Trong quá trình phân tích chi phí lợi ích theo quan điểm xã hội, nhiều lợi ích và chi phí của dự án không thể lượng hóa được và phải sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích định tính. Các chi phí không lượng hóa được chính là những tác động môi trường tiêu cực đã được phân tích và trình bày ở chương trước. Để lượng hoá các chi phí môi trường này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM thông qua hỏi mức bằng lòng chấp nhận (WTA) của người dân. Các lợi ích
255986 186798 117610 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 82000 92000 102000 Sản lượng điện (MW) NPV (triệu đồng)
không lượng hóa được của dự án là những hiệu quả về mặt môi trường và xã hội, góp phần vào phát triển bền vững mà dự án đem lại. Các lợi ích này có thể lượng hoá bằng chi phí thay thế của nhiệt điện than hoặc diesel hoặc mức bằng lòng chi trả của người tiêu dùng (WTP) qua phương pháp CVM.
4.1 Hiệu quả về môi trường
Điên gió là loại năng lượng sạch, không làm ô nhiễm không khí và nước khi sản xuất điện năng, nhờ đó làm giảm đáng kể lượng khí CO2 thải ra môi trường trong công nghiệp sản xuất điện. Các tua bin gió không tạo ra mưa axít do khí thải SO2 hay các GHGs. Theo tính toán trong đề tài, khi dự án đi vào hoạt động hàng năm sẽ góp phần giảm phát thải 57.129.520 kgCO2, góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nếu tính tới tất cả các chi phí môi trường vào các nguồn năng lượng thì năng lượng gió được coi là một trong những nguồn năng lượng rẻ tiền so với các nguồn năng lượng truyền thống khác.
4.2 Hiệu quả về xã hội
4.2.1 Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải
Theo báo cáo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về tình hình tiêu thụ điện của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn gần đây cho thấy mức độ tăng trưởng phụ tải của hệ thống cao hơn rất nhiều so với mức dự kiến. Để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và ổn định, mỗi năm của giai đoạn cần bổ sung thêm một lượng công suất khá lớn. Vì vậy, việc bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện ngày càng trở nên cấp thiết. Với công suất 92000 MW điện hàng năm, dự án sẽ đáp ứng một phần nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của hệ thống điện Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 trở đi, góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế.
4.2.2 Đa dạng hoá nguồn cung cấp điện
Hiện nay, nguồn điện năng trong nước phụ thuộc rất lớn vào thủy điện và nhiệt điện. Tuy nhiên, như các nguồn nhiên liệu hoá thạch khác, sản lượng khai thác than và khí đốt của Việt Nam ngày càng suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai gần. Điện năng từ các nhà máy thuỷ điện không ổn định và gây tình trạng thiếu điện kéo dài vào mùa khô, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Ngành điện đang đứng trước sức ép rất lớn từ nhu cầu điện ngày càng tăng cao và có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng vấp phải sự lo ngại của người dân về những sự cố rò rỉ phóng xạ. Như vậy, với ưu điểm tận dụng được năng lượng gió vô tận từ tự nhiên, phong điện sẽ góp phần đa dạng hoá cơ cấu nguồn điện, giảm thiểu rủi ro an ninh năng lượng quốc gia.
4.2.3 Phát triển kinh tế vùng và tạo công ăn việc làm cho người lao động
Tại tỉnh Bình Thuận, dự án phong điện 1 giúp tăng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương và góp phần thu ngân sách, nhất là các khoản thu thuế về giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, dự án giúp tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương khi nhà đầu tư trực tiếp tuyển dụng các lao động địa phương vào làm việc cho dự án hoặc có thể thông qua hình thức gián tiếp từ những việc làm và dịch vụ ăn theo dự án. Dự án cũng kích thích sự phát triển kinh tế vùng của tỉnh Bình Thuận và làm bàn đạp cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
4.2.4 Phát triển du lịch và góp phần quảng bá hình ảnh địa phương
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí ven biển thuận lợi, Bình Thuận định hướng phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói. Dự án phong điện sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, thông qua đó gián tiếp hỗ trợ phát triển du lịch địa phương. Ngoài ra, hình ảnh những tua bin gió thường gợi cảm giác thanh bình và hài hòa với thiên nhiên. Dự án điện gió sẽ quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Thuận thân thiện với môi trường, thu hút các du khách trong và ngoài nước.
4.2.5 Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Bình Thuận
Việc sản xuất điện gió có thể thân thiện với các hoạt động nông nghiệp. Như vậy vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ giảm dần tỷ trọng nông - lâm – ngư sang công nghiệp – thương mại - dịch vụ nhưng lại vẫn bảo đảm các yếu tố để nông nghiệp phát triển bền vững. Hơn nữa, dự án điện gió sử dụng công nghệ hiện đại, hoạt động quản lí được tự động hoá. Điều đó sẽ có tác động đến việc cải thiện trình độ công nghệ ngành công nghiệp ở Bình Thuận.
Kết luận: Dự án Phong điện 1- Bình Thuận là dự án hoàn toàn có tính khả thi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của địa phương và đất nước. Theo tính toán, địa điểm dự kiến xây dựng dự án rất thuận
lợi và phù hợp cho việc xây dựng, khai thác và vận hành các tua bin điện gió mà không ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân xung quanh. Dự án cũng phù hợp với Qui hoạch chiến lược quốc gia về phát triển điện lực và với kế hoạch phát triển của tỉnh Bình Thuận. Ngày 17/7/2008, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 3451/KH-UBND. Theo kế hoạch này chỉ tiêu phát triển dự án nguồn năng lượng được xác định đến năm 2020, Bình Thuận góp 10.000 MW điện, trong đó, điện gió là 1.000 MW.
CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