CHƢƠNG II I: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƢ TÍN DỤNG.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83)

THƢ TÍN DỤNG.

III.1 Những vấn đề đặt ra từ việc áp dụng pháp luật về thanh toán bằng L/C ở Việt Nam

Từ việc áp dụng pháp luật thanh toán bằng L/C ở Việt Nam, ta thấy đặt ra các vấn đề cần giải quyết sau :

- Một là, vấn đề chƣa thống nhất giữa văn bản pháp lý quốc tế và văn bản quốc gia, cả trong cách hiểu và cách áp dụng. Ngay bản thân các văn bản pháp lý quốc tế cũng chƣa hẳn là đã hoàn chỉnh. Ví dụ : ngay bản thân các UCP cũng chỉ có thể đƣợc áp dụng có hiệu quả khi các bên có thiện chí, còn khi các bên đã có ý định gian dôi, lừa đảo thì hầu nhƣ các UCP cũng không có các quy định bảo vệ những ngƣời tham gia. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì đây là các quy định về thƣơng mại. Muốn bảo vệ các bên tham gia trong trƣờng hợp này chúng ta cần vận dụng các quy định trong nhiều lĩnh vực khác nữa nhƣ : Dân sự, Hình sự….

Điều quan trọng hơn là ngay với bản thân những quy định quốc tế hiện có, pháp luật Việt Nam cũng chƣa “theo kịp”. Cụ thể là hầu nhƣ chúng ta chƣa có đƣợc những văn bản pháp lý có giá trị cao điều chỉnh cụ thể vấn đề này. - Hai là, vấn đề các bên tham gia giao dịch thanh toán bằng thƣ tín dụng hiểu

biết pháp luật còn rất hạn chế, quan niệm về quyền và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và các cam kết còn đơn giản, tùy tiện, hành động theo suy diễn chủ quan của mình.

- Ba là, do ý thức tự trang bị kiến thức và tự bảo vệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém, tìm hiểu các đối tác không kỹ, thiếu thông tin, …dẫn đến chịu nhiều thiệt thòi trong giao dịch. Bản thân các ngân hàng nhiều lúc cũng chƣa nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh quy trình và các nguyên tắc.

- Bốn là , do trình dộ nghiệp vụ cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ yếu, dẫn đến việc soạn thảo các điều khoản của hợp đồng – nội dung đơn xin mở L/C không đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ, gây ra sự bất đồng và tranh chấp phát sinh.

- Năm là, các công tác đào tạo, giảng dạy, tổ chức và giới thiệu, tƣ vấn pháp luật về các chuyên đề nhƣ kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thƣơng, thanh toán quốc tế, giải quyết tranh chấp còn thiếu và yếu.

Nhƣ vậy, từ những vấn đề nêu trên, đặt ra nhu cầu phải hoàn thiện quy trình thanh toán bằng thƣ tín dụng và pháp luật điều chỉnh mối quan hệ thanh toán này, cùng nhƣ việc sử dụng nó hiệu quả hơn để phục vụ sự phát triển kinh tế, thƣơng mại của đất nƣớc.

III.1 Cở sở của việc định hƣớng hoàn thiện pháp luật về thƣ tín dụng

Hoạt động thanh toán quốc tế có những đặc điểm sau 10

:

- Thanh toán quốc tế khác thanh toán quốc nội ở yếu tố ngoại quốc;

- Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ ngân hàng cung ứng cho khách hàng với các đặc điểm giống nhƣ các dịch vụ khác nhƣ : (i) dịch vụ mang tính vô hình; (ii) quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; (iii) không thể lƣu trữ đƣợc dịch vụ.

Ngoài ra, nó còn mang những đặc điểm riêng nhƣ : (i) cung ứng dịch vụ qua biên giới; (ii) tiêu dùng dịch vụ ở nƣớc ngoài; (iii) hình thành đại lý dịch vụ ở nƣớc ngoài tiêu dùng dịch vụ;

- Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn;

- Hệ thống thanh toán quốc tế phát triển ngày một hoàn thiện, thanh toán quốc tế điện tử đang dần dần thay thế cho phƣơng thức thanh toán quốc tế bằng chứng từ truyền thống.

