TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện (Trang 31)

Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng thiếu điện vẫn tiếp diễn do một số dự án phát triển nguồn điện mới bị chậm tiến độ, đồng thời sự cố xảy ra làm các nhà máy đang vận hành phải ngưng hoạt động dẫn tới sản lượng điện sản xuất không đạt so với kế hoạch. Ngoài ra, tình trạng này còn do ngành điện tại Việt Nam được xem như ngành mang tính độc quyền cao với Tập đoàn điện lực (EVN) là người mua và người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng.

Hình 2.1: Nhu cầu về điện phân theo ngành kinh tế (1981 – 2005)

Nguồn: Bộ Công nghiệp và Ngân hàng Thế giới

Sản lượng điện sản xuất của cả nước tăng nhanh chóng từ 26,7 tỉ kWh từ năm 2000 đến năm 2008 sản lượng điện sản xuất đạt tới 76,03 tỉ kWh, trong đó có 67,29 tỉ kWh là điện thương phẩm. Ngành điện có tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm trung bình mỗi năm 14,3% trong giai đoạn từ 2000-2008. Theo EVN, sản lượng điện tiêu thụ trung bình hiện nay đạt 202 triệu kWh/ngày và công suất cực đại là 11.950MW. Mặc dù sản lượng điện năm 2008 tăng 13,9% so với năm 2007 – tương đương tăng hơn 9,25 tỉ kWh - nhưng con số mà EVN tăng được nhờ tự sản xuất chỉ hơn 2,53 tỉ kWh, còn lại đều phải mua ngoài. Hiện nay, tính bình

0 10000 20000 30000 40000 50000 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 GWh

Công nghiệp Nông nghiệp

quân điện trên đầu người ở Việt Nam vào loại thấp trong khu vực 500kWh/người/năm. Với nhu cầu hằng năm tăng 16%-17%, đến năm 2020 khi Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, thì lúc đó nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam sẽ là khoảng 200.000 GWh, bình quân đầu người phải đạt trên 2.000kWh/người/năm, gấp 4 lần hiện nay. Trong khi đó, ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện một cách nghiêm trọng và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm. Như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trong tương lai và thách thức của an ninh năng lượng, do đó việc đa dạng hóa và tìm kiếm các nguồn năng lượng bổ sung là vô cùng cẩn thiết nhằm giảm thiểu rủi ro.

Về cơ cấu nguồn điện, sản lượng điện được sản xuất chủ yếu từ các nhà máy thủy điện và nhiệt điện than, dầu, tuabin khí dầu và các nguồn phát điện độc lập. Trong cơ cấu nguồn điện tính đến cuối năm 2007 thì thủy điện chiếm 35% và nhiệt điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (56%). Tương lai, trong cơ cấu nguồn điện sẽ vẫn tiếp tục nâng dần tỷ trọng các nguồn phi thủy điện. Theo kế hoạch đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện là 60.600MW, trong đó thuỷ điện 17.200MW (28,3%), nhiệt điện khí-dầu 16.300MW (26,8%), nhiệt điện than 18.300MW (30,2%), điện hạt nhân 2.000MW (3,3%), điện từ thủy điện nhỏ và năng lượng mới 1800MW (2,8%) và nhập khẩu 5.200MW (8,6%).

Hình 2.2: Cơ cấu nguồn điện dự đoán năm 2020

Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015

Trong giai đoạn 2006-2015 có xét đến triển vọng 2025, ngành điện cần xây dựng thêm 74 nhà máy và trung tâm điện lực với tổng công suất 81.000 MW, cụ thể sẽ xây dựng 46 nhà máy thuỷ điện (qui mô công suất lớn hơn 50 MW), 2 trung tâm

22% 31% 33% 3% 9% 2% Thủy điện

Nhiệt điện khí-dầu Nhiệt điện than Điện hạt nhân Năng lượng tái tạo

thuỷ điện tích năng, 5 trung tâm nhiệt điện khí, 17 nhà máy và trung tâm nhiệt điện than, 2 trung tâm điện hạt nhân và 2 trung tâm năng lượng mới và tái tạo.

Bảng 2.1: Đánh giá tiềm năng các nguồn cung cấp năng lượng tại Việt Nam Nguồn

điện Ưu điểm Nhược điểm

Tiềm năng ở Việt Nam

Thủy điện

• Không phải chi phí cho nguyên liệu

• Mức phát thải thấp

• Có thể thay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải

• Chi phí đầu tư ban đầu cao

• Ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái

• Là nguồn bị động nhất

• Thời gian xây dựng lâu

Dồi dào: >2200 sông suối lớn nhỏ phân bố khắp lãnh thổ với trữ lượng 123 tỉ kWh/năm tương đương với khoảng 31.000 MW.

Nhiệt điện

• Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn thủy điện

• Nguồn tương đối ổn định không phụ thuộc vào thời tiết

• Thời gian xây dựng nhanh

• Chi phí thường xuyên cao hơn thủy điện nhưng thấp hơn các nguồn khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tác động đến môi trường

• Than, dầu khí không phải là nguồn tài nguyên dồi dào sẵn có, trong tương lai phải nhập khẩu

• Thay đổi công suất chậm

• 5.88 tỷ tấn than, dự báo than cho sản xuất điện sẽ cạn kiệt vào năm 2011

• Ước tính 4- 4.5 tỷ m3 dầu qui đổi trong đó khoảng hiện tại mới phát hiện các mỏ dầu khí với trữ lượng khai thác 900 triệu m3 dầu qui đổi, sản lượng khai thác đang suy giảm. Điện nguyê n tử • Nguồn ổn định • Về mặt chi phí, có thể cạnh tranh với nhiệt điện (trong trường hợp phải nhập khẩu) khi hệ số công suất trên 75%

• Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí thường xuyên cao

• Nước ta nguồn vốn nhân lực còn yếu

• Việc xử lý rác thải hạt nhân nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và con

Trữ lượng Uranium ở mức trung bình của thế giới (khoảng 218.167 tấn U3O8), đủ cho các lò hạt nhân hoạt động với công suất 2000 MW trong 40 năm.

người.

Năng lượng

mới

• Thân thiện với môi trường

• Việt Nam dồi dào các nguồn năng lượng thiên nhiên. Các dạng năng lượng này có thể được sử dụng lâu dài

• Chi phí đầu tư ban đầu thường cao

• Cần công nghệ kỹ thuật hiện đại để thu được năng lượng

•Năng lượng (NL) mặt trời: 2000-2500 giờ nắng/năm, tổng tiềm năng 6-10 MW •NL địa nhiệt: 262-340 MW •NL gió: 513.650 MW •NL sinh khối: 250- 400 MW Điện nhập khẩu

• Chi phí đầu tư thấp

• Chi phí mua điện cao

• Phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài

Chủ yếu nhập từ Trung Quốc.

Nguồn: Báo cáo ngành điện tháng 3 năm 2009 và tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện (Trang 31)