THƢ TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY II.1 Các quy định quốc tế điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C
II.1.1 Các UCP
Quyết định thành lập Phòng thƣơng mại quốc tế (dƣới đây viết tắt là ICC) đƣợc thông qua tại Hội nghị quốc tế về thƣơng mại, họp tại thành phố Atlantic- city vào tháng l0/1919, với sự tham gia của đại diện giới thƣơng mại và công nghiệp của 5 nƣớc Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý. Ngày 24/10/1919 ngày thông qua quyết định thành lập ICC đƣợc coi là ngày thành lập ICC. Tháng 6/1920, tại Pa-ri đă tiến hành họp Ðại hội sáng lập (Constituent Congress) ICC với sự tham gia của gần 500 đại diện của 5 nƣớc nói trên. Tại Ðại hội này, ngƣời ta đã thông qua Ðiều lệ, thành lập các cơ quan chức năng và quyết định lấy Pa ri làm trụ sở chính của ICC.
Hiện nay đã có hơn 130 nƣớc ở khắp các lục địa có đại diện ở ICC. Số hội viên của ICC gồm trên 10.000 hãng công ty tƣ nhân có hoạt động gắn liền với việc kinh doanh quốc tế (Intemational business) và gần 5000 tổ chức kinh tế (các liên doanh công nghiệp, các phòng thƣơng mại, các hiệp hội ngân hàng khác nhau …) liên kết, hợp hàng nghìn xí nghiệp kinh doanh tƣ nhân.
Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, nhƣ điều lệ qui định là: thông qua việc tác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thƣơng mại, công nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm cải thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa các nƣớc và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự hiểu biết tƣơng hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng để trên cơ sở đó "gìn giữ hòa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc".
Với mục đích và nhiệm vụ này, cộng với số lƣợng hội viên khá đông đảo, ICC có nhiều hoạt động có tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế và thƣơng mại thế giới. Và một trong những hoạt động của họ là tập hợp và đƣa ra các chuẩn mực về thanh toán bằng thƣ tín dụng trong các “Các quy tắc và thực hành thống nhất về thƣ tín dụng” và các phụ bản.
HIện nay trên thế giới, các chế định pháp lý chủ yếu điều chỉnh về Thƣ tín dụng chủ yếu tập trung trong “Các quy tắc và thực hành thống nhất về thƣ tín dụng” (UCP – The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits) - là tập hợp các tập quán và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín dụng, đƣợc soạn thảo bởi các nhà thực hành (chủ yếu là các ngân hàng) dƣới sự chủ trì của Phòng Thƣơng mại quốc tế (ICC) vào năm 1933. Theo ý kiến của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế) thành công nhất trong lĩnh vực thƣơng mại. UCP đã góp phần đơn giản hóa, hoà hợp các kỹ thuật và tập quán hoạt động ngân hàng ở các vùng khác nhau cũng nhƣ tạo ra chuẩn mực cho hoạt động thanh toán trong thƣơng mại quốc tế.
Với tƣ cách là một tổ chức phi chính phủ, Phòng Thƣơng mại quốc tế ban hành các UCP nhằm “làm cho việc buôn bán giữa các công ty của các quốc gia khác nhau thuận tiện hơn”, dựa trên nguyên tắc của ICC là “kinh doanh tự điều chỉnh”. Do đó, việc áp dụng các quy định của Các quy tắc và thực hành thống nhất thƣ tín dụng đƣợc quyết định bởi các bên trong giao dịch thƣơng mại và ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp ngân hàng trung ƣơng của một số nƣớc có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp để các thƣ tín dụng phải bị điều chỉnh bởi các UCP.