Về vai trò của thanh toán quốc tế với nền kinh tế quốc dân :

Việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thƣơng mại giữa các quốc gia làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nƣớc này với đối với một nƣớc khác trong từng giao dịch và hoặc từng định kỳ chi trả cho hai nƣớc quy định. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia nhƣ quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và phƣơng thức đòi và hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa hai quốc gia.

10

Có hai loại thu và chi tiền tệ phát sinh trong thanh toán giữa các quốc gia. Một là, loại thu và chi tiền tệ phát sinh từ dịch chuyển các dòng vốn giữa các nƣớc trong hoạt động vay nợ, viện trợ, đầu tƣ, biếu tặng, kiều hối….Hai là, loại thu và chi tiền tệ giữa các nƣớc nhằm mục đích thu và trả nợ. Mỗi loại thu và chi tiền tệ đó có ý nghĩa, vai trò và bản chất khác nhau trong thanh toán quốc tế của mỗi quốc gia.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Chƣa bao giờ nhu cầu thuận lợi hóa, chuẩn mực hóa quá trình giao thƣơng giữa các quốc gia lại cao nhƣ bây giờ. Các công cụ thanh toán quốc tế chính là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình này. Sử dụng tốt và vận dụng hiệu quả các phƣơng thức này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Chính vì vậy, với mỗi nền kinh tế quốc dân, phƣơng thức thanh toán quốc tế đều đóng vai trò quan trọng. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các quốc gia là phải

một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh mối quan hệ này. Và nếu có đƣợc

điều này, thì lợi ích mang lại cho họ là rất lớn.

Đối với Việt Nam cũng vậy. Hòa nhập với sân chơi chung điều thiết yếu là ta phải có sự chuẩn bị đầy đủ cho sân chơi chung đó. Rõ ràng, với yêu cầu bức bách của thực tế đời sống, nhu cầu có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng đã trở nên rất rõ ràng và cần thiết hay nói cách khác là điều kiện đã “chín muồi”. Hiện nay, ở Việt Nam, phƣơng thức này chỉ đƣợc đề cập đến một cách sơ sài, mờ nhạt và cũng chỉ phản ánh một số khía cạnh trong các văn bản có giá trị pháp lý cao nhƣ Luật 11

và Nghị định 12. Những văn bản điều chỉnh trực tiếp nhất chỉ là một số quyết định của Ngân hàng nhà nƣớc 13

và một số ngân hàng thƣơng mại nhƣ Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV)…

Nhƣ vậy là cũng nhƣ các nƣớc, chúng ta cần có một hệ thống quy định hoàn chỉnh điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C. Tuy rằng, bằng điều 4 của Quyết định 711 chúng ta đã thừa nhận việc áp dụng Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ của Phòng thƣơng mại quốc tế (theo phiên bản mà ngân hàng lựa chọn), nhƣng rõ ràng, chừng đó là chƣa đủ vì Quyết định 711 chỉ áp dụng cho Thƣ tín dụng trả chậm và quyết định này bỏ qua rất nhiều mảng hiện có ở Việt Nam.

III.1.2 Cở sở thực tiễn

11

Luật các công cụ chuyển nhƣợng 2005

12

Nghị định 64/2001/NĐ-CP về thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ; Nghị định 151/2006/N Đ-CP về tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu Nhà nƣớc….

13

Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001 về ban hành quy chế mở tín dụng nhập hàng trả chậm.

Trƣớc hết phải thấy rằng dù ở bất kỳ quốc gia nào thì nhu cầu có một hệ thống các quy định pháp luật về phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng cũng là hết sức cần thiết. Dù rằng trong thƣơng mại quốc tế nói chung và đối với vấn đề thanh toán quốc tế bằng thƣ tín dụng nói riêng, thì việc có phát sinh tranh chấp là không bao giờ chấm dứt. Tuy nhiên, việc có một hệ thống quy định đầy đủ và vận dụng nhuần nhuyễn, hiệu quả sẽ làm giảm số tranh chấp đi nhiều. Và nếu có nảy sinh tranh chấp thì thiệt hại với doanh nghiệp, với ngân hàng và với chính quốc gia đó sẽ bớt đi.

