Kết hợp năng lượng mặt trời hay các nguồn năng lượng tái tạo khác với điện gió

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện (Trang 98)

II. KIẾN NGHỊ CHUNG

2.7 Kết hợp năng lượng mặt trời hay các nguồn năng lượng tái tạo khác với điện gió

công tác đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện dễ dàng hơn và nhận được sự ủng hộ từ phía người dân. Ngoài ra, người sử dụng điện cũng có trách nhiệm và sẵn lòng chi trả khi giá điện tăng cao khi thật sự hiểu được những lợi ích từ nguồn năng lượng tái tạo.

2.7 Kết hợp năng lượng mặt trời hay các nguồn năng lượng tái tạo khác với điện gió điện gió

Một trong những nhược điểm của các nguồn năng lượng sạch thường là hiệu suất thấp, hoạt động không ổn định do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Ví dụ, vào

những lúc trưa nắng, vận tốc gió quá thấp, nếu trạm chỉ sử dụng năng lượng gió thì những lúc đó công suất phát điện của máy sẽ rất nhỏ, thậm chí máy không hoạt động. Song lúc này năng lượng mặt trời lại rất dồi dào. Như vậy, tại một số vùng thì cần thiết phải kết hợp cả hai loại năng lượng gió và mặt trời để khắc phục hiện tượng phát điện ngắt quãng trên. Việc kết hợp các nguồn năng lượng này giúp phát huy tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên của khu vực, gia tăng sản lượng điện, giảm bất ổn trong khai thác vận hành các dự án năng lượng sạch. Các kết hợp này nên được ứng dụng tại các vùng hải đảo, miền núi nơi người dân khó tiếp cận được với nguồn lưới điện quốc gia.

KẾT LUẬN

Hiện nay, vai trò và tầm quan trọng của năng lượng tái tạo ngày càng được khẳng định, nhiều nước trên thế giới đã và đang đưa ra các biện pháp chính sách đồng bộ nhằm nghiên cứu, thúc đẩy phát triển bền vững các nguồn cung cấp năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới. Dân số tăng cao cùng với nhu cầu sử dụng nguồn điện cho phát triển đất nước luôn đặt ngành điện trong tình trạng quá tải. Trong khi đó, theo phân tích của đề tài, Việt Nam lại có tiềm năng khá lớn về khả năng khai thác phát triển năng lượng gió cho phát điện ở quy mô công nghiệp. Việc không đầu tư nghiên cứu và phát triển điện gió sẽ là một sự lãng phí rất lớn trong khi nguy cơ thiếu điện luôn thường trực, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Dự án Phong điện 1 – Bình Thuận là một dự án hoàn toàn khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho cả doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và Nhà nước. Đồng thời, dự án cũng đóng góp chung vào nỗ lực quốc tế trong việc ứng phó với thảm họa biến đổi khí hậu thông qua lượng giảm khí thải đạt được. Dự án góp phần khẳng định vai trò của năng lượng sạch, nguồn năng lượng thay thế trong tương lai nói chung và năng lượng gió nói riêng. Nếu được EB công nhận là dự án CDM thì dự án Phong điện 1-Bình Thuận là dự án CDM thứ tư và là dự án điện gió thương mại đầu tiên của cả nước. Qui mô dự án lớn (công suất 30MW) và lĩnh vực phong điện còn rất mới mẻ đối với Việt Nam nên nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc thi công, lắp đặt, vận hành, tiến hành các thủ tục cho dự án. Do đó, chính quyền các cấp cần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án tiến hành đúng tiến độ và nhất là trong việc thỏa thuận giá điện với tập đoàn điện lực Việt Nam EVN.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w