Ngoài ra, cần lƣu ý rằng dù cho UCP có thể đƣa ra giải pháp cho phần lớn các khó khăn trong lĩnh vực Thƣ tín dụng, các bên vẫn phải quy định luật áp dụng đối với hợp đồng cơ sở. Nếu không, luật quốc gia của ngân hàng phát hành thƣ tín dụng và của nơi thực hiện thanh toán thƣ tín dụng có khuynh hƣớng đƣợc áp dụng
UCP 500
Sau khi đƣợc sửa đổi nhiều lần vào các năm 1951, 1962, 1974 và 1983, bản áp dụng từ 1/1/1994 - xuất bản của ICC số 500 – là kết quả của công việc biên soạn sửa đổi từ 1989. Hiện nay, UCP 500 là bản đang đƣợc sử dụng trên thế giới và đƣợc đánh giá là mang nhiều ƣu điểm nhƣ thích ứng tƣơng đối tốt với những kỹ thuật mới, đặc biệt trong vận tải và truyền tin, thích ứng với tính xác thực của chứng từ cũng nhƣ với những thực tế mới phát sinh.
Theo Điều 1 của UCP thì “ Các quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993, Phòng Thƣơng mại quốc tế, xuất bản số 500 sẽ áp dụng cho tất cả các tín dụng chứng từ (bao gồm cả Thƣ tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các điều khoản này có thể đƣợc áp dụng) khi mà các điều khoản này là các bộ phận cấu thành thƣ tín dụng. Các điều khoản này ràng buộc tất cả các bên tham gia trừ phi có quy định khác rõ ràng trong thƣ tín dụng”.
UCP 500 gồm 7 phần 49 điều và là kết quả của rất nhiều lần sửa đổi trƣớc đó. UCP 500 đƣợc đánh giá là văn bản pháp lý rất có giá trị điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thƣ tín dụng.
Khác với luật quốc gia hay công ƣớc quốc tế, UCP 500 không đƣợc tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ mà mang tính chất tùy ý. Các bên có quyền lựa chọn sử dụng hay không sử dụng UCP 500 để điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Nhƣng khi các bên đã đồng ý áp dụng UCP 500 thì các điều khoản của UCP 500 sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia, trừ khi có sự thỏa thuận khác giữa hai bên, nhƣng sự thỏa thuận đó phải đƣợc quy định rõ ràng trong L/C.
UCP 600
Một điều khá đặc biệt nữa là một UCP mới ra đời không tuyên bố chấm
dứt hiệu lực của các bản UCP trước đó. Các bên tham gia giao dịch thƣ tín dụng
vẫn có quyền tự do lựa chọn áp dụng bất kỳ bản UCP nào chứ không phải chỉ là bản mới nhất. Tuy nhiên, do trong thực tế, bản mới nhất bao giờ cũng là bản hoàn chỉnh hơn, với sự cập nhật cao hơn tình hình thực tế nên các bên thƣờng lựa chọn sử dụng bản này. Vì vậy, một điều rất quan trọng khi dẫn chiếu đến các UCP là các ngân hàng và các bên phải chỉ rõ năm sửa đổi và số ấn phẩm. Ví dụ : “ Thư tín dụng này chịu sự điều chỉnh của Các quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín
dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993, ấn phẩm số 500 của Phòng Thương mại Quốc tế”.
Vào tháng 05 năm 2003, Phòng Thƣơng mại quốc tế (ICC) đã ủy quyền cho Ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice) bắt đầu nghiên cứu việc sửa đổi UCP 500. Cũng nhƣ những lần sửa đổi trƣớc, mục đích chính của lần sửa đổi này là để đáp ứng đƣợc sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã đƣợc sử dụng trong UCP để có thể loại bỏ những yếu tố có thể gây hiểu nhầm về mặt diễn đạt.
Khi bắt tay vào nghiên cứu, Ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng nhận thấy có rất nhiều chứng từ xuất trình theo thƣ tín dụng đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót. Điều này có ảnh hƣởng tiêu cực đến phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng vì tất yếu dẫn đến việc gia tăng chi phí do phải xử lý những vấn đề phát sinh. Điều đáng tiếc là nhiều khi lý do từ chối lại do những cách hiểu không rõ ràng hoặc không thống nhất về các thuật ngữ.
