chỉ còn 1,287.1 ngàn con vào năm 2013 (chỉ còn 79.2% so với năm 2010). Số đầu lợn đã giảm 20.8% tức giảm bình quân 5.2%/năm.

Qua số liệu trên chúng ta thấy chăn nuôi gia súc lớn của Hà Nội đang có xu hƣớng giảm.

Riêng chăn nuôi gia cầm lại có xu thế phát triển tăng từ 17,261 ngàn con của năm 2010 đã tăng lên 18,521 ngàn con năm 2013 (tức tăng 7.3%). Theo báo cáo công tác thú y của nguyên Chi cục trƣởng thú y Hà Nội năm 2013 thì Hà Nội đang đặt ra mục tiêu phát triển chăn nuôi phải đạt số đầu con gia súc gia cầm trong năm 2015 bằng số gia súc gia cầm năm 2010

Mặc dù chăn nuôi gia súc lớn giảm mạnh nhƣng giá trị tổng sản phẩm chăn nuôi của Hà Nội vẫn không giảm thậm chí tiếp tục tăng do chăn nuôi gia cầm tăng không những về đầu con mà về giá trị của sản phẩm.

Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau: 3 năm gần đây nhu cầu nuôi gà vịt ngan đã chuyển dần sử dụng các giống công nghiệp siêu thịt bằng các giống nội Việt Nam nên đã trực tiếp nâng giá trị sản phẩm lên gấp 3- 4 lần nhờ vào có thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Ví dụ: 1 kg gà hơi công nghiệp hiện nay đang có giá bán 30-32,000/kg, thì 1 kg gà thả vƣờn có giá bán là 80-100,000 /kg, thậm chí có thời điểm lên đến 20.000đ/kg

Vì thế tỷ trọng GDP các ngành chăn nuôi vẫn đang có tốc độ phát triển đƣơng. Cũng theo báo cáo của Bí thƣ Thành ủy Hà Nội, thành phố đang đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt và bò từ 165,200 con năm lên 180,000 con vào năm 2015, chăn nuôi nuôi lợn cũng đƣợc đặc biệt chú trọng nhằm ngăn chặn sự sụt giảm về đầu con và phục hồi tăng trƣởng, phấn đấu đến năm 2015 số đầu lợn sẽ bằng năm 2010 tức đạt 16,000 ngàn con (1.6 triệu con). Đối với gia cầm Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu tăng trƣởng 3.5%/năm, đến năm 2015 đạt khoảng 19,700 ngàn con (19.7 triệu con) và kể từ 2015 – 2025 phải tăng tổng sản lƣợng chăn nuôi bình quân 4-4,5% năm .

Mặc dù chăn nuôi của Hà Nội phải qua nhiều biến cố nhƣng vẫn chiếm trên 54% tổng GDP của cả ngành nông nghiệp vào năm 2020. Với định hƣớng phát triển của chăn nuôi nhƣ phân tích ở trên chúng ta có thể có cơ sở để tin vào ngành chăn nuôi đã và đang là ngành sản xuất chính và Hà Nội có đầy đủ điều kiện để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và riêng ngành chăn nuôi sẽ đóng góp 55%-60% GDP trong cơ cấu GDP của cả ngành nông lâm ngƣ nghiệp của Hà Nội vào năm 2025. Điều đó có nghĩa là sự phát triển của ngành chăn nuôi sẽ thúc

đẩy trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất kinh doanh thuốc thú trên địa bàn Hà Nội.

Ngoài việc cung ứng đầy đủ thuốc, vắc xin và chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi của Hà Nội, sản xuất kinh doanh thuốc thú y tại Hà Nội còn là đầu mối lớn thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh cung ứng cho các tỉnh khác trên phạm vi cả nƣớc. Do đó sự tăng trƣởng ngành chăn nuôi cả nƣớc sẽ kéo theo sự tăng trƣởng ngành sản xuất thuốc thú y của Hà Nội. Chƣa dừng lại ở sản xuất thuốc thú y Hà Nội sẽ tích cực cùng thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu thuốc thuốc thú y Việt Nam ra thế giới.

3.2. Định hướng và mục tiêu cho thị trường thuốc thú y Hà Nội 3.2.1. Định hướng phát triển

Để có định hƣớng đúng cho sự phát triển ổn định thị trƣờng thuốc thú y, Hà Nội cần phải thực hiện các nhiệm vụ mang tính lâu dài sau đây:

a) Bảo vệ sức khỏe vật nuôi xây dựng vùng an toàn dịch, có giải pháp mang tính đột phá về hiệu quả kinh tế chăn nuôi, tiếp tục đƣa chăn nuôi là ngành sản xuất chính tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

b) Phải thay đổi nhận thức về thú y. Trƣớc đây từ nông dân đến lãnh đạo các cấp cho rằng: Thú y chỉ là một biện pháp kỹ thuật phòng và trị bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe vật nuôi. Nhƣ vậy là chƣa đủ chƣa hoàn toàn đúng, bởi muốn tạo một sản

Một phần của tài liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc thú y tại Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)