chỉnh các quan hệ thanh toán bằng L/C.
Nhƣ đã phân tích ở trên, phƣơng thức thanh toán bằng Thƣ tín dụng là một trong những phƣơng thức rất hiệu quả trong hoạt động thƣơng mại, đặc biệt là thƣơng mại quốc tế. Để điều chỉnh tốt vấn đề này, để tạo ra hành lang pháp lý hoạt động cho các đối tƣợng liên quan, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Nhìn vào lịch sử, từ thời xƣa, dù có những lúc thăng lúc trầm, lúc mang tên này lúc mang tên khác, địa giới hành chính cũng có những xáo trộn qua từng giai đoạn, nhƣng chúng ta luôn là một nƣớc nông nghiệp. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi nhìn vào vị trí địa lý cũng nhƣ những đặc điểm tự nhiên, xã hội của Việt Nam.
Là một nƣớc nông nghiệp nên sự phát triển về thƣơng mại của Việt Nam là rất hạn chế. Dù có lúc chúng ta đã có những thƣơng cảng sầm uất nhất nhì khu vực với những mối quan hệ giao thƣơng với nhiều nền kinh tế lớn lúc bấy giờ, nhƣng có thể nói, chƣa bao giờ chúng ta có một nền thƣơng mại phát triển. Điều này dẫn đến một thiệt thòi là chúng ta không có dịp tiếp cận những thói quen, với những tập quán thƣơng mại quốc tế trên thế giới.
Cũng do đặc điểm của nền văn minh lúa nƣớc, chúng ta cũng không có một hệ thống pháp luật phát triển. Có ngƣời ví von Việt Nam trong thời kỳ bị đô hộ cũng nhƣ thời kỳ phong kiến là một ngôi làng lớn đƣợc tập hợp từ những ngôi làng nhỏ. Trong những ngôi làng đó, ngƣời ta ít cần luật thành văn mà chủ yếu điều chỉnh các quan hệ bằng những thói quen, tập quán sinh hoạt. Văn bản có giá trị cao và gần gũi nhất với ngƣời dân chính là các hƣơng ƣớc. Mỗi làng đều có một hƣơng ƣớc. Đó chính là tập hợp những quy ƣớc, những thỏa thuận của dân làng mà mọi ngƣời đều phải tuân thủ.
Sau này, các triều đình phong kiến của Việt Nam cũng có ý thức xây dựng các văn bản pháp luật nhƣng thành tựu cũng không nhiều. Các văn bản này còn khá đơn sơ và chủ yếu là các văn bản về hình sự với nội dung quan trọng nhất là
Bank A (Ngân hàng phát hành)
Bank C (NH thông báo và xác nhận)
tội và hình phạt. Hai bộ luật đáng chú ý nhất trong thời phong kiến ở Việt Nam chính là Bộ Luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long. Các lĩnh vực khác nhƣ dân sự, kinh tế không đƣợc chú trọng xây dựng văn bản.
Đến thời Pháp thuộc, ở Việt Nam cũng nhen nhóm hình thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Thời gian đó, Pháp là một trong những quốc gia phát triển mạnh đồng thời đây cũng là quốc gia có truyền thống về xây dựng văn bản pháp luật với nhiều thành tựu đáng kể. Ngoài ra, ngƣời Pháp muốn dùng hệ thống pháp luật để bình ổn, để dễ bề cai trị. Bởi vậy, dù hệ thống pháp luật lúc đó vẫn nặng về hình sự nhƣng đã có xuất hiện nhiều văn bản, quy định trong các lĩnh vực khác, nhƣ dân sự , kinh tế, thƣơng mại, ngân hàng…
Sau năm 1945, khi nƣớc nhà đã giành đƣợc độc lập, Đảng và Nhà nƣớc đã rất chú trọng xây dựng hệ thống pháp luật bởi nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống pháp luật đến sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. Hệ thống pháp luật chính là xƣơng sống, là điểm tựa cho sự vận hành của bất kỳ một nƣớc nào. Đến giai đoạn này, chúng ta đã cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đó có cả kinh tế, tài chính, ngân hàng, thƣơng mại…Tuy nhiên, do lúc đó chúng ta chƣa có nhu cầu nhiều về việc giao thƣơng buôn bán cũng nhƣ chƣa đó đủ trình độ về ngân hàng và thƣơng mại, nên phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng vẫn chƣa đƣợc biết tới và đƣợc sử dụng.
Nhƣ chúng ta đã biết, các văn bản pháp luật điều chỉnh về những mối quan hệ xã hội nào đó sẽ ra đời khi các điều kiện kinh tế xã hội chín muồi, khi nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ đó trở nên cấp bách và thiết thực.
Sau này, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế “non trẻ”, với sự xuất hiện của các ngân hàng cũng nhƣ nhu cầu giao thƣơng buôn bán trong và ngoài nƣớc, chúng ta mới dần dần có những văn bản điều chỉnh về quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng. (Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống văn bản này sẽ được trình bày kỹ hơn tại phần II.2).
Đến cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ 20, chúng ta bắt đầu có những văn bản đầu tiên. Nhƣng do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, suốt một thời gian dài, chúng ta cũng không có nhu cầu sử dụng phƣơng thức thanh toán này, cho nên kéo theo là cũng chẳng có nhiều những văn bản điều chỉnh nó, nếu không muốn nói là hầu nhƣ không có.
Phải cho đến giữa những năm 90 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của kinh tế nƣớc nhà và những nhu cầu giao lƣu kinh tế với các nƣớc khác, dần dần chúng ta mới có nhiều hơn những văn bản điều chỉnh về lĩnh vực này.
Nhƣ vậy có thể nói, trong bất kỳ một quốc gia nào, các quy phạm pháp luật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật này ra đời do yêu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh các mối quan hệ đó, hƣớng đến việc phát triển xã hội.
Pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng cũng vậy. Nó chính là cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng. Nó ra đời khi nhu cầu của xã hội trong việc điều chỉnh mối quan hệ này đã trở nên chín muồi và mục đích của nó là tạo ra một hành lang pháp lý cho mối quan hệ này tồn tại và phát triển.