- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ
VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘ
7.5 Văn hoá tình dục
Có thể nói ngay một điều là”người Việt Nam là một dân tộc”dốt”về tình dục nhất”. Mặc dù việc duy trì nòi giống là một việc làm thiêng liêng và bắt buộc. Nếu như
người Ấn có Kamastrutra (dục Kinh), người Trung Hoa có Tố nữ kinh, Ngọc phòng bí kíp… th ì người Việt Nam lại chẳng có gì. Ngay cả Truyện Kiều còn một thời bị các Cụ coi là dâm thư nữa là…
Hình 5.13 Kamastrutra của người Ấn
Ngay cả người xưa cũng không quá khắt khe về tình dục
Một số nơi tại đồng bằng Bắc Bộ vẫn có tục thờ sinh thực khí và trong dịp lễ hội hằng năm, nam nữ trong làng được tự do quan hệ tình dục. Hồ Xuân Hương với các bài thơ ám chỉ về tình dục của bà là một hiện tượng văn học Việt Nam thế kỷ 18 (Hoàng Xuân Dung).
Tình dục hay hoạt động tình dục được coi là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong bản năng sống của con người. Tuy nhiên, con người ở những nền văn hoá khác nhau lại quan niệm khác nhau về cơ thể đàn ông và đàn bà, về ham muốn tình dục, về sinh nở và về hôn nhân...
Ở một số nơi, tình dục được khuyến khích vì nó được xem là hoạt động tự
nhiên, cần thiết với hạnh phúc của con người. Cha mẹ thường cung cấp các thông tin về tình dục và tạo cơ hội cho thanh thiếu niên phát triển kỹ năng làm tình của họ. Trong khi đó, ở một số nơi khác, tình dục bị phủ nhận và bị coi là điều tội lỗi, xấu xa.
Tất cả những gì liên quan tới tình dục đều bị cấm đoán, ngoại trừ việc tái tạo nòi giống.
Người Ấn Độ, Ả Rập, Trung Hoa lớn lên trong một nền văn hoá vốn đã từng tạo nên những tác phẩm như Kamasutra, Vườn thơm hay Nhục Bồ Đoàn, Ngọc Phòng bí kíp, Tố nữ kinh... Người Việt Nam không có những tác phẩm phòng the đó. Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy rằng người Việt Nam đã từng có quan niệm rất cởi mở về tình dục.
Thuở hoang sơ, người Việt Nam coi quan hệ tính giao là một hoạt động tự
nhiên của con người. Trên trống đồng Ngọc Lũ có khắc hình các cặp nam nữ đang giao hợp với nhau. Ngay cả khi Phật giáo và Nho giáo phát triển mạnh ở Việt Nam với các cấm kỵ khắt khe về quan hệ hai giới thì một số nơi tại đồng bằng Bắc Bộ vẫn duy trì tục lệ thờ sinh thực khí. Vào dịp lễ hội hằng năm, nam nữ trong làng được tự do quan hệ tình dục.
Hồ Xuân Hương và những bài thơ ám chỉ về tình dục của bà là một hiện tượng văn học Việt Nam thế kỷ 18. Đối với những nhà nho cổ hủ thì thơ của bà quả
là”dâm”và”tục". Nhưng với đa số người dân Việt Nam, thơ Hồ Xuân Hương luôn
được thích thú và được truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác (Bài Quả mít, Bánh trôi nước, thiếu nữ ngủ ngày…). Đó là một trong những bằng chứng cho thấy đối với người Việt Nam, có những thời kỳ, tình dục hoàn toàn không phải là bản năng thấp kém cần phải giấu giếm. Ngược lại, đó là một hoạt động tự nhiên, lành mạnh của con người trong sự giao hoà với vũ trụ.
Trở lại với chủđề tình dục trước hôn nhân, tôi tán thành với quan điểm của một số anh chị khi nhìn nhận đây không phải là điều xấu, và chúng ta cần tránh thái
độ”vơđũa cả nắm”khi nhìn nhận về nó. Tôi nghĩ tình dục là một trong những khía cạnh thuộc về bản năng sống của con người, giống như cơm đểăn, nước để uống và khí trời để thở vậy.
nhiên, việc thoả mãn bản năng của con người khác xa về chất so với việc thoả mãn bản năng của con vật. Cùng một hành vi là”ăn", nhưng ăn dùng móng vuốt để cắn xé không thể giống với ăn dùng bằng bát đũa, dao nĩa được. Tương tự, việc thoả mãn dục tính theo kiểu quần hôn, bất chấp không gian, thời gian, bối cảnh và sựđồng thuận của bạn tình... không thể so sánh với tình dục dựa trên cơ sở tình yêu, sự ý thức và tinh thần trách nhiệm.
Cùng một hành vi là quan hệ tình dục, nhưng tại sao ở thời điểm này được coi là hay, là tốt nhưng ở thời điểm khác lại bị coi là xấu, là dở? Việc đánh giá xấu - tốt, hay - dở phụ thuộc vào chuẩn mực văn hoá của từng xã hội cũng như nhận thức, lối sống và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Những chuẩn mực về văn hoá được sinh ra là
để giúp chúng ta ứng xử cho hay, cho đẹp chứ không nên là những lề thói được dùng
để trói buộc hoặc làm khổ nhau. Đó là chưa kể có những giá trịđược coi là chuẩn mực một thời đã trở nên lạc hậu so với sự biến đổi của đời sống thực tế.
Theo: Hoàng Xuân Dung
Một vài suy nghĩ nhân xem chủđề Tình dục trước hôn nhân. Thứ năm, 31/8/2006, 22:08 GMT+7http://vnexpress.net/Vietnam/Ban-doc-viet.
CHƯƠNG VIII