a) Ngành thú y Việt nam:
Ngành thú y và y học Việt Nam có mối gắn bó thân thiết bắt đầu từ khi viện Pasteur Nha Trang đƣợc thành lập tháng 9 năm 1895 do bác sỹ Yersin làm giám đốc. Đây là viện nghiên cứu thú y đầu tiên không những của Việt nam mà của toàn Đông Dƣơng. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu dịch bệnh gia súc gia cầm, sản xuất các loại vắc xin, kháng huyết thanh để phòng trị bệnh gia súc, là nơi đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cho cả 3 nƣớc Việt Nam, Căm pu chia và Lào.
Ngày 8/1/1902 Đại học y khoa Hà Nội đƣợc thành lập thì ngày 25/10/1904 Toàn quyền Đông dƣơng Pháp đã ra nghị định số 2898 mở khoa Thú y thuộc Đại học Y Hà Nội, đến ngày 10/8/1910 thì chuyển Khoa thú y thành trƣờng Đại học Thú y Bắc kỳ, có trụ sở chính tại 123 phố Armand Rouseau tức là phố Lò Đúc ngày nay. Đến ngày 20/7/1940 Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định đổi tên thành trƣờng Đại học Thú Y Đông Dƣơng. (Nguồn: Lịch sử ngành thú y Việt Nam –GS Đào Trọng Đạt - NXB Nông Nghiệp)
Nhƣ vậy kể từ năm 1895 đến năm 1940 Việt Nam đã có một trƣờng Đại học thú y và một viện nghiên cứu về thú y. Điều đó nói lên tầm quan trọng của ngành thú y đối với sự an sinh của xã hội, đồng thời cũng khẳng định Việt Nam đã sớm đứng vào hàng ngũ tiên phong về khoa học kỹ thuật thú y trên thế giới.
Kết quả nổi bật về khoa học và đào tạo trong thời gian này: 1. Về mặt khoa học đã nghiên cứu và sản sản xuất đƣợc:
- Vắc xin chống dịch tả trâu bò - Vắc xin chống dịch tả lợn - Vắc xin chống chó dại
- Một số kháng huyết thanh
Tuy chủng loại vắc xin sản xuất đƣợc rất ít nhƣng đây là những loại vắc xin và chế phẩm sinh học quan trọng mà Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có khả năng sản xuất đƣợc
2. Về mặt đào tạo
Đại học Thú y Đông Dƣơng đã mở đƣợc 20 khóa đào tạo đƣợc 135 bác sỹ thú y (mỗi năm chỉ đào tạo đƣợc từ 5-13 bác sỹ) và 15-25 cán bộ trung cấp thú y cùng vài trăm cán bộ kỹ thuật thú y.
3. Về tổ chức bộ máy ngành thú y
Yersin là học trò xuất sắc của Louis Pasteur và đƣợc Ông cử sang Việt Nam tổ chức thực hiện xây dựng bộ máy tổ chức ngành thú y, do đó toàn bộ cơ cấu tổ chức ngành thú y của Việt nam từ trung ƣơng đến địa phƣơng hoàn toàn giống nhƣ của Pháp mà ngày nay chúng ta vẫn đang đƣợc thừa hƣởng và vận hành bộ máy tổ chức đó.
Sau Cách mạng tháng 8/1945 Chính Phủ nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đƣa ngành thú y vào Bộ Canh Nông và chuyển một bộ phận cán bộ của Trƣờng đại học Thú y Đông Dƣơng chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc vào Thanh Hóa, sau đó chuyển lên Việt Bắc tiếp tục nghiên cứu sản xuất một số loại vắc xin và kháng huyết thanh cung cấp cho một số tỉnh phía Bắc nƣớc ta và nƣớc Lào anh em trong phòng chống bệnh.
