Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện (Trang 71)

II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 BÌNH THUẬN

2.7.2Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

Tại bước chuẩn bị đầu tư, sau khi lập xong Dự án đầu tư XDCT Phong điện 1- Bình Thuận, chủ đầu tư sẽ thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài kiểm tra, thẩm định kỹ thuật dự án. Ngoài ra, các cán bộ, công nhân giỏi được cử đi tập huấn nước ngoài để nắm bắt công nghệ, cách thức vận hành máy móc, thiết bị, khắc phục sự cố.

Để giảm rủi ro do chưa đạt được thỏa thuận giá mua điện hợp lý, chủ đầu tư sẽ phân kỳ đầu tư làm hai bước: Bước 1 thực hiện 7.5 kW, trong quá trình thực hiện sẽ báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để thỏa thuận giá mua điện hợp lý và chính sách trợ giá. Bước 2 thực hiện tiếp 22.5 kW.

Tuy dự án nhập khẩu tua bin và công nghệ của Công ty chế tạo tua bin gió Furrahealand AG của Đức nhưng tăng cường nội địa hóa tối đa các cấu kiện có thể sản xuất trong nước như cột tháp, máy tăng áp, trạm biến áp, dây cáp, chủ động các linh kiện, phụ tùng thay thế khi cần thiết.

Do khối lượng công việc lớn, chủ đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư thứ phát hoặc tổng thầu cùng thực hiện dự án, giảm gánh nặng tài chính cho chủ đầu tư. Đồng thời, thận trọng trong việc tính toán tổng mức đầu tư của dự án vì nó ảnh hưởng tới hầu hết các khâu trong quá trình triển khai. Việc phân kỳ đầu tư phải chi tiết, cụ thể, hợp lý, không trái với các quy định hiện hành. Quá trình lập tiến độ dự án cũng rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới việc huy động vốn, thời gian và chất lượng thi công.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện (Trang 71)