Về quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 73)

Thứ nhất, cần nâng cao vai trò của của cơ chế tham vấn ba bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động , đảm bảo hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp lao động nói chung và hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài lao động nói riêng.

Vận dụng cơ chế ba bên trong giải quyết tranh chấp lao động là sử dụng kết quả hợp tác giữa ba bên để xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động, thiết lập các tổ chức, cơ quan giải quyết tranh chấp lao động theo cơ cấu ba bên (gồm đại diện nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động) và sử dụng kết quả hợp tác giữa ba bên để giải quyết các tranh chấp lao động

70

đã phát sinh thông qua các hình thức hoạt động của cơ chế này [20], trong đó có trọng tài lao động.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cơ chế ba bên trong hoạt động giải quyết tranh chấp lao động là một lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh là vấn đề quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nếu để mất đi lợi thế cạnh tranh sẽ không thể thu hút đầu tư. Hậu quả của việc không duy trì được tính cạnh tranh là kinh tế trì trệ và thu hẹp, người lao động mất việc làm, tỉ lệ thất nghiệp cao và mức sống của người dân thấp.

Pháp luật cần đưa ra quy định chính thức về cơ chế ba bên như là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động trong cơ chế thị trường, cũng như có những quy định cụ thể để nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn không chỉ trong thỏa ước tập thể mà trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, một vấn đề đang được coi là nhạy cảm trong quan hệ lao động hiện nay. Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh thêm vai trò và sự hỗ trợ chính trị của Đảng và hỗ trợ của Chính phủ là tối cần thiết để đối thoại xã hội ba bên có thể mang lại kết quả thiết thực. Sau khi sự phối hợp hành động này giữa ba bên nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đảng và Chính phủ để mang lại những kết quả đầu tiên, các tổ chức của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động có thể dần dần phát triển năng lực để quản lý các vấn đề của mình ngày càng độc lập khỏi sự can thiệp của Chính phủ

Thứ hai, cần nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động

giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài.

Hoạt động của tổ chức công đoàn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của hội đồng trọng tài và sự ổn định, hài hòa của các quan hệ lao động. Một thực tế tồn tại là đa số các cuộc đình công xảy ra hiện nay đều là

71

đình công bất hợp pháp, một phần nguyên do xuất phát từ bản thân tổ chức công đoàn, tổ chức công đoàn chưa thể hiện được hết vai trò của mình trong việc thuyết phục và chỉ đạo tập thể lao động khi tranh chấp lao động đã lên tới mức quyết liệt. Năng lực của nhiều cán bộ công đoàn con yếu kém, nhất là các kiến thức về pháp luật lao động thậm chí thiếu hiểu biết cả về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động. Tình trạng cán bộ công bộ công đoàn không thiết tha, tận tụy với công việc lẩn tránh sự đối đầu với người sử dụng lao động không còn là điều mới mẻ, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Trong thành phần của hội đồng trọng tài lao động có đại diện của tổ chức công đoàn, nếu đại diện của tổ chức công đoàn không làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài, từ đó ảnh hưởng đến các bên tranh chấp và có thể làm ảnh hưởng tới xã hội. Vì vậy, liên đoàn lao động Việt Nam cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ công đoàn để tương xứng với vị trí pháp lý là người đại diện cho người lao động trong hội đồng trọng tài và đảm nhận tốt sứ mệnh cao cả của giai cấp công nhân giao phó.

Thứ ba: hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động trọng tài từ phía các cơ

quan quản lý Nhà nước. Nhà nước không chỉ là một thành viên trong hội đồng trọng tài mà qua hội đồng trọng tài, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp kinh phí hoạt động cho hội đồng trọng tài. Trong suốt thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động đã rất tích cực trong việc thành lập và duy trì sự hoạt động của hội đồng trọng tài. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa cơ chế này, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động cũng cần phải khắc phục một số điểm:

72

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh là tổ chức chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức và chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về nghiệp vụ. Song mối liên hệ giữa Bộ lao động Thương binh và xã hội với hội đồng trọng tài lại chưa có quy định cụ thể. Nên bộ cần chỉ đạo thường xuyên hơn về chuyên môn nghiệp vụ cho hội đồng trọng tài tỉnh và quy định rõ mối quan hệ giữa Bộ và hội đồng trọng tài.

- Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra lao động, đặc biệt là tình hình giải quyết tranh chấp lao động để kịp thời phát hiện được các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, ngăn chặn các xung đột, mâu thuân và chấn chỉnh kịp thời nhưng thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan giải quyết tranh chấp lao động nói chung và hội đồng trọng tài nói riêng.

Thứ tư, nâng cao năng lực, phẩm chất của trọng tài viên

Phần lớn, trọng tài viên hiện nay thiếu những kiến thức cần thiết về lĩnh vực lao động nói chung và nghiệp vụ giải quyết tranh chấp lao động nói riêng, do vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết tranh chấp lao đông, đồng thời tạo sự thiếu tin tưởng của người lao động và người sử dụng lao động về hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Hàng năm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng chỉ có sự tham gia của thư ký hội đồng trọng tài, các thành viên khác chỉ tham gia một các hình thức.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng trọng tài thì trước hết mỗi trọng tài viên phải tự chú trọng bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm… để nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài. Các trọng tài viên cần phải tích cực, chủ động tham gia các lớp học bồi dưỡng kiến thức pháp luật lao động và các kiến thức nghiệp vụ có liên quan, tích cực giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trọng tài viên khác.

73

Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

trọng tài lao động.

Xét về mặt lịch sử, chúng ta không phải là một đất nước có truyền thống về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, mà mọi tranh chấp nói chung đều được giải quyết tại cơ quan công quyền. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, các mối quan hệ kinh tế - xã hội được xem xét trên tinh thần tập thể, vì lẽ đó mà các tranh chấp mang tính tranh tụng sẽ không được quan tâm vì nó đứng về quyền lợi riêng tư của các bên tranh chấp, như vậy có thể sẽ dẫn đến những mâu thuẫn với quyền lợi tập thể. Chính vì vậy, đã tạo ra một tâm lý chung không chỉ đối với nhà kinh doanh mà đối với tất cả mọi người là thường chỉ tin tưởng vào quyền lực của Nhà nước.

Tuy nhiên, nguyên nhân rất cơ bản khiến cho các doanh nghiệp không lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp trong thời gian vừa qua đó chính là sự yếu kém trong môi trường pháp lý, mà điển hình phải kể đến là chưa có cơ chế bảo đảm việc thi hành phán quyết trọng tài, chưa xây dựng được mối quan hệ giữa trọng tài và toà án.

Chính vì vậy, để phát huy vai trò của hình thức giải quyết tranh chấp này, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trọng tài lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động hiểu biết về tính chất ưu việt của trọng tài lao động so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác bởi kết hợp hài hoà được những ưu thế của các phương thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng, hoà giải, toà án.

Ngoài ra, cùng với việc tuyên truyền về bản chất, ưu thế của trọng tài cho người sử dụng lao động và người lao động, cần tăng cường kiến thức của các bên trong quan hệ lao động trong việc áp dụng các quy định của pháp luật trọng tài lao động nhằm từng bước thay đổi nhận thức và cách ứng xử của các bên trong việc sử dụng phương thức trọng tài để giải quyết các tranh chấp lao động.

74

Việc phổ biến và tuyên truyền pháp luật lao động hiện nay được tiến hành theo các hình thức: người sử dụng lao động phổ biến tới người lao động, Ban chấp hành công đoàn phổ biến tới người lao động, phổ biến kiến thức pháp luật lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực tế hiện nay cho thấy trong các đơn vị sử dụng lao động, người lao động thường không được phổ biến những kiến thức về pháp luật dưới bất kỳ một hình thức nào. Phần lớn các doanh nghiệp khi phổ biến kiến thức pháp luật lao động đến cho người lao động thì chỉ lựa chọn một số quy định quan trọng nhất của Bộ luật lao động để truyền đạt, và đối tượng được truyền đạt chủ yếu là người lao động mới được tuyển dụng vào doanh nghiệp. Việc phổ biến các văn bản dưới luật ít được các doanh nghiệp quan tâm. Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật lao động nói chung và kiến thức giải quyết tranh chấp lao động nói riêng (trong đó có việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài) thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, internet... Bên cạnh đó việc biên soạn các tài liệu hướng dẫn tìm hiểu các quy định pháp luật phải đảm bảo ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của người lao động.

