Nội dung cơ bản của Nho giáo Giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 101)

- Tín ngưỡng sùng bái con ngườ

27 Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, sđd, t

8.3.2. Nội dung cơ bản của Nho giáo Giáo dục đào tạo

Giáo dục đào tạo

Mục tiêu là đào tạo người quân tử (người cai trị) Trước hết phải Tu Thân:

Phi đạt Đạo: là con đường ứng xử trong XH. Có 5 Đạo: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bè- bạn. (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu), gọi là Ngũ Luân.

Phi đạt Đức: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí (Tín - đến thời nhà Hán bổ sung), gọi là Ngũ thường.

Phải biết Thi- Thư - Lễ - Nhạc (Ngũ Kinh) tức là quân tử phải có vốn văn hóa toàn diện.

Thứ hai là Hành Động: Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Đều phải theo các cách thức sau:

Chính trị học

Nhân trị: cai trị bằng tình người (nhân nghĩa) coi người như bản thân mình. Chính danh: Mỗi người có một chức phận, phải làm đúng như tên gọi (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử)”Danh không chính thì lời nói không thuận. Lời không thuận thì việc chẳng thành”

Nho giáo thực chất là sự tổng hợp của 2 ngọn nguồn: văn hóa du mục phương Bắc và VH nông nghiệp phương Nam. Chẳng hạn:”bình thiên hạ”là tính chất du mục.”chính danh”cũng là tính kỉ luật thuộc về nguyên tắc du mục.

Hai chữ Nhân và Nhân trị xuất phát từ lối sống trọng tình của dân phương Nam nông nghiệp. Có lần học trò Tử Lộ hỏi thầy về sức mạnh, Khổng Tử trả lời:”hỏi về cái mạnh của phương Nam ư ? Hay là cái mạnh của phương Bắc ? … Khoan hòa mềm mại để dạy người, không báo thù kẻ vô đạo - ấy là cái mạnh cuả phương Nam, người quân tử ở vào phía ấy. Xông pha gươm giáo dầu chết không nản, ấy là cái mạnh của phương Bắc - kẻ mạnh ở vào phía ấy”(Sách Trung Dung). Bản thân Khổng Tử cũng sống trọng tình nghĩa. (nghe kể chuyện một người ngay thẳng đi tố cáo cha ăn trộm

cừu, Khổng Tử nói: Tôi không thể làm như vậy, cha giấu tội cho con, con giấu tội cho cha mới là ngay thẳng !).

Coi trọng dân chúng là bản chất dân chủ của nền VH nông nghiệp phương Nam. Khổng Tử phát biểu: ý dân là ý trời, vua là con trời nên phải nghe dân.

Coi trọng”thi, thư, lễ, nhạc”là bản tính của dân nông nghiệp phương Nam. Tình yêu trong Kinh Thi là cái gốc của chữ Nhân ph. Nam. Về nhạc, Khổng Tử nói: khi người ta hiểu thấu được nhạc … thì những đức nhã nhặn, thành thực sẽ phát triển dễ

dàng (xem bộ phim Hoàn Châu công chúa thấy có hai nhân vật vừa đối lập vừa hòa hợp: Tử Vi phương Nam và Tiểu Yến Tử phương Bắc với tính cách rất khác nhau đã kết làm chị em).

Sự phức hợp về nguồn gốc Nho giáo đã gây nên tấn bi kịch lâu dài cho Nho gia suốt trường kì lịch sử Trung Hoa, người đầu tiên chịu đựng là Khổng Tử. Nho giáo vừa thành công vừa thất bại !

Thất bại: vì bậc đế vương ưa chuyên quyền, bạo lực, thích dùng hình phạt thì Nho giáo lại ngăn cản họ. Nhưng khi phát ngôn, vua chúa ưa đề cao Nho giáo. Đó là”ngoại Nho, nội Pháp”(hoặc dương đức, âm pháp).

Tuy vậy Nho giáo đã giúp chế độ phong kiến Trung Hoa bền vững suốt hàng nghìn năm. ấy là vì Nho giáo chiếm được lòng dân, tạo ra trật tự xã hội ổn định.

Kể từ thời nhà Hán bắt đầu suy tôn Nho giáo. Trải qua các đời sau, Nho giáo

được sửa đổi, bổ sung liên tục. (Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho …). Nhìn chung, họ giảm bớt chất”nhân trị”của văn hóa phương Nam, tăng cường”pháp

trị”(cai trị bằng pháp chế, hình phạt) của văn hóa du mục phương Bắc. Ở đất nước Trung Hoa rộng lớn, đa dân tộc, làm sao dùng”nhân trị”và”dân chủ”mà cai trị được, nên cần phải dùng”pháp trị”và”quân chủ”(vua làm chủ tuyệt đối).

Nho giáo của Khổng Tử rút cục chỉ còn là tấm bình phong cho các vua chúa giương lên che chắn cho chếđộ quân chủ, chuyên quyền của họ.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)