Trong thƣơng mại quốc tế, những tranh chấp về khi thực hiện phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng là rất phổ biến và đa dạng. Ta sẽ xem xét ví dụ dƣới đây về một tranh chấp tƣơng đối điển hình ở các nƣớc:

- Thứ nhất, trƣớc mắt chúng ta phải tìm cách hiểu và vận dụng tốt những quy định hiện có của pháp luật Việt Nam và các quy định mang tính thông lệ quốc tế (đặc biệt là các UCP và các phụ bản).

- Thứ hai, chúng ta phải rà soát và điều chỉnh các quy định hiện có để phù hợp hơn với các quy định mang tính quốc tế.

- Thứ ba, tích cực khẩn trƣơng ban hành thêm các văn bản điều chỉnh những vấn đề, lĩnh vực mà hiện quy định của chúng ta chƣa điều chỉnh đến.

- Thứ tƣ là phải tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết và nhận thức cả về pháp lý lẫn nghiệp vụ cho các ngân hàng và doanh ngiệp của Việt Nam.

III.2 Hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng

III.2.1 Các vấn đề tồn tại

Trƣớc hết ta phải thấy rằng, xu thế phát triển của phƣơng thức tín dung chứng từ ở Việt Nam là tất yếu vì :

- Thứ nhất, phƣơng thức tín dụng chứng từ có tác dụng thúc đẩy quá trình giao thƣơng với các quốc gia khác. Phƣơng thức này đặc biệt có ích cho Việt Nam, một quốc gia mà tính minh bạch của hoạt động tài chính chƣa cao và thói quen sử dụng các phƣơng tiên thanh toán hiện đại còn chƣa phổ biến.

Phƣơng thức này càng có giá trị nếu nhìn vào quy mô của doanh nghiệp Việt Nam, đó đa phần là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có nhiều hạn chế về vốn, kinh nghiệm, trình độ trong sản xuất và thƣơng mại. Do vậy khi

sử dụng phƣơng thức thanh toán bằng L/C, khả năng đƣợc bảo đảm về quyền lợi là cao hơn.

- Thứ hai, do sự xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ của thƣơng mại điện tử, nên xu thế tất yếu là phải phát triển những phƣơng thức thanh toán phù hợp với nó. Không những thế, bản thân phƣơng thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ cũng phải có sự biến đổi để phù hợp. Ngày nay, ngƣời ta đang chuyển dần từ việc sử dụng chứng từ một cách truyền thống sang sử dụng các chứng từ điện tử. Nhƣ vậy, yêu cầu đặt ra là phƣơng thức thanh toán bằng L/C cần có sự thay đổi cơ bản để phù hợp với sự phát triển của thời đại.

- Thứ ba, tác động của quá trình hội nhập tới mọi mặt đời sống kinh tế chính trị là rất lớn. Phƣơng thức thanh toán bằng L/C không nằm ngoài quy luật đó. Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập, dòng chảy thƣơng mại thế giới trở nên nhanh đến chóng mặt. Sức ép của sự cạnh tranh là rất lớn. Trong quan hệ thanh toán bằng L/C, sức ép đến với mọi đối tƣợng tham gia quy trình này. Các doanh nghiệp phải sử dụng nhuần nhuyễn để đẩy nhanh hoạt động của mình, quay vòng đồng vốn, bảo đảm quyền lợi…Các ngân hàng phải nâng cao trình độ để có thể cung cấp một dịch vụ hoàn chỉnh nhằm cạnh tranh với dịch vụ của các ngân hàng nƣớc ngoài…

Nhƣng cũng nhƣ một tất yếu, quá trình sử dụng phƣơng thức thanh toán này cho thấy vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại. Những vấn đề tồn tại lớn nhất đối quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng ở Việt Nam, nhƣ nêu và phân tích ở phần trên, đó là :

- Thiếu một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh. - Ý thức pháp luật chung của ngƣời dân chƣa cao.

- Kiến thức nói chung của doanh nghiệp và kiến thức pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng còn thiếu và yếu.

