KÝ QUỸ, CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH, THANH TOÁN

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 128)

III. Báo, tạp chí và các nguồn khác: 1 Việt Nam :

KÝ QUỸ, CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH, THANH TOÁN

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC

KÝ QUỸ, CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH, THANH TOÁN

Điều 10: Trƣớc khi mở L/C trả chậm cho Doanh nghiệp, Tổng giám

đốc (Giám đốc) Ngân hàng hoặc ngƣời có thẩm quyền theo quy định của Ngân hàng, tuỳ theo tình hình thực tế về sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín của từng Doanh nghiệp và đặc điểm của hàng hoá nhập khẩu để thoả thuận với Doanh nghiệp việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm (ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh) và quyết định trị giá của bảo đảm mà Doanh nghiệp phải đáp ứng. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm là ký quỹ để mở L/C trả chậm đƣợc thực hiện phù hợp với quy định tại Điều 11 Quy chế này.

Điều 11: Đối với biện pháp bảo đảm là ký quỹ để mở L/C trả chậm:

1. Căn cứ tình hình cụ thể và chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhà nƣớc, khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ quyết định mức ký quỹ tối thiểu đối với các mặt hàng nằm trong danh mục hạn chế nhập khẩu trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

2. Doanh nghiệp không đƣợc ký quỹ bằng vốn vay Ngân hàng hoặc các khoản vốn đang đƣợc Ngân hàng bảo lãnh.

Điều 12: Việc cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh cho việc mở L/C trả

chậm đƣợc thực hiện theo thoả thuận giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về bảo đảm tiền vay và các quy định có liên quan khác.

Điều 13: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm chuyển tiền cho Ngân hàng

ngoài đúng hạn. Ngân hàng chịu trách nhiệm thanh toán cho nƣớc ngoài theo đúng cam kết của mình.

Nếu Doanh nghiệp không chuyển tiền (toàn bộ hoặc một phần) cho Ngân hàng theo đúng cam kết, Ngân hàng vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán với nƣớc ngoài và đƣợc quyền ghi nợ khách hàng kể từ ngày thanh toán và tuỳ theo từng trƣờng hợp, Ngân hàng đƣợc quyền quyết định:

1. Trong trƣờng hợp Doanh nghiệp không chuyển tiền (toàn bộ hoặc một phần) cho Ngân hàng theo đúng cam kết là do nguyên nhân khách quan, trên cơ sở điều kiện của mình, Ngân hàng ghi nợ đối với Doanh nghiệp với lãi suất tín dụng của nợ trong hạn và quyết định thời hạn trả nợ nhƣ sau:

a) Đối với L/C trả chậm ngắn hạn, thời hạn trả nợ tối đa bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhƣng không quá 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng thanh toán cho nƣớc ngoài; trừ trƣờng hợp đặc biệt đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép hoặc giao cho Ngân hàng xem xét, quyết định;

b) Đối với L/C trả chậm trung, dài hạn, thời hạn trả nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn của L/C trả chậm kể từ ngày Ngân hàng thanh toán cho nƣớc ngoài; trừ trƣờng hợp đặc biệt đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép hoặc giao cho Ngân hàng xem xét, quyết định.

2. Ngân hàng ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn, đồng thời áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc tại thời điểm ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật trong các trƣờng hợp sau:

a) Doanh nghiệp không chuyển tiền (toàn bộ hoặc một phần) cho Ngân hàng theo đúng cam kết là do nguyên nhân chủ quan từ phía Doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn do Ngân hàng quyết định theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Ngay sau khi ghi nợ, ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn đối với Doanh nghiệp theo các điều kiện quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, Ngân hàng phải kịp thời thông báo cụ thể bằng văn bản cho Doanh nghiệp.

CHƢƠNG IV

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 128)