ICC đã cho triệu tập một Ban soạn thảo gồm 09 thành viên để nghiên cứu và sửa đổi UCP 500. Đồng thời, Ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng thành lập Ban cố vấn gồm 41 thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải đến từ 26 quốc gia trên thế giới. Và từ 01/07/2007, UCP 600 (với 39 điều khoản) đã có hiệu lực.
Tuy nhiên, do luận văn này đƣợc viết lúc UCP 600 mới có hiệu lực, vì vậy, về cơ bản, tác giả sẽ vẫn sử dụng UCP 500 nhƣ là một trong những văn bản pháp lý quốc tế cơ bản điều chỉnh vấn đề thanh toán bằng thƣ tín dụng trong thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, với những điều khoản, quy định quá bất cập, nếu cần, tác giả sẽ có sự so sánh đối chiếu cụ thể với những quy định mới có hiệu lực của UCP 600.
So với UCP 500, UCP 600 có một số thay đổi cơ bản như :
- Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 đƣợc bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “ Định nghĩa” (Definitions) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa nhƣ : Advising Bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirmation Bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…;
- Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm
việc ngân hàng” (five working days). Ở UCP 500, khoảng thời gian này đƣợc quy định không rõ ràng là “ Thời gian hợp lý” (reasonable time) và “ không chậm trễ” (without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ hợp lệ;
- Thứ ba, UCP 600 đƣa ra quy định mới về địa chỉ của ngƣời yêu cầu mở và ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng phải đƣợc thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng nhƣ trong L/C;
- Thứ tƣ, theo UCP 600, ngân hàng phát hành đƣợc phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng khi nhận đƣợc chấp nhận bộ chứng từ hợp lệ của họ.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số vấn đề chƣa đƣợc giải quyết trong UCP 600, chẳng hạn nhƣ quy định về chứng từ bất hợp lệ xuất trình theo thƣ tín dụng chuyển nhƣợng (Điều 38 UCP 600). Ngoài ra, còn chƣa phân biệt “one copy of” và “ in one copy”. Điều 17 (d) và (e) UCP 600 quy định :
“d. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ là “copies of” thì việc xuất trình bản gốc hay bản sao đều được chấp nhận.
e. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình nhiều bản chứng từ bằng cách sử dụng các cụm từ như “in duplicate”, “in two fold”, “in two copies” thì sẽ được thỏa mãn khi xuất trình ít nhất một bản gốc và những bản còn lại là bản sao, trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác.”
Theo ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of documents under documentary credits) – Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ, “one copy of” có nghĩa là “ một bản sao”, trong khi đó, “in one copy” có nghĩa là một bản gốc. Có lẽ để có đƣợc sự phân định rõ ràng hơn, chúng ta cần chờ lần sửa đổi ISBP tới.
Nhƣ vậy, về cơ bản UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ UCP 500 chƣa thực thiện đƣợc. Tất nhiên, bên cạnh những đó, còn nhiều vấn đề mà UCP 600 vẫn chƣa giải quyết đƣợc. Do đó, ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu, đúc rút thực tiễn để có những lần sửa đổi sau hiệu quả hơn.Sau khi UCP 600 ra đời và có hiệu lực từ 01/07/2007, ICC sẽ phải cập nhật eUCP, sửa đổi ISBP cho phù hợp với UCP 600.
II.1.2 eUCP và ISBP – các phụ bản của UCP eUCP
Ngày 24 tháng 05 năm 2000, Ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng (Ủy ban Ngân hàng) thuộc ICC đã họp tại Paris. Tại cuộc họp, Ủy ban đã nêu ra mục tiêu phát triển nghiệp vụ ngân hàng điện tử nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển thƣơng mại trên thế giới. Tại cuộc họp, các đại biểu cũng đã thảo luận về việc xây dựng cầu nối giữa UCP 500 và việc xử lý giao dịch bằng điện tử tƣơng đƣơng theo tín dụng chứng từ.