- Trình độ, sự phát triển và tầm vóc của các ngân hàng còn chƣa cao. Dẫn đến một loạt vấn đề khác nhƣ : chất lƣợng dịch vụ kém, trình độ của đội ngũ nhân viên còn chƣa tốt….

- Ngoài ra, còn một tồn tại có tính khách quan nữa là ngay bản thân các quy định quốc tế về thanh toán bằng Thƣ tín dụng hiện nay cũng không phải là đã hoàn chỉnh. Bản thân chúng ta cũng phải nghĩ đến việc tìm hiểu, sử dụng hiệu quả và tiến tới là có những đóng góp để hoàn thiện các quy định này.

Nếu xét riêng dưới góc độ kỹ thuật, thì trong quá trình thanh toán bằng Thư tín dụng hiện nay, có những tồn tại sau:

- Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ việc hiểu và vận dụng phƣơng thức này của ngƣời mua (ngƣời nhập khẩu).

- Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ việc hiểu và vận dụng phƣơng thức này của ngƣời bán (ngƣời xuất khẩu).

- Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ việc hiểu và vận dụng phƣơng thức này của ngân hàng mở L/C (ngân hàng của ngƣời mua). - Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ cũng nhƣ việc hiểu và vận

dụng phƣơng thức này của ngân hàng thông báo. Cụ thể nhƣ sau :

- Với ngƣời mua : Đó là là những vấn đề liên quan đến tranh chấp về hợp đồng thƣơng mại dẫn đến việc ảnh hƣởng tới quá trình thanh toán bằng L/C. Do đó, hợp đồng thƣơn mại cần phải đƣợc lập một cách chặt chẽ và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Ngƣời mua cũng phải tuyệt đối nhận thức rằng, giữa hợp đồng thƣơng mại và quá trình thanh toán bằng L/C là rất độc lập. Không thể ràng buộc chúng vào nhau cũng nhƣ không thể đem việc phát sinh tranh chấp về hợp đồng thƣơng mại mà từ chối nghĩa vụ thanh toán khi bên bán xuất trình đƣợc bộ chứng từ phù hợp. Do đó, ngƣời mua phải hết sức thận trọng khi hoàn thiện bộ chứng từ phù hợp cho ngƣời bán.

- Với ngƣời bán : Vấn đề chủ yếu là phải thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng thƣơng mại đã ký và chuẩn bị một bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp. Trong đó, ngƣời bán đặc biệt phải chú ý đến việc lập bộ chứng từ. Những tồn tại chủ yếu đối với ngƣời bán trong thực tế chính là việc lập bộ chứng từ không đầy đủ và phù hợp, có nhiều lỗi liên quan đến vận đơn, hóa đơn, chứng từ bảo hiểm…

- Đối với ngân hàng phát hành : Những tồn tại chủ yếu đối với ngân hàng phát hành ở Việt Nam chính là đôi lúc còn chƣa thực hiện tốt nghĩa vụ giải thích cho khách hàng mở L/C và đôi khi còn chƣa nhận thức đƣợc sự độc lập giữa hợp đồng thƣơng mại và L/C. Ngoài ra, tồn tại còn nằm ở trình độ của ngân hàng, đôi lúc còn chƣa kiểm tra và phát hiện đầy đủ những sai sót của bộ chứng từ.

- Đối với ngân hàng thông báo : vấn đề chủ yếu cũng là giúp ngƣời bán hoàn thiện bộ chứng từ và tƣ vấn đầy đủ cho ngƣời bán. Những tồn tại trong thực tế chủ yếu cũng nằm ở những công việc này.

- Ngoài ra còn một loạt các vấn đề tồn tại khác về nội dung và việc lập thƣ tín dụng nhƣ : cách hiểu về các thuật ngữ, áp dụng các quy định nhƣ thế nào…

Chính những tồn tại nêu trên cùng với những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế đất nƣớc đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C.

III.2.2 Hoàn thiện các quy định hiện hành

Nhƣ đã nêu và phân tích ở chƣơng II, ở Việt Nam cũng đã tồn tại một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng. Tuy

Một phần của tài liệu Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)