Phân tích độ nhạy của dự án được thực hiện nhằm đánh giá rủi ro đối với các nhà đầu tư xảy ra khi thực hiện dự án theo các phương án sau:
• Giá bán điện thay đổi • Tỷ lệ chiết khấu thay đổi
• Sản lượng điện thay đổi (hiệu suất phát điện của nhà máy) • Giá bán CERs thay đổi
3.1 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi giá bán điện
Các nhà đầu tư phải đối mặt với sự thay đổi của giá bán điện. Thực tế, Việt Nam có một hệ thống lưới điện duy nhất do EVN độc quyền nên giá bán điện hòa lưới điện quốc gia của dự án sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa EVN và chủ đầu tư.
Bảng 4.7: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi giá bán điện
Giá bán điện 600VND/KWh 700VND/KWh 800VND/KWh
NPV (triệu
đồng) 95,864.69 186,797.97 277,731.25
BCR 1.16 lần 1.32 lần 1.48 lần
PB 18 năm 10 tháng 13 năm 8 tháng 7 năm 7 tháng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.7: Phân tích độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi giá bán điện
Theo kết quả trên, sự thay đổi giá bán điện có tác động lớn tới NPV của dự án, tới tính khả thi của dự án. Giá bán điện tăng hay giảm 100 đồng/1kWh (tức tăng hay giảm 14.29%) thì NPV của dự án tăng hay giảm tới 49%. Như vậy, khi giá bán điện tăng giảm 1% thì NPV của dự án tăng hay giảm 3.43%. Sự dao động của NPV theo giá bán điện là rất lớn nên sự thay đổi giá bán điện là nguy cơ rủi ro cao. Tuy nhiên, trong trường hợp bất lợi nhất là giá bán điện 600 VND/ kWh thì các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án vẫn đảm bảo dự án khả thi. Hiện nay ngành điện đang trong lộ trình tăng giá bán điện nên đây cũng là cơ hội tăng thêm doanh thu và tăng tính khả thi của dự án.
3.2 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi của giá bán CER
Doanh thu bổ sung của dự án CDM phụ thuộc vào doanh thu bán CERs và do đó cũng phụ thuộc vào giá bán CER. Giá CER cũng biến động tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường, tùy thuộc vào khu vực địa lý. Trong thời gian qua, khủng hoảng tài chính khiến giá CERs đang sụt giảm nhưng cũng theo nhiều nhà phân tích, giá cả CERs sẽ tăng trở lại vào cuối năm 2009. Chọn mức giá dao động hiện nay trong khoảng 8-16USD/1 CER.
277,731.25 186,797.97 95,864.69 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 600 700 800 Giá bán điện (VND/kWh) NPV (triệu đồng)
Bảng 4.8: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi giá bán CERs
Giá bán CER 8USD/CER 12USD/CER 16USD/CER
NPV (triệu
đồng) 148400.68 186797.97 225195.26
IRR 14.54% 16.37% 18.25%
BCR 1.25 lần 1.32 lần 1.39 lần
PB 15 năm 8 tháng 13 năm 8 tháng 9 năm 3 tháng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.8: Độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi giá bán CERs
Theo kết quả trên, ta thấy rằng giá bán CER ít tác động tới giá trị NPV của dự án. Khi giá bán CER tăng hay giảm 4USD (tức giảm 33.33%) thì NPV tăng hay giảm 21% so với giá trị NPV tại mức 12USD. Như vậy, khi giá bán CER tăng hay giảm 1% thì NPV của dự án tăng hay giảm 0.64%. Tuy sự dao động của NPV theo giá bán CER là không lớn nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả kinh tế của dự án.
3.3 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu
Tỷ lệ chiết khấu là một yếu tố rủi ro thường được xem xét trong các dự án đầu tư. Tỷ lệ chiết khấu biến động tùy thuộc vào thị trường, tỉ lệ lãi suất cho vay của các ngân hàng, khủng hoảng tài chính. Trong thời gian qua, khủng hoảng tài chính khiến lãi suất ngân hàng biến động mạnh và gây tâm lí lo ngại cho các nhà đầu tư.
225195.26 148400.68 186797.97 0 50000 100000 150000 200000 250000
8 12 16 Giá bán CER (USD/CER)
NPV (Triệu đồng)
Bảng 4.9: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu
Tỷ lệ chiết khấu 6% 8% 10%
NPV (triệu
đồng) 288351.67 186797.97 116286.22
IRR 16.37% 16.37% 16.37%
BCR 1.44 lần 1.32 lần 1.22 lần
PB 11 năm 10 tháng 13 năm 8 tháng 10 năm 6 tháng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.9: Độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu
Theo kết quả phân tích trên, ta thấy rằng tỉ lệ chiết khấu cũng có tác động đáng kể tới các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dự án. Trong đó, thời gian hoàn vốn không có sự khác biệt đáng kể khi tăng hay giảm tỉ lệ chiết khấu nhưng giá trị NPV thì bị tác động rất lớn. Khi tỉ lệ chiết khấu giảm từ 8% xuống 6% tức giảm 25% thì giá trị NPV của dự án tăng tới 54% và khi tỉ lệ chiết khấu tăng từ 8% tới 10% thì giá trị NPV của dự án giảm 38%. Tỷ lệ chiết khấu càng thấp thì hiệu quả kinh tế của dự án càng cao.
3.4 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi sản lượng điện phát
Sản lượng điện là sản phẩm trực tiếp của dự án và thay đổi tăng hay giảm do sai số trong tính toán hiệu suất điện năng ban đầu hoặc do diễn biến bất thường của thời tiết. Đây cũng là một yếu tố rủi ro khó kiểm soát.
186797.97 116286.22 288351.67 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000
6%/năm 8%/năm 10%/năm Tỉ lệ chiết khấu NPV (Triệu đồng)
Bảng 4.10: Kết quả phân tích độ nhạy với sự thay đổi sản lượng điện phát Sản lượng điện 82000 MW 92000 MW 102000 MW NPV (triệu đồng) 117610 186798 255986 IRR 13% 16% 20% BCR 1.20 lần 1.32 lần 1.44 lần
PB 16 năm 3 tháng 13 năm 8 tháng 8 năm 9 tháng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.10: Độ nhạy của NPV với sự thay đổi sản lượng điện phát
Theo kết quả trên, sản lượng điện phát cũng tác động rất lớn tới các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án. Khi sản lượng điện tăng giảm 1000 MW tăng giảm 1.1% thì NPV cùa dự án tăng hay giảm 37%. Như vậy, sản lượng điện năng của dự án là một yếu tố rủi ro tác động lớn tới hiệu quả kinh tế của dự án nên cần tính toán chính xác và cẩn thận sản lượng điện thực tế của dự án theo hiệu suất các tua bin theo mùa, theo điều kiện thời tiết tốt và xấu.