Khó khăn trong phát triển điện gió tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện (Trang 50)

II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ 2.1 Khái quát về năng lượng gió

2.6.4Khó khăn trong phát triển điện gió tại Việt Nam

Các số liệu về năng lượng gió không được chính xác, vì hiện nay tất cả các trạm đo gió chủ yếu của ta đều đo bằng máy cầm tay ở độ cao 12 m. Ở độ cao này gió bị che khuất nhiều bởi địa hình xung quanh, mặt khác chế độ đo không được liên tục (thông thường là 6 giờ lấy số liệu một lần).

Phần lớn trong đất liền có tốc độ gió thấp, không phù hợp cho việc ứng dụng Vùng ven biển và hải đảo có tốc độ gió cao, song thường xuyên có bão và các thiết bị hay bị xâm thực do nước biển.

Đối với động cơ gió công suất nhỏ (hiện tại đang được ứng dụng ở nước ta) giá thành ban đầu tuy có thấp hơn so với pin mặt trời, song tuổi thọ của thiết bị thấp và thường xuyên phải bảo dưỡng nên giá thành điện năng được sản xuất ra vẫn cao hơn nhiều so với giá điện năng được sản xuất từ các động cơ gió công suất lớn.

Chính phủ chưa có chính sách cụ thể khuyến khích mạnh mẽ việc phát triển năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng; chưa có cơ chế về tài chính, tín dụng rõ ràng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển lĩnh vực này trên diện rộng, nhất là sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thiết lập giá điện “xanh". Đồng thời, Việt Nam chưa có một tổ chức đầu mối nhằm liên kết, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan nghiên cứu ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo trong nước.

Thông tin về việc ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo còn chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa. Công nghệ sản xuất điện gió hiện nay trên thế giới thay đổi nhanh chóng kèm theo giá cả, chi phí lắp đặt cũng biến động qua từng năm gây khó khăn cho các chủ dự án cập nhật và thiết lập kế hoạch xây dựng các dự án điện gió.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện (Trang 50)