Ở Miền Nam, trong giai đoạn 1945-1975 các hoạt động của ngành thú y vẫn đƣợc duy trì ở Viện thú y Nha Trang, đồng thời ở Sài Gòn nay là thành phố Hồ Chí Minh chính quyền cũ đã thành lập thêm Viện vi trùng và bệnh lý gia súc Sài Gòn. Ngay sau khi miền Nam đƣợc hoàn toàn giải phóng Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam giao Viện Pasteur Nha Trang cho bộ Y tế, nhƣng sau 2 năm hoạt động không phù hợp với ngành Y nên năm 1977 Chính phủ lại chuyển giao về Bộ Nông Nghiệp và Bộ NN&PTNT giao Viện Pasteur Nha Trang cho Viện Thú Y quốc gia cho đến ngày nay. Tại Thành phố Hồ Chí Minh – Bộ NN&PTNT đã giao cho Công ty Thuốc thú y Trung Ƣơng 1 (TW1) và Viện Thú Y Quốc Gia cử cán bộ tiếp quản Viện Vi Trùng và bệnh lý gia súc Sài Gòn để thành lập Trung tâm nghiên
cứu thú y miền Nam thuộc Công ty Thuốc thú y Trung Ƣơng 2 (TW2) gọi tắt là Navetco
Tính đến năm 2013 cả nƣớc có 1 Viện nghiên cứu thú y quốc gia, 11 trƣờng Đại học trực tiếp đào tạo bác sỹ thú y hoặc kỹ sƣ chăn nuôi – thú y, 57 trƣờng Cao đẳng hoặc Trung cấp chuyên nghiệp tham gia đào tạo cán bộ thú y hoặc chăn nuôi – thú y, 121 doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc thú y (chƣa bao gồm thuốc thú y Thủy sản). Hệ thống thú y đƣợc củng cố từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
(Nguồn: Lịch sử ngành thú y Việt Nam –GS Đào Trọng Đạt - NXB Nông Nghiệp) b) Vai trò thuốc thú y trong phát triển chăn nuôi Việt Nam:
Thú y đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề liên quan đến sức khoẻ động vật và sức khoẻ cộng đồng. Bác sỹ thú y không chỉ là bác sỹ bảo vệ sức khỏe và quyền lợi cho động vật mà còn là những ngƣời quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng vì họ đóng vai trò trong việc: tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu; kiểm soát các bệnh nguy hiểm lây từ động vật sang ngƣời; kiểm soát chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm; nghiên cứu các sản phẩm dƣợc sinh học bảo vệ môi trƣờng và phát triển đa dạng sinh học. Phòng chống dịch bệnh luôn đƣợc xem là nhiệm vụ trung tâm của toàn bộ hệ thống thú y. Ngành thú y làm nhiệm vụ giám sát sức khoẻ động vật, phát hiện sớm và ứng phó nhanh đối với các bệnh dịch động vật. Cơ quan thú y trung ƣơng, trung tâm của hệ thống thú y, sẽ không hoàn thành đƣợc nhiệm vụ này nếu nhƣ không có hệ thống văn bản pháp lý phù hợp và các công cụ cần thiết để thực thi pháp luật. Đây chính là cơ sở của việc quản lý tốt ngành thú y.
Một hệ thống thú y quốc gia phù hợp phải đảm bảo: Phát hiện dịch bệnh sớm và thông báo ngay các ổ dịch một cách minh bạch, không giấu dịch; ứng phó nhanh để dập tắt dịch, kể cả việc sử dụng tiêm phòng nếu cần thiết và phù hợp; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và phòng ngừa sinh học và có chiến lƣợc đền bù cho ngƣời chăn nuôi.
Với vai trò ngày càng trở nên quan trọng của ngành Thú y, tại thời điểm này việc nâng cao năng lực của các thành phần trong ngành trở thành một hoạt động
quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác đào tạo cần đƣợc cải tiến cả về hình thức cũng nhƣ nội dung nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất.
Nhiệm vụ chính của ngành thú y đƣợc quy định rõ trong Pháp lệnh Thú y 2004 là
* Cùng với ngành chăn nuôi tạo ra sản phẩm động vật:
- An toàn không có mầm bệnh: vi sinh vật và ký sinh trùng
- Không lƣu tồn các chất độc hại nhƣ kháng sinh, hormon và các chất độc hại khác
* Nghiên cứu dịch tễ học:
- Một số bệnh chủ yếu trên gia súc gia cầm
- Chẩn đoán nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh để giúp khống chế nhanh mầm bệnh.
- Có biện pháp quản lý dịch bệnh - Bảo vệ cho đàn gia súc gia cầm - An toàn cho ngƣời chăn nuôi - Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
* Phối hợp hoạt động với nhiều ngành, cơ quan chức năng liên quan đảm bảo quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra sản phẩm an toàn cho ngƣời sử dụng