- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ
26 Theo GS Trần Văn Giàu 1987 Triết học tư tưởng, NXB TPHCM, t3.
Hiện nay ở nước ta, có khoảng 3 triệu tăng ni (xuất gia, lên chùa), số người đi chùa thường xuyên 10 triệu. Ai không theo hẳn một tôn giáo khác hầu nhưđều tự coi mình là tín đồđạo Phật.
8.2.3. Một số đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam
Tính tổng hợp
Kết hợp nhiều nguồn để tạo ra PGVN:
Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc, tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam pha trộn với nhau rồi nảy sinh ở từng thời kì, từng vùng miền khá đa dạng.(khác nhau về kiến trúc, tượng Phật, nghi lễ, kinh cầu,…)
Phật giáo Việt Nam bao dung tổng hợp với các tôn giáo khác - Nho và Đạo. PGVN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời, tránh sự phiêu du, xa rời cuộc sống. Trong thế kỉ 20, nhiều phong trào Phật giáo tham gia đấu tranh xã hội theo quan
điểm Phật giáo (đòi ân xá Phan Bội Châu, dựđám tang Phan Châu Trinh, chống Mỹ - Diệm …)
Tính hài hòa âm dương, thiên về nữ tính
Các vị Phật Ấn Độ vốn là đàn ông, sang VN và Nam Trung Hoa thì tích hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu bản đại mà có Phật Bà.
Hình 5.17: các vị Phật
Quán Thế âm Bồ Tát có nghìn mắt nghìn tay (Quán thế âm: nghe hết được âm thanh của cuộc sống) là vị thần hộ mệnh của hầu khắp dân chúng Đông Nam Á (Nam Hải Bồ Tát). Ở một số nơi (Việt Bắc) Phật Thích Ca cũng được gọi là”Mẹ Phật”. Truyện cổ tích Việt Nam kể nàng Man nương tu ở chùa Dâu, sinh ra đứa con gái(không cha) ngày 8-4 âm lịch, sau trở thành Phật Tổ VN, còn nàng Man (Man
nương) được gọi là Phật Mẫu. Ngày sinh Phật tổ VN gọi là ngày Phật Đản (8/4 ÂL). Ngoài ra còn có các vị Phật Bà Quan âm Thị Kính, Phật Bà Chùa Hương (bà chúa Ba) … Nhiều chùa chiền mang tên”bà”: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đá, chùa bà Đanh, chùa Bà
Đậu, Bà Tướng … Tín đồđi chùa phần lớn là phụ nữ
Tính linh hoạt
Chùa Việt Nam hòa hợp với thiên nhiên, tạo ra phong cảnh hữu tình, ngày thường là nơi tĩnh lặng trong một không khí linh thiêng, trầm mặc, nhưng đến ngày lễ
hội, cửa chùa rộng mở trở nên”khu giải trí công cộng”đầy vẻ thế tục. Những mối tình lãng mạn nảy sinh ngay ở nơi phong cảnh chùa chiền thơ mộng.
Người Việt Nam không đến nỗi quá mức sùng tín đạo Phật, vẫn coi trọng, thờ
cúng ông bà, cha mẹ, tổ tiên:
“Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”
Tượng Phật - được tạo ra do những nghệ nhân VN - mang phong cách những người hiền, dân giã, không còn dáng vẻ nghiêm trang trên tòa sen Ấn Độ. Tượng ngồi duỗi hoặc co chân, nhăn mặt, cúi đầu... quay nhìn nhiều hướng (đọc bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận.)
Bên cạnh mái Đình (đạo Nho), ngôi chùa Phật trở thành công trình vừa linh thiêng lại vừa gần gũi thân thiết với dân làng từ bao đời nay.
* Phật giáo Hòa Hảo
Một tông phái lập ra ở An Giang năm 1939 do giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1919 - 1947) đứng đầu, sau lan ra vài tỉnh ở đồng bằng Tây Nam bộ. Đạo Hòa Hảo lấy Tịnh
Độ Tông làm cốt lõi, kết hợp đạo lý dân tộc và thờ cúng ông bà. Đó là thuyết Tứ ân:
ơn tổ tiên, cha mẹ - ơn đất nước - ơn đồng bào, nhân loại - ơn tam bảo. Trong đó”tam bảo”(Phật - Pháp - Tăng) đứng hàng thứ 3, còn ân cha mẹđứng đầu.
Hình 5.18:Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 25 tháng 11 năm 1919 tại làng Hoà Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh Châu
Đốc, (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Đạo Hòa Hảo chủ trương tu hành tại gia tránh mọi nghi lễ rườm rà, không chấp nhận mê tín dị đoan, không coi bói, không dâng cúng chè xôi, thực phẩm cho Phật không đốt vàng mã giất tiền27 chú trọng giáo dục ý thức dân tộc chống ngoại xâm, thờ
tổ tiên. Tiếc thay, có một số người tham vọng chính trị, lợi dụng đạo, mê hoặc dân chúng lập ra đảng phái, quân đội gây rối loạn. Ngày nay, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
đang được giác ngộ chân lý cách mạng và theo sự tu hành đúng đắn.