Nho giáo Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 103)

- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

27 Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, sđd, t

8.3.3. Nho giáo Việt Nam

Ngay từđầu công nguyên, Hán Nho đã được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Sĩ Nhiếp, Nhâm Diên ra sức truyền bá vào Việt Nam, rất chật vật vì vấp phải sự lạnh nhạt, chối từ của dân tộc Việt. Đến năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập nhà Văn Miếu thờ Chu Công và Khổng Tử thì Nho giáo mới được chấp nhận chính thức ở

Việt Nam. Lúc này Nho giáo ấy là Tống Nho chứ không phải Hán Nho, Đường Nho,..

Đời Trần có Chu Văn An đào tạo được nhiều học trò theo Nho học. Họ ra sức bài xích Phật giáo để tự khẳng định. Nhưng Đạo Nho vẫn còn yếu hơn Đạo Phật.

Đến triều Lê, Nho giáo được nâng lên làm quốc giáo. Nho giáo độc tôn.

Nhà nước Việt Nam khai thác tính chất cứng rắn, trật tự của Nho giáo để tổ

chức và quản lý đất nước. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố Tống Nho được cải tiến, điều chỉnh theo cách thức Việt Nam.

Tổ chức triều đình, bộ máy quan lại

Mở hệ thống thi cửđể chọn người làm quan. Khoa thi đầu tiên thời Lý năm 1075, đến khoa thi cuối cùng (1919), trong vòng 844 năm có 185 khoa, lấy đỗ 2875 người, trong đó có 56 trạng nguyên (đến nhà Nguyễn không đặt danh hiệu trạng nguyên)

Thời nhà Trần, một số Nho sĩ có tinh thần dân tộc đã bắt đầu dùng chữ

Nôm(dựa vào chữ Hán ghi âm tiếng Việt) trong sang tác văn học của mình,.Nhiều yếu tố Nho giáo vẫn giữ nguyên về mặt chữ nhưng cách hiểu đã khác đi.

Nhìn chung, các yếu tố văn hóa phương Nam trong Nho giáo được phát huy làm giảm bớt tính du mục.

Theo truyền thống văn hóa làng xã, cá nhân phụ thuộc vào cộng đồng, khiến cho xã hội ổn định. Nay, nhà nước phong kiến tạo ra sự ràng buộc quan chức vào nhà cầm quyền bằng 2 cách:

Nhẹ lương nặng bổng: Lương thì ít nhưng bổng thì nhiều (bổng: do cấp dưới biếu xén, lộc: do vua ban cho như một thứ ân nghĩa). Đó là một kiểu kinh tế bao cấp.

Biện pháp tinh thần”trọng đức khinh tài”, khiến quan lại phải đề phòng dư

luận dân chúng. (Đức là một khái niệm mập mờ - hiểu sao cho thấu lẽ !)

Đó là những giá trị văn hóa đã được tiếp nhận, và tiếp biến ở VN.

Tóm lại, nhân dân ta vẫn giữ truyền thống trọng tình và trọng văn (trọng phụ nữ

quả có bị suy giảm trong thời phong kiến)

Nhìn chung, dân tộc ta chấp nhận Nho giáo và cũng đã đóng góp cho Nho giáo phát triển theo hướng Đông Nam Á.

Tư tưởng trung quân (của Trung Quốc) đã giảm đi với sức mạnh ái quốc ở Việt Nam (trung quân phải gắn liền với ái quốc). Những cuộc thay đổi vua chúa ở nước ta

đều vì 2 chữ ái quốc (Lê Hoàn thay thế vua Đinh, Trần Cảnh thay thế Lý Chiêu Hoàng. Nguyễn Trãi bỏ nhà Trần theo Lê Lợi. Ngô Thì Nhậm bỏ nhà Lê mạt đi theo Tây Sơn Nguyễn Huệ. Khi vua nhà Nguyễn Tự Đức yếu hơn, nhiều nhà Nho, sĩ phu phản đối dữ dội …

Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng xuất thân Nho gia nhưng dám đi ngược giáo huấn Nho gia: để lại cha già, đi tìm đường cứu nước (theo Nho giáo: Phụ mẫu tại, bất viễn du)

Nho giáo Trung Hoa khuyến khích làm giàu với điều kiện không trái với lễ

nghĩa (phú quý mà có 5thể cầu được thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu người, ta cũng làm - lời dạy của Khổng Tử, Luận Ngữ). Người cai trị phải lo làm giàu cho dân. Nghề

buôn bán ở Trung Hoa rất phát triển.Còn ở Việt nam, nghề buôn bán giao thương vẫn bị đình trệ, không được giai cấp thống trị khuyến khích, trái lại còn bị khinh rẻ. Vẫn là chính sách”trọng nông, ức thương”.

Nhìn chung, Nho giáo Trung Hoa và Nho giáo Việt Nam có nhiều nét thống nhất vốn từ cái cơ sở Nho giáo đã bao hàm cả văn hóa nông nghiệp phương Nam ở

trong rồi.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)