Nhà nước cũng cần phải khuyến khích, phát triển hoạt động tư vấn pháp luật trong đó có pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài, vì đây sẽ là nơi cung cấp thông tin về pháp luật lao động đảm bảo độ chính xác cao cũng như đảm bảo tính cập nhật cho người lao động và người sử dụng lao động.

75

KẾT LUẬN

Trọng tài lao động là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp lao động được các nước trên thế giới sử dụng để ổn định quan hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh trọng tài lao động, Việt Nam và các nước trên thế giới còn sử dụng những phương thức khác để giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công như thương lượng, trung gian, hòa giải, quyết định chuyên gia, thẩm phán tư, phiên tòa án. Tuy nhiên, trọng tài lao động được nhìn nhận là một dạng đặc biệt và ưa chuộng nhất trong toàn bộ các phương thức đó.

Cho đến nay tất cả các tỉnh thành trong phạm vi cả nước đều đã thành lập hội đồng trọng tài. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động hội đồng trọng tài Việt Nam cho thấy hội đồng trọng tài chưa thực sự là một hệ thống hoàn thiện và nói một cách công bằng là còn nhiều hạn chế, bao gồm cả hạn chế về tổ chức và hoạt động. Điều đó có nguyên nhân từ nhiều phía: một mặt do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, pháp luật hội đồng trọng tài chưa thường xuyên và thiếu biện pháp hữu hiệu, mặt khác do chính các cơ quan TPLĐ, qua các biện pháp tổ chức và hoạt động của mình, chưa thực sự có những cải tiến và thiếu các biện pháp đồng bộ để nâng cao vai trò và hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

Để khắc phục tình trạng đó đồng thời để hội đồng trọng tài thực sự là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động được quan tâm và thực sự có ảnh hưởng lớn trong đời sống pháp lý lao động nói riêng và đời sống xã hội nói chung, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cả các biện pháp chung và các biện pháp tăng cường vai trò hiệu quả của các cơ quan hội đồng trọng tài, trong đó có các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt và các biện pháp có tính chiến lược, lâu dài.

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Phần Tiếng Việt

1. Bộ lao động thương binh và xã hội (2007), thông tư hướng dẫn về tổ chức

và hoạt động của Hội đồng trọng tài số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày

23 tháng 10 năm 2007, Hà Nội

2. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2008), 111 Câu hỏi – đáp và văn bản

pháp luật về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động,

NXB Lao động Xã hội, Hà Nội

3. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2006), Thủ tục hòa giải và trọng tài các tranh chấp lao động, Hà Nội

4. Bộ lao động Thương binh Xã hội (2010), Tài liệu tham khảo pháp luật lao

động nước ngoài, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Báo cáo kết quả công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005, Hà Nội.

6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2000), báo cáo tình hình thành lập

và hoạt động của hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh nhiệm kỳ (1997- 2000), Hà Nội

7. Bộ lao động Thương binh Xã hội (2009), Báo cáo tổng kết 13 năm thực

hiện Bộ luật lao động, Hà Nội.

8. Bộ Lao động Thương binh xã hội (2011), Báo cáo tình hình đình công và

giải quyết đình công năm 2010, Hà Nội.

9. Bộ Lao động Thương binh xã hội (2012), Báo cáo tình hình đình công và

giải quyết đình công năm 2011, Hà Nội.

10.Bộ Lao động Thương binh xã hội (2012), Báo cáo tình hình đình công và

77

11.C,Mac: Tư bản, quyền thứ nhất,t1,NXB Sự thật , Hà Nội 1973, tranh chấp

lao động.

12. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1947), Sắc lệnh số 29

ngày 12 tháng 3 năm 1947.

13.Chính phủ, nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động số

133/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007, Hà Nội.

14.Hội đồng bộ trưởng (1992), Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của

pháp lệnh hợp đồng lao động số 165/HĐBT ngày 12 tháng 5 năm

1992, Hà Nội.

15.Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ

(2011), Đặc san về 15 năm thi hành bộ luật lao động, kết quả đạt được

và những vấn đề đặt ra, Hà Nội

16.Hội đồng trọng tài lao động TP Hồ Chí Minh (2000), báo cáo công tác hội

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)