Ủy ban Ngân hàng đã thành lập tổ công tác, bao gồm các chuyên gia về UCP, về thƣơng mại, về kỹ thuật vận tải, về các vấn đề pháp lý…chuẩn bị cho sự ra đời ấn phẩm bổ sung UCP, nhằm đạt đƣợc sự toàn định và chuẩn mực trong dịch vụ Ngân hàng. Sau 18 tháng chuẩn bị, eUCP-một phụ bản của UCP, đƣợc coi là UCP 500.1 đã ra đời và có hiệu lực từ 02/2002. Từ đó đến nay, eUCP đƣợc thừa nhận, hoan nghênh và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Phải nói rõ, eUCP không phải là bản sửa đổi của UCP, mà là phụ bản (supplement) của UCP và đƣợc áp dụng khi xuất trình chứng từ điện tử và các chứng từ này hoàn toàn tuân thủ các quy định của UCP 500.
Một số điểm đáng lƣu ý liên quan đến eUCP :
- eUCP đã đƣa ra định nghĩa cho phép các thuật ngữ của UCP hiện hành (UCP 500) thích nghi với việc xuất trình chứng từ điện tử và các quy tắc cho việc cả UCP lẫn eUCP cùng đƣợc áp dụng. Có nghĩa là eUCP đƣợc soạn thảo nhằm áp dụng cho giao dịch mà : (i) toàn bộ chứng từ xuất trình theo thƣ tín dụng đều là chứng từ điện từ; và (ii) có cả chứng từ truyền thống (bằng văn bản) và chứng từ điện tử đƣợc xuất trình.
Mặc dù hiện tại thực tiễn giao dịch tín dụng chứng từ chƣa phát sinh việc xuất trình 2 loại chứng từ cùng một thƣ tín dụng nhƣng eUCP tạo ra sự chuyển tiếp hoàn thiện từ xuất trình chứng từ văn bản sang xuất trình chứng từ điện tử.
- eUCP không nêu ra những vấn đề về phát hành hay thông báo bằng điện tử các thƣ tín dụng vì vấn đề này đã có và đã đƣợc chấp thuận từ lâu. Các điều khoản của UCP 500 hoàn toàn không bị ảnh hƣởng bởi việc xuất trình chứng từ điện tử tƣơng đƣơng với chứng từ truyền thống nên không cần phải thay đổi. Nội dung của 2 ấn phẩm này hoàn toàn phủ kín những phát sinh trong thực tiễn của việc phát hành và thông báo thƣ tín dụng bằng kỹ thuật điện tử;
- eUCP đƣợc ấn hành và lấy số xuất bản là 1.0. Nó là một ấn phẩm có tính đặc thù cao, do vậy cần thiết phải đƣợc điều chỉnh, sửa đổi nhiều so với UCP theo sự phát triển của kỹ thuật điện tử viễn thông trên thế giới. Do vậy, lấy số hiệu Version 1.0 để có thể sau đó là Version 1.1 và Version 1.2…;
- eUCP đƣợc soạn thảo độc lập với kỹ thuật và hệ thống thƣơng mại điện tử đặc thù, nghĩa là nó không nêu ra hay định nghĩa về kỹ thuật hay hệ thống đặc thù mà trên cơ sở đó chứng từ điện tử đƣợc xuất trình. Kỹ thuật điện tử có thể phát triển rất nhanh mà các ấn phẩm của ICC không thể theo kịp nên eUCP chỉ đƣa ra những quy tắc của việc xuất trình, còn loại kỹ thuật hay hệ thống điện tử nào là do các bên liên quan tự quyết định. eUCP cũng không nêu ra loại dạng thức (format) nào là do các bên liên quan quyết định. eUCP cũng không nêu ra loại dạng thức (format) nào (thí dụ nhƣ email hay một trong các chƣơng trình tạo lập chứng từ nào đó) áp dụng việc chuyển thông điệp điện tử, mà các bên sẽ tự quyết định;
- eUCP gồm các điều khoản đƣợc lấy ký hiệu là Article e1, e2, e3….để phân biệt với điều khoản của UCP 500. Đối với những thƣ tín dụng xuất trình chứng từ điện tử (hoặc cả 2 loại), các bên phải ghi chú là eUCP.