Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới 4.5.Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 37)

- Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới: gồ m2 giai đoạn (Đại Nam và Hiện đại).

Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới 4.5.Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam

4.5.Giai đoạn 5: Văn hóa Đại Nam

Đại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt (1838) sau tên Việt Nam do Gia Long đặt (1804). Giai đoạn này tính từ thời các chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa.

Sau thời kì hỗn loạn Lê - Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả

năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây.

Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sỹ phương Tây

đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào vì mục

đích chính trị nhất là thời Nguyễn Ánh cần quân lực để chiếm lại đất cũ (Đàng trong) từ tay Tây Sơn, về sau lại ngăn cản do ngại sự can thiệp và đe doạ của phương Tây (thời vua Minh Mạng (1820-1840) là cò nhiều chỉ dụ cấm đạo ngặt nghèo và thảm khốc nhất, nhiều cha cố và giáo dân bị giết trong giai đoạn này, trong đó có cha Philippe Minh ở Mặc Bắc19.

Với cớ bảo vệ đạo, thực dân Pháp đã nổ súng cướp nước ta vào 1858 tại Bán

đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ nước ta bị đô hộ và cai trị hơn 100 năm (1858 -1945, có sách 1858 -1954; Sử gọi là 100 năm đô hộ giặc Tây là gọi giai đoạn này). Cũng trong giai đoạn quá trình giao lưu văn hoá Việt Nam- phương Tây mà chủ

yếu là Pháp đã diễn ra rất mạnh mẽ theo hướng văn hoá Việt Nam bị cưỡng bức theo văn hoá Pháp.

Hiện, trên đất nước ta còn rất nhiều công trình mang dáng dấp văn hoá Pháp, tiêu biểu có Đại học quốc gia Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờĐức Bà tại TPHCM…